Tuesday, September 11, 2012

5 Loại Vi trùng và Vi Khuẩn nguy hiểm nhứt

Hạng 5 - Vi trùng Bacillus anthracis (họ Bacillaceae)
Gây bịnh than "Anthrax", người bị nhiễm không chữa trị kịp thời 90% dẫn đến tử vong. Anthrax tiếng Hy lạp nghĩa "than" (cục than) vì khi người nhiễm bịnh chết thì lá lách và những chổ nhiễm khuẩn trên cơ thể chuyển đen, máu ứa ra cũng đen.
Vi trùng có dạng hình que hoặc hợp lại thành chuỗi có khúc như cây tre, bào tử có đường kính khoảng 1μm và dài từ 2 đến 4μm, hiện diện khắp nơi trên mặt đất. Bào tử có thể tồn tại hàng chục thậm chí hàng triệu năm (cô lập từ ruột một con ong bị kẹt trong Hổ phách/Amber, bào tử phân mầm trở lại). Bịnh chủ yếu truyền từ các thú vật ăn cỏ, thú móng guốc, móng chẻ như trâu, bò, heo, cừu, dê, ngựa, lừa, hươu, nai, lạc đà. Khi súc vật ăn vi trùng vào, chúng sinh sản ở cuống họng và ruột già của con thú, hoặc con thú hít vi trùng vào phổi hoặc bị nhiễm trùng qua vết thương hoặc vi trùng ẩn trong lông, da của thú chờ đợi cơ hội. Khi người ăn thịt thú nấu nướng chưa chín hẳn, hoặc khi trên người có vết thương và chạm vào súc vật bị nhiễm vi trùng hoặc hít thở vi trùng, chúng đi vào phổi, tế bào bạch cầu bao bọc lấy vi trùng và đẩy chúng đến các hạch bạch huyết, ở đó vi trùng sẽ hoạt động trở lại, phân tán vào máu thải chất độc phá hủy thành của mạch máu và làm hệ thống phòng thủ của cơ thể suy yếu đi. Thành mạch máu sẽ bị bào mỏng, máu sẽ chảy xuyên mạch máu và tràn khắp nơi, các bộ phận nội tạng bị mất máu. Nếu nhiễm trùng qua vết thương, trong vòng ba ngày tại nơi nhiễm trùng sẽ xuất hiện những "ổ" nhiễm trùng với vùng bị lỡ loét có mủ và sau đó vào trong cơ thể gây nhiễm trùng máu.
Nếu phát hiện sớm khoảng không quá một tuần, khi vi trùng còn chưa lan tràn có thể chữa trị bằng thuốc trụ sinh. Nếu phát hiện trể, khi độ nhiễm vi trùng quá cao và chúng đã thải ra quá nhiều độc tố thì thuốc kháng sinh không còn hiệu nghiệm.
Tùy theo bị nhiễm theo dạng nào thí dụ nhiễm qua vết cắt, vết thương, qua da,... bịnh có các triệu chứng như ngứa ngáy nơi chổ da bị nhiễm, sau đó lở loét chổ ấy nhưng không đau, nước mủ vàng chảy ra, hạch gần chổ bị nhiễm sưng lên. 
Nhiễm qua đường hô hấp rất khó chẩn đoán. Người bịnh có triệu chứng tương tự bị cúm, viêm phổi, bắt đầu ho, sốt, cảm giác mệt mỏi toàn thân, sau đó sẽ bị khó thở, ho ra máu. Tỷ lệ tử vong rất cao (80% đến 100%) và rất nhanh. 
Nhiễm qua đường bao tử, đường ruột, người bịnh bị đau bụng dữ dội, nóng cao, tiêu chảy có máu, ói mửa, nhiễm trùng máu, chảy máu nội tạng dẫn đến từ vong. 

