Tuesday, July 14, 2009

Danh Sách Những Cây - Bông - Trái - Rau - Dược Thảo Tiếng Khoa Học - Botany

*** những cây, bông ghi màu xanh lá cây là dược thảo ***
Silhouette Rod Of Asclepius
*** Nhấn một lượt 2 nút Ctrl và F để tìm dược thảo ***

* L. = Carolus Linnaeus người sáng lập nghành phân loại học, xếp loại và hệ thống hóa các loại động vật và thực vật.

Bách Hợp - Lilium browii, họ Liliaceae. Các tên khác Bulbus Lili - Bai he 百合
Bộ phận dùng, vẩy, tép, củ. Không nên lầm lẫn với vẩy tỏi voi, cây loa kèn đỏ (Amaryllis bellodena, họ thủy tiên), vẩy nghi, vẩy Hải thông (Urginea maritima, thứ này giống vẩy Bách hợp nhưng nhỏ hơn, ít chất nhớt, nếm hơi cay, uống vào sẽ bị say). Bách hợp vị đắng, tính hơi hàn. Vào kinh Tâm, Phế. Tác dụng nhuận Phế, trị ho, định Tâm, an thần, thanh nhiệt, lợi tiểu. Chủ trị ho lao, thổ huyết, đau tim, phù thũng, đau cổ họng, đau bụng. Ngày dùng từ 10 - 12 g. Cách bào chế: đào củ, rửa sạch đất cát, phơi hơi se se, tách ra từng vẩy, tép, phơi khô hoặc nhúng qua nước sôi, phơi khô. Theo kinh nghiệm Việt Nam: thường dùng sống, cũng có khi sao qua.
Kiêng kỵ: không được dùng trong các trường hợp ho do phong, hàm xâm nhiễm hoặc tiêu chảy do TỳVị bị hàn.

Bách Lý Hương - Thyme

Chữa các bịnh thuộc hệ thần kinh.
Giúp bài tiết tốt: rễ Hương lau hay Hương Bài (
Vetiveria zizanioides / họ Poaceae Graminea), Đại hồi, Thông*, Bách lý hương.
- Rễ cỏ Hương Lau, Hương Bài có dạng rễ sợi, không có căn hành, không bò lan, thân rễ đan xen nhau. Do đó rễ cỏ Hương lau không mọc trãi rộng đến 2,5m sau2 năm trồng, mà rễ cắm thẳng ăn sâu vào trong đất 3-4m, kể cả rễ chính, rễ phụ. Rễ có chứa tinh dầu, nhứt là sau 18 tháng trồng, khoảng 2-2,5% tinh dầu trong trọng lượng khô.
- cỏ Hương Lau, cỏ Mần Trầu (Eleusina indica), Nghể Nước (Polygonum hydro piper) 3 loại cây cỏ hút chất ô nhiễm trong môi trường, làm hàng rào chống xói mòn, lở đất.
Sát khuẩn: Bạc hà, Bạch đàn chanh - Khuynh diệp (Eucalyptus citriodora / họ Myrtaceae), Hương nhu trắng 學名 (Ocimum gratissimum Linn), gỗ Pơmu (Fokienia hodginsii /Cupressus hodginss Dunn), Thông, Trầu không (Piper betle / Betel pepper / họ Hồ tiêu Piperaceae), Tràm trà tea tree oil (Melaleuca altermifolia), Vỏ quế, Bách lý hương.
* Vỏ cây Thông: vị thuốc chống mệt mỏi. Thông thường được cho vào thang thuốc từ 15-30 g.
* Khuynh Diệp: Dầu dùng để xoa bóp, làm dịu đi vết phỏng, mụn nhọt hay các bịnh khác về da. Ngoài ra còn sử dụng chữa đau khớp xương, bịnh suyễn.

Bạch Chỉ - Angélique - Angelica dahurica
Chủ dược của Kinh Dương Minh, vì mạch này chằng trên mặt, cho nên Bạch Chỉ chủ chữa trị các chứng bịnh ở mặt: nhức đầu, nhức răng đau chưn răng, mắt mờ, chóng mặt, mi mắt đau nhức, da mặt sần sùi, mụn nhọt. Ngoài ra giải trừ phong thấp, ngứa lở, giảm đau.
Chú ý: người nào huyết nhiệt, có hư hóa không nên dùng.
Mùa thu, khi lá úa vàng, đào Bạch Chi cắt bỏ cành, dùng thân và rễ, tránh làm sây sát vỏ và gãy rễ, rữa sạch đất, xắc nhỏ. Không lấy rễ khi bông đã có hột. Có thể phơi ngay hay xông diêm sinh, hay cho vô khạp có vôi đậy kín một tuần mới lấy ra phơi hay sấy khô.

Bạc Hà (Rau Húng Cây) - Mentha haplocalyx Briq / Herba Menthae / Marrube, Horehound, Peppermint
Toàn bộ cây cả lá thu hái quanh năm, phơi khô trong bóng mát và xắc nhỏ. Trừ phong nhiệt, tỉnh thần và sáng mắt, tăng khí ở can. Liều dùng: 2 - 10 g
Triệu chứng như sốt, nhức đầu, đau họng, đỏ mắt: dùng phối hợp Bạc hà với Cát cánh (Platycodon grandiflorus), Ngưu bàng tử (Arctium lappa L.), Cúc hoa (Chrysanthemum morifolium).

Sởi giai đoạn đầu có ban nhẹ: dùng phối hợp Bạc hà, Ngưu bàng tử và Cát căn (Pueraria thompsoui bent).
Ứ khí ở can, triệu chứng tức và đau ngực và vùng xương sườn: dùng phối hợp Bạc hà, Bạch thược (Paeonia lactiflora), Sài hổ (Bupleurum chinense) dưới dạng Tiêu dao tán.

Bạch thược còn có tên là Mẫu đơn trắng. Bạch thược có vị chua, đắng, hơi chát. Có tác dụng dưỡng huyết, điều kinh, giảm đau, tiêu viêm, lợi tiểu, an thần. Công dụng: chữa đau bụng, tả lỵ, lưng ngực đau, tay chưn nhứt mỏi, nhức đầu, hoa mắt, nghẽn mạch não, kinh nguyệt không đều, bế kinh, rong kinh, mồ hôi trộm, tiểu tiện khó, bảo vệ tế bào gan, tăng lượng máu dinh dưỡng cơ tim, điều chỉnh miễn dịch cơ thể. Liều dùng: 6 - 12g / ngày.

nấm Bạch Linh - 茯 苓 Poriae cocos Wolf, họ Polyroraceae. Tên khác: Bạch Phục Linh
là một loại nấm mọc ký sinh trên rễ cây Thông. Nấm Bạch Linh cắt ngang có rễ thông ở giữa gọi là Phục Thần có tác dụng an thần, nếu ruột màu trắng là Bạch Phục Linh, nếu có màu hồng xám là Xích Phục Linh. Vị ngọt-lạt, tính bình. Vào kinh Tâm, Phế, Thận, Tỳ, Vị. Tác dụng lợi thủy, kiện tỳ, an thần, nhuận táo, sinh tân. Chủ trị các chứng tiểu khó và ít, phù, chứng đàm ẩm, vùng ngực khí tức, ho hen, lâm lậu, tỳ khí hư nhược, hồi hộp, mất ngủ. Vỏ là Phục Linh bì. Ngày dùng 12 - 40 g.
- Làm hoàn tán thì nấu sôi lên vài dạo, xắc nhỏ, phơi khô. Khi dùng tẩm sữa đồ lên mà dùng.
- Theo kinh nghiệm VN: Ngâm nấm một ngày rửa sạch, gọt bỏ vỏ, đồ lên xắc mỏng 2-3 ly, phơi khô hay sấy khô. Khi dùng sắc với thuốc thang.
- Hoặc sau khi phơi khô tán bột, khi thuốc thang đã sắc được rồi thì cho vào nước sắc mà uống thì có tác dụng hơn vì Pachymose không tan khi sắc.
- Vỏ nấm: rửa qua, phơi khô.
Để nơi mát, khô ráo, đậy kín, không nên để quá khô, quá nóng vì dễ bị nứt vụn và mất tính chất dính.
Chú ý: Phục thần là một loại với Bạch linh, chỉ khác là nấm này mọc bao quanh rễ, do đó ở giữa có lõi rễ cây thông dùng làm thuốc trấn tĩnh, an thần nhập kinh tâm. Cách bào chế cũng như Bạch linh. Xích linh cũng là một loại với bạch linh nhưng thịt đỏ, do lâu năm mà hóa thành, dùng trị các chứng ngoại cảm. Cách bào chế cũng như Bạch linh.
Kiêng kỵ: âm hư mà không thấp nhiệt thì không nên dùng.