Hạng 4 - Vi khuẩn Orthopox variola (họ Poxviridae)
Bịnh đậu mùa được phân biệt làm hai loại: Variola major (đậu mùa thật) và Variola minor (Alastrim variola đậu mùa trắng), loại major nguy hiểm hơn vì độ tử vong cao.
Vi khuẩn Variola major gây bịnh đậu mùa "Smallpox", bịnh nguy hiểm vì vi khuẩn truyền nhiễm cực kỳ nhanh qua nước miếng, mủ của người bịnh, vật dụng đồ đạc bị dính vi khuẩn. Truyền nhiễm không qua trung gian của thú hoặc côn trùng, mà chỉ truyền nhiễm từ người qua người.
Ở thế kỷ thứ 20 dịch đậu mùa "đen" haemorrhagic smallpox hoành hành gây thiệt mạng 500 triệu người, 90% đến 100% người nhiễm khuẩn bị tử vong. 
Khi vi khuẩn đột nhập được vào cơ thể, trước tiên chúng sẽ tấn công các hạch bạch huyết, lá lách và tủy từ đó chúng sinh sản trong tế bào chất của tế bào, sau đó chúng phá hủy tế bào chủ và lan nhiễm gây ra triệu chứng tương tự cúm: sốt, nhức mình mẩy, sưng và đau ở hệ thống hô hấp. Kế tiếp, vi khuẩn vào đường máu, niêm mạc và tiếp tục sinh sản. Sau đó khắp nơi trên thân thể người bịnh phát ban, nổi mọng mủ, bên trong xuất huyết nội tạng dẫn đến tử vong chỉ trong vài ngày.
Hiện tại vẫn chưa có cách điều trị hiệu quả cho bịnh này.
Nhờ cách ngăn chận vi khuẩn bằng phương pháp chích ngừa nên kể từ năm 1980 trên thế giới được coi là không có dịch đậu mùa xuất hiện nữa. Các nước đã bãi bỏ luật buộc tiêm chủng vì các biến chứng phụ do chích ngừa có thể gây ra, vì vậy những người sanh sau hoàn toàn không được bảo vệ trước vi khuẩn này, những người lớn tuổi đã từng được chích ngừa cũng chỉ được bảo vệ một phần vì 3 năm sau khi chích ngừa thì sự miễn nhiễm đã giảm dần.
Vi khuẩn gây bịnh đậu mùa vẫn còn tồn tại trong thiên nhiên. 
Ở hai nơi còn "chính thức" tồn trử vi khuẩn để thí nghiệm, nhốt chúng dưới nhiệt độ -100°C, một ở Novosibirsk Liên xô và một ở Atlanta Mỹ (Centers for Disease Control and Prevention).

Hạng 3 - Vi trùng Yersinia pestis (họ Enterobacteriaceae)
Bịnh dịch hạch được phân biệt làm ba loại:
- Dịch hạch thể hạch Bubonic plague với triệu chứng các hạch bị sưng, bịnh nhân bị sốt, ớn lạnh và thân thể suy nhược, có thể tiến triển gây ra các triệu chứng dịch hạch thể nhiễm trùng máu và dịch hạch viêm phổi.
- Septicemic plague, dịch hạch thể nhiễm trùng máu với triệu chứng sốt, ớn lạnh, đau bụng, xuất huyết dưới da, huyết áp thấp, và có thể tiến triển thành dịch hạch thể phổi.
- Bịnh dịch hạch viêm phổi Pneumonic plague có triệu chứng đau ngực, khó thở, ho ra đờm có máu, sốt, nhức đầu, thể này nghiêm trọng nhứt, nhưng cả ba loại đều nguy hiểm vì sát xuất tử vong cao và nhanh.
Vi trùng Yersinia pestis gây bịnh dịch hạch "Plague" truyền nhiễm sang người qua bò chét hút máu các con vật bị nhiễm bịnh như loài gặm nhấm: chuột, loài động vật sống hoang dã: sóc, chồn, thỏ. Bịnh sau đó truyền từ người sang người qua việc va chạm trực tiếp hoặc qua đường hô hấp như hít các giọt chất dịch của người bịnh. Khi vi trùng vào được cơ thể của người, chúng tấn công và phá hủy các hạch, thải độc tố và đi vào đường máu làm chảy máu nội tạng. Bịnh dịch hạch nếu phát hiện sớm có thể cứu bằng thuốc trụ sinh. 
Bịnh dịch hạch Bubonic plague "Black Death" năm 1347-1352 đã giết chết 75 triệu, 1/3 dân số của người Châu Âu, sử sách có ghi: "Ở khắp nơi, người sống không có đủ để chôn cất người chết".
Năm 1894, hai nhà nghiên cứu: bác sĩ kèm tiến sĩ về vi trùng học Alexandre Emil Jean Yersin (1863-1943) người Thụy sĩ gốc Pháp và bác sĩ kèm tiến sĩ về vi trùng học người Nhựt Shibasaburō Kitasato (1853-1931) đã gần như cùng một lúc miêu tả vi trùng có trong cơ quan của người đã chết vì bịnh dịch hạch. Yersin là người đã kết nối giữa chuột và binh dịch hạch do đó vi trùng được đặc tên của ông. Vào năm 1898 bác sĩ kèm tiến sĩ sinh vật học người Pháp Paul-Louis Simond (1858-1947) phát hiện nguồn lây bịnh là con bò chét.
Hiện nay, hàng năm vẫn còn có khoảng 2000 người chết vì bịnh dịch hạch. 