Bạch Mao Căn Rhizoma imperatae Cylindricae. Mao Căn là rễ của cây Cỏ Tranh - Imperata cylindrica, họ Poaceae
Bộ phận dùng: Thân rễ - Rhizoma imperatae, thường gọi là Bạch mao căn. Bông cũng được dùng.
Nơi sống và thu hái: Thu hái thân rễ quanh năm rửa sạch, txắc nhỏ, phơi khô.
Tính vị, tác dụng: Thân rễ Cỏ tranh có vị ngọt, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, giải nhiệt, chỉ huyết, mát huyết. Nếu phối hợp với mía nấu thành nước lại có tác dụng thanh lương, trừ thấp, giải độc. Nếu sao vàng thì thông tiểu, làm ra mồ hôi và giải độc.
Công dụng: Thường dùng trị sốt nóng khát nước, sốt vàng da mật (hoàng đản), tiểu tiện ít, tiểu đau, tiểu dắt, đi tiểu ra máu, ho thổ huyết, chảy máu cam. Rễ và thân rễ dùng trị sỏi niệu, tiểu ra máu, bạch đới. Dùng trị cao huyết áp. Bông dùng trị nôn ra máu; nếu sao cháy rồi sắc hay hãm uống làm thuốc cầm máu. Ngày dùng 12-40g thân rễ, 2-4g bông, dạng thuốc sắc.
Ðơn thuốc:
1. Viêm thận cấp: Rễ Cỏ tranh 60-120 g sắc nước chia uống làm 2-3 lần trong ngày.
2. Chảy máu cam: 30 g rễ cỏ tranh sắc nước, uống khi nguội. Có thể phối hợp với 15 g rễ Sen sắc uống.
3. Tiểu ra máu: Thân rễ Cỏ tranh hợp với Gừng sao cháy (Thán khương) sắc uống.
4.Trị sốt xuất huyết: Dùng Mao căn 50 - 100 g, Đơn sâm 20 - 30 g, Lô căn 30 - 40 g, Hoàng bá, Đơn bì đều 10 - 15 g, Bội lan 15 - 30 g, mỗi ngày 1 - 3 thang sắc chia nhiều lần uống. Hợp cùng sinh tố C 2 - 3g mỗi ngày, thuốc cầm máu lúc chảy máu nhiều.
5.Trị chảy máu cam: Chi tử 18g, Mao căn tươi 120 g (hoặc Mao căn khô 36 g) sắc uống nóng sau ăn hoặc trước lúc ngủ, có kết quả đối với chảy máu cam thể phế vị thực nhiệt, tâm hỏa bốc, uống 1 - 3 thang có kết quả.
6.Trị viêm thận cấp: Bạch mao căn khô 250 g, nước 500 ml sắc nước chia 2 - 3 lần uống, trị viêm thận cấp trẻ em, trung bình mỗi bệnh nhân uống 42 thang.
7.Dùng thanh nhiệt giáng hỏa: Trong các trường hợp nội nhiệt phiền khát, phế nhiệt khó thở, vị nhiệt nôn ói. Mao căn tươi 40 g sắc uống, lúc thuốc ấm sau khi ăn. Trị chứng phế nhiệt khó thở. Mao cát thang: Mao căn 12 g, Cát căn 12 g, sắc nước uống trị chứng nấc cụt do nhiệt.
7.Dùng thanh nhiệt giáng hỏa: Trong các trường hợp nội nhiệt phiền khát, phế nhiệt khó thở, vị nhiệt nôn ói. Mao căn tươi 40 g sắc uống, lúc thuốc ấm sau khi ăn. Trị chứng phế nhiệt khó thở. Mao cát thang: Mao căn 12 g, Cát căn 12 g, sắc nước uống trị chứng nấc cụt do nhiệt.
8.Dùng lương huyết chỉ huyết: Trị chứng nhiệt thịnh gây nôn ra máu, chảy máu cam.Tam tiên ẩm: Tiên mao căn 40 g, Tiên tiểu kế 20 g, Tiên ngẫu tiết 40 g, sắc uống trị chứng hư lao trong đờm có máu ( có thể dùng cho bệnh lao, giãn phế quản ho ra máu). Mao căn 40 g, Đại kế căn 20 g sắc uống trị tiểu ra máu.
9.Dùng lợi tiểu tiêu phù: Trong các trường hợp viêm cầu thận cấp, phù, nước tiểu ít, thấp nhiệt hoàng đản. Bạch mao căn tươi ( cạo sạch vỏ) 80 - 160 g, Bạch anh tươi 80 g, Thịt nạc heo 160 g nấu ăn. Trị viêm gan hoàng đản tiểu tiện ít. Bạch mao căn tươi, Tây qua bì đều 40 g, Ngọc mễ tu 12 g, Xích tiểu đậu 16 g, sắc uống . Trị viêm cầu thận cấp. Trà lợi tiểu: Râu bắp 40 g, Xa tiền 25 g, Rễ cỏ tranh 30 g, bông cúc 5 g, tất cả xắc nhỏ trộn đều. Mỗi lần cân 50 g pha thành 0,75 lít, chia uống trong ngày vòa lúc khát.
10
.Dùng phòng ngừa ho gà:
Bạch mao căn 20 g, Cam thảo 8 g, Bắc sa sâm 12 g, sắc uống ngày 1 thang.

Bạch Tật Lê - Fructus Tribuli - Tribulus terrestris, họ Zygophyllaceae
Bộ phận dùng: trái, đến lúc khô tách ra thành từng trái con. Trái con hình tam giác, màu trắng vàng, vỏ cứng dày, có gai. Vị đắng, tính ôn, vào hai kinh Can và Phế. Có tác dụng bình can, tán phong, thắng thấp, hành huyết, tả Phế. Chủ trị các bịnh đau nhức, mắt đỏ, nhiều nước mắt, phong ngứa, tắc sữa. Những người huyết hư, khí yếu không được dùng. Dùng chữa đau mắt, nhức vùng mắt, chảy nước mắt. Ngoài ra còn dùng làm thuốc bổ thnậ, trị đau lưng, tinh dịch không bền, ốm yếu, chảy máu cam, lỵ. Súc miệng chữa lở loét miệng.
- Can dương vượng, triệu chứng: hoa mắt, chóng mặt, cảm giác căng đau ở đầu: Bạch tật lê hợp với Câu đằng, Cúc hoa, Bạch thược.
- Can khí uất: cương vú, cảm giác bứt rứt trong ngực và vùng thượng vị, tắc sữa. Dùng Bạch tật lê, Sài hồ, Thanh bì, Hương phụ.
- Phong nhiêệ trong kinh Can, mắt đỏ, chảy nước mắt: Bạch tật lê, Cúc hoa, Mạn kinh tử, Quyết minh tử.
- Phong nhiệt trong huyết: Bạch tật lê, Kinh giới, Thuyền thoái.
Mỗi ngày dùng 12-16g dạng thuốc bột hay thuốc sắc. Toàn cây còn dùng cho súc vật ăn, có nhiều phốt pho.
Cách bào chế: Bỏ vào nồi chõ, đồ trong 8 tiếng, phơi khô, bỏ vào cối giã hết gai, tẩm rượu, đồ 3 tiếng, phơi khô dùng.
Bất cứ thang thuốc hay hoàn tán đều sao giã nát rồi sàng sẩy bỏ gai dùng.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
1. Sao chác gai rồi giã, sàng sẩy bỏ hết gai dùng.
2. Rửa sạch trong nước, vớt bỏ tạp chất và hột lép nổi lên, sau đó sao càng cho gai giòn rồi bỏ vào cối, chà xát trong lòng cối cho hết gai, khi dùng giã dập hoặc tán bột dùng.