Khi đi dạo, bạn nhìn thấy con thú bị chết, bạn đừng nên đến gần chúng hoặc phòng chống bịnh bằng cách uống thuốc kháng sinh ngay sau khi tiếp xúc với người bị nhiễm bịnh.

Hạng 2 - vi khuẩn HIV

Vi khuẩn nguy hiểm hạng 1 - Ebola virus
Chi vi khuẩn Ebola thuộc họ Filoviridae, bao gồm 5 loài và 14 tiểu loại. Ebola là tên một con sông ở nước Zaire nay là cộng hòa dân chủ Congo.
Vi khuẩn gây bịnh sốt xuất huyết Ebola. Vi khuẩn được phát hiện lần đầu vào năm 1976, xuất xứ từ Congo và Sudan sau đó lan ra cộng hòa Gabon, Cốt-Đi-Voa (Ivory Coast), Nam Phi. Mới đây, vào tháng 7 năm 2012 dịch xuất hiện tại Uganda. Dịch truyền từ máu bị nhiễm khuẩn của khỉ và dơi, truyền nhiễm từ người sang người qua nước miếng, mủ, chủ yếu qua máu của người bị nhiễm khuẩn.
Bắt đầu sau hai, ba ngày hoặc có thể đến sau ba tuần, người bị nhiễm vi khuẩn có các triệu chứng sốt, ớn lạnh, đau nhức đầu, không muốn ăn, ngoài ra còn bị ói mửa, tiêu chảy, đau bụng, đau ngực, cuối cùng xuất huyết nội tạng nhứt là trong phổi và bao tử, ói mửa ra máu, ho ra máu, ra máu ở mắt và da. Sau khoảng 5 ngày phát ban, xuất huyết toàn thân. Trong vòng 9 ngày từ khi phát hiện triệu chứng sẽ dẫn đến tử vong với tỷ lệ là 90% đến 100%. Hiện tại không có thuốc phòng ngừa hay thuốc chữa trị sốt xuất huyết Ebola.

***

Dengue fever hay Breakbone fever. Sốt xuất huyết vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, do vi khuẩn Dengue gây ra, vi khuẩn Dengue thuộc họ Flaviviridae, truyền nhiễm duy nhứt chỉ qua muỗi sọc trắng (vằn trắng, chấm trắng) Stegomyia aegypti, Aedes albopictus, đặc điểm của muỗi này là chúng có những chấm trắng ở mình, chân và giữa đầu, chúng hoạt động ban ngày. Thời gian bị nhiễm cho đến phát bịnh khoảng từ 2 ngày đến 1 tuần.
Sốt xuất huyết dạng thông thường, người bịnh bị sốt có thể lên đến 41°C, triệu chứng như bị cúm: nóng lạnh, mỏi cơ bắp, nhức đầu, nhức khớp, nhịp tim đập chậm, phát ban, hạch, lá lách, gan bị sưng. Sau vài hôm (khoảng 2-3 ngày) bớt sốt nhưng sau đó 1 hay 2 ngày thì sốt cao trở lại.
Hemorrhagic form - Sốt xuất huyết ở trẻ em hoặc người lớn bị nhiễm khuẩn lần thứ hai nguy hiểm hơn do chảy máu nội tạng, ói ra máu, tiêu chảy ra máu, mê man, sốc, xác suất tử vong cao.
Hiện nay vẫn chưa có thuốc để diệt vi khuẩn, chỉ có cách điều trị các triệu chứng do chúng gây ra và người bịnh phải tuyệt đối nghỉ ngơi dưỡng sức.
Hy vọng thập niên sắp tới sẽ có thuốc ngừa (Dengue vaccine) chống được con vi khuẩn này.

Để bảo vệ cơ thể trước những con vi trùng và vi khuẩn nguy hiểm "phòng bịnh hơn chữa bịnh":
- Giữ thân thể khoẻ mạnh, tăng cường hệ thống miễn dịch để cơ thể có sức đề kháng chống lại vi trùng vi khuẩn.
- Tránh xa các nguồn nghi ngờ bị nhiễm khuẩn.
- Chích ngừa nếu có thể.
- Tránh lạm dụng trụ sinh và tránh ăn những súc vật bị chích trụ sinh.
- Vệ sinh: rửa tay bằng xà bông sau mỗi lần đi nhà vệ sinh, rửa tay trước khi chuẩn bị thức ăn, rửa tay trước khi ăn. Không gắp thức ăn chung đụng với các người khác.
- Nếu đến những nơi không vệ sinh hoặc nơi có nhiều vi trùng vi khuẩn hoặc những lúc bịnh dịch lan tràn, nên đem theo chai cồn nhỏ để tẩy trùng ngoài da cho mình. 