Bạch Truật 白朮 Atractylodes macrocephala, họ Asteraceae
Bạch Truật Bai-Zhu Rhizoma atractylodis macrocephalae

Ba Kích - Morinda officinalis, họ Rubiaceae. Các tên khác: Ba Kích Thiên, Bất Điêu Thảo, Ba Cức, Diệp Liễu Thảo, Đan Điền Lâm Vũ, Lão Thử Thích Căn, Nữ Bản, Kê Nhãn Đằng, Đường Đằng, Tam Giác Đằng, Hắc Đằng Cổ, Kê Trường Phong, Tam Mạn Thảo, Thỏ Tử Trường, Dây Ruột Gà (Việt Nam)

Tác dụng: Chủ đại phong tà khí, cường gân cốt, an ngũ tạng, bổ trung, tăng chí, ích khí, hạ khí, bổ ngũ lao, ích tinh, Khứ phong, bổ huyết hải, An ngũ tạng, định tâm khí, trừ các loại phong, bổ thận, tán phong thấp, hóa đờm, cường âm, ôn thận, tráng dương.
Chủ trị: liệt dương, bụng dưới đau xuống âm hộ, nam giới bị mộng tinh, di tinh, ho suyễn, tiêu chảy, chóng mặt, tiểu không tự chủ, tử cung lạnh, lưng gối đau, không thọ thai do tử cung lạnh, kinh nguyệt không đều, thận hư, tê bại, phong thấp đau nhức, thần kinh suy nhược, tảo tinh, tiết tinh, lãnh cảm, mất ngủ.
Vị thuốc giúp tăng cường sức khoẻ tình dục của nam giới. Tác dụng: cường gân cốt, bổ thận ích tinh, ôn thận tráng dương. Chủ trị các bịnh liệt dương, di tinh, mộng tinh, chóng mặt, tiêu chảy, gân xương mềm yếu, tăng khả năng giao hợp đối với người yếu và sinh hoạt tình dục ít.
Rượu Ba Kích: Ba kích bỏ lõi 40 g, Thục địa, Nhục thung dung, Ngũ vị tử mỗi thứ 20 g, Nhân sâm 10 g, 1 lít rượu trắng. Các vị thuốc rửa sạch, sấy khô rồi cho vào 1 lít rượu trắng ngâm trong vòng 7 ngày có thể dùng. Những người bị liệt dương, thiếu khả năng tình dục nên ngâm và sử dụng loại rượu thuốc này.
Liều dùng: 6-12 g dạng thuốc thang. Có thể ngâm rượu hoặc nấu thành cao, làm thành hoàn tán.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị liệt dương, ngũ lao, thất thương, ăn nhiều, hạ khí: Ba kích thiên, Ngưu tất (sống) đều 3 cân ngâm với 5 đấu rượu, uống.
+ Trị phụ nữ tử cung bị lạnh, kinh nguyệt không đều, xích bạch đới hạ: Ba kích 120g, Lương khương 20g, Tử kim đằng 640g, Thanh diêm 80g, Nhục quế (bỏ vỏ)160g, Ngô thù du 160g. Tán bột. Dùng rượu hồ làm hoàn. Ngày uống 20 hoàn với rượu pha muối lạt.
+ Trị lưng đau do phong hàn, đi đứng khó khăn: Ba kích 60g, Ngưu tất 120g, Khương hoạt 60g, Quế tâm 60g, Ngũ gia bì 60g, Đỗ trọng (bỏ vỏ, sao hơi vàng) 80g, Can khương (bào) 60g. Tán bột, trộn mật làm hoàn, uống với rượu ấm.