Kim Long sưu tầm

No comments:

Post a Comment

*********************************************************
Cảm ơn bạn đã ghé kimlong9999.blogspot.com
Bạn có yêu cầu hay ý kiến gì không?
Bạn vui lòng để lại đôi lời nhận xét để trang
ngày càng hoàn chỉnh hơn.

NHẬN XÉT SẼ CHƯA ĐƯỢC ĐĂNG NGAY !

Nếu không thích hiển thị TÊN
thì hảy chọn hồ sơ Anonymous "Ẩn danh"
rồi nhấn "Đăng nhận xét".
Nhấn thêm lần nửa nếu có thông tin báo lỗi.
KimLong9999 chúc bạn một ngày thật đẹp và vui vẻ.
*********************************************************
Thank you for your visit and welcome to our blog!
Take a moment and look around.
Let us know what you think about this blog by leaving a comment.
YOUR COMMENT NEEDS TO BE APPROVED
BEFORE IT WILL APPEAR.
THANKS EVERYONE FOR PATIENTS.
Have a nice day.
* KimLong9999 *
*********************************************************
Vielen Dank für den Besuch!
Sie können Ihre Kommentare und Anregungen hier hinterlassen.
DIE KOMMENTARE WERDEN MODERIERT
und WERDEN NICHT SOFORT ANGEZEIGT.
Bitte haben Sie etwas Geduld!
Einen schönen Tag noch...
* Bạch Kim *
*********************************************************
Merci pour votre visite!
Vous pouvez laisser vos commentaires et suggestions ici.
LES COMMENTAIRE DOIT ÊTRE APPROUVÉ AVANT D'ÊTRE AFFICHÉ.
Je vous remercie beaucoup pour votre patience!
Bonne journée.
* KimLong9999 *
*********************************************************
ご訪問ありがとうございます!
ここにあなたはあなたのコメントや提案を残すことができます。
コメントはすぐには表示されません。
辛抱してくれてありがとう。
良い一日を!
*********************************************************

Kim Bạch Kim 鉑 Thơ Đường Luật Chuyện ngắn sáng tác Chuyện vui Đố vui Phong Thủy Tin Tức

Danh Mục kimlong9999.blogspot.com

Lịch ngày Ta Phong Thủy 3 Toa Thuốc, Rượu Bổ Dương: Thốc Kê Hoàn, Thần Tiên Tửu, Thung dung Xà Sàng Tửu Trúng Số Độc Đắc Khui Luôn Jackpot Lời Than Theo Gió Nấu Ăn Kiều đoạn cuối Đố vui Video Hài Architecture Tình Sử Huyền Trân Chế Mân Tên Giang Hồ Tóm Tắt Nội Dung Một Số Phim Hay herald sun news Phim List Nhạc Việt newsweek Vị Trí Mụt Ruồi và Tướng Số Thơ Sưu Tầm Truyện Kiều đoạn đầu abc news daily mail news Tin Tức - Kiến Thức Đàn Ông Thua Chó Chuyện Vui Máy Mắt Đoán Điềm Chuyện Ngắn Kim Bạch Kim Đoạn Trường Tương Tư Anh Hùng Việt English Số Đề Korea Music Nguyễn An Kiến Trúc Sư Tài Ba Xây Tử Cấm Thành Trung Quốc Đọc và Suy Ngẫm cnn news Đồng tình luyến ái của các Hoàng đế trong lịch sử tàu Trăng thề vườn Thúy ** Phận Kiều ♥ Đường Luật Kim Bạch Kim ♥ Chung Một Mái Nhà Đoán Số Mệnh Pha Lê & Thủy Tinh Tiếng Việt Nam Bắc Con Gái Ba Miền Bắc Trung Nam Truyền Thuyết Quỳnh Hương Phụ Nữ Việt Nam Đáng Được Khâm Phục Những Món Ăn Kinh Khủng Nhứt Thế Giới Ý Nghĩa của Kim Bạch Kim - khác biệt giữa Vàng - Vàng Trắng - Bạch Kim Quang Trung Nguyễn Huệ Đại Phá Quân Thanh Cúm Heo Thuốc Ngừa và Thuốc Trị Vi Khuẩn H1N1 Tri Kỷ Chơi Cờ Uống Rượu Ý Nghĩa của Biểu tượng chính thức trang http://kimlong9999..blogspot.com Nguyệt Đùa Bạn Heo Vài Món Ăn Đặc Biệt Miền Nam - Trung - Bắc Việt Nam 21.12.2012 Ngày Tận Thế? Kim Cương & Hột Xoàn

Popular Posts

this is a Non-Profit non-commercial website Trang không vụ lợi không buôn bán Không Quảng Cáo