+ Trị tiểu nhiều: Ích trí nhân, Ba kích thiên (bỏ lõi), 2 vị chưng với rượu và muối, Tang phiêu tiêu, Thỏ ty tử (chưng với rượu). Lượng bằng nhau. Tán bột. Dùng rượu chưng hồ làm hoàn to bằng hột ngô đồng lớn, mỗi lần uống 12 viên với rượu pha muối hoặc sắc thành thang uống với muối.
+ Trị bạch trọc: Thỏ ty tử (chưng rượu 1 ngày, sấy khô), Ba kích (bỏ lõi, chưng rượu), Phá cố chỉ (sao), Lộc nhung, Sơn dược, Xích thạch chi, Ngũ vị tử đều 40g. Tán bột, Dùng rượu hồ làm hoàn, uống lúc đói với nước pha rượu.
+ Trị bụng đau, tiểu không tự chủ: Ba kích (bỏ lõi), Nhục thung dung, Sinh địa đều 60g, Tang phiêu tiêu, Thỏ ty tử, Sơn dược, Tục đoạn đều 40g, Sơn thù du, Phụ tử (chế), Long cốt, Quan quế, Ngũ vị tử đều 20g, Viễn chí 16g, Đỗ trọng (ngâm rượu, sao) 12g, Lộc nhung 4g. Tán bột, làm hoàn 10g. Ngày uống 2-3 hoàn.
+ Trị mạch yếu, mặt trắng nhạt, buồn sầu ca khóc: Ba kích (bỏ lõi), Hồi hương (sao), Nhục thung dung (tẩm rượu), Bạch long cốt, Ích trí nhân, Phúc bồn tử, Bạch truật, Mẫu lệ, Thỏ ty tử, Cốt toái bổ (bỏ lông), Nhân sâm đều 40g. Tán bột, ngày uống 2 lần, mỗi lần 10-20g.
+ Trị Thận bị hư hàn, lưng và gối đau, liệt dương, tiểu nhiều, không muốn ăn uống, xương khớp yếu, đứng ngồi không có sức, bàng quang bị yếu lạnh, vùng rốn và bụng đầy trướng: Ba kích 30g, Bạch linh 22g, Chỉ xác 22g, Hoàng kỳ 22g, Lộc nhung 30g, Mẫu đơn 22g, Mộc hương 22g, Ngưu tất 22g, Nhân sâm22g, Nhục thung dung 30g, Phụ tử 30g, Phúc bồn tử 22g, Quế tâm 22g, Sơn thù 22g, Tân lang 22g, Thạch hộc 30g, Thục địa 30g, Thự dự 22g, Tiên linh tỳ 22g, Trạch tả 22g, Tục đọan 22g Viễn chí 22g, Xà sàng tử 22g. Tán bột, hoà mật làm hoàn. Ngày uống 16 - 20g với rượu nóng, lúc đói.
+ Trị thận bị hư lao, lưng và chân đau, chảy nước mắt sống, hoảng sợ, khát, ăn uống không tiêu, bụng ngực thường đầy trướng, tay chân tê đau, nôn ra nước chua, bụng dưới lạnh đau, tiểu són, táo bón: Ba kích 30g, Bá tử nhân 22g, Bạch linh 22g, Đỗ trọng 22g, Ngũ gia bì 22g, Ngưu tất 22g, Nhục thung dung 30g, Phòng phong 22g, Phúc bồn tử 22g, Thạch hộc 22g, Thạch long nhục 22g, Thạch nam 22g, Thiên hùng 30g, Thiên môn 40g, Thỏ ty tử 30g, Thục địa30g, Thự dự 22g, Trầm hương 30g, Tục đoạn 30g, Tỳ giải22g, Viễn chí 22g, Xà sàng tử 22g. Tán bột, trộn mật làm hoàn, ngày uống 16 -20g với rượu nóng, lúc đói.
+ Trị nguyên khí bị hư thoát, mặt xạm đen, miệng khô, lưởi dính, hay mơ, hoảng sợ, chảy nước mắt sống, tai ù như ve kêu lưng nặng, đau, các khớp xương đau nhức, âm hư, ra mồ hôi trộm tay chân không có sức, tử cung bị lạnh, kinh nguyệt không đều xích bạch đới hạ: Ba kích 90g, Lương khương 180g, Ngô thù 120g, Nhục quế 120g, Thanh diêm 60g, Tử kim đằng 500g. Tán bột, trộn với rượu nếp làm hoàn. Ngày uống 16 - 20g với rượu hoà ít muối hoặc nước muối loãng.
+ Trị liệt dương: Ba kích 30g, Đỗ trọng 30g, Ích trí nhân 30g, Ngũ vị tử 30g, Ngưu tất 30g, Nhục thung dung 60g, Phục linh 30g, Sơn dược 30g, Sơn thù 30g, Thỏ ty tử 30g, Tục đoạn 30g, Viễn chí 30g, Xà sàng tử 30g. Tán bột. Luyện mật làm hoàn, ngày uống 12 - 16 g với rượu, lúc đói.
+ Trị bụng ứ kết lạnh đau, lưng đau, gối mỏi, 2 chân yếu, khớp xương đau, chuột rútû, thận hư, liệt dương : Ba kích 18g, Đương quy 20g, Khương hoạt 27g, Ngưu tất 18g, Sinh khương 27g, Thạch hộc 18g, Tiêu 2g. Giã nát, cho vào bình, thêm 2 lít rượu vào, đậy kín, bắc lên bếp, nấu 1 giờ, sau đó ngâm trong nước lạnh cho nguội. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 15 - 20ml.
+ Bổ thận, tráng dương, tăng trưởng cơ nhục, dưỡng sắc đẹp: Ba kích (bỏ lõi ) 60g, Cam cúc hoa 60g, Câu kỷ tử 30g, Phụ tử (chế) 20g, Thục địa 46g, Thục tiêu 30g. Tán bột, cho vào bình, ngâm với 3 lít rượu. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 15 - 20ml, lúc đói.
+ Trị sán khí do Thận hư: Ba kích thiên + Hoàng bá + Quất hạch + Lệ chi hạch + Ngưu tất + Tỳ giải + Mộc qua + Kim linh tử + Hoài sơn + Địa hoàng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị liệt dương: Ba kích thiên + Bá tử nhân + Bổ cốt chỉ + Câu kỷ tử + Lộc nhung + Ngũ vị tử + Nhục thung dung + Sơn thù du.
+ Trị mộng tinh: Ba kích thiên + Bá tử nhân + Hoàng bá + Liên tu + Lộc giác + Phúc bồn tử + Thiên môn + Viễn chí.
+ Trị liệt dương, di tinh, tiết tinh do Thận dương hư: Thỏ ty tử, Nhục thung dung.
+ Trị tiểu nhiều, tiểu không tự chủ do Thận dương hư: Bổ cốt chỉ, Phúc bồn tử.
+ Trị gân cơ sưng đau, gân cơ suy yếu, teo cơ, khớp đau mạn tính do Thận hư: Đỗ trọng, Ngưu tất, Tục Đoạn.
+ Trị liệt dương, tảo tinh, tiết tinh, lưng đau, vô sinh (ở nữ) do Thận dương hư: Ba kích thiên 12g, Ngũ vị tử 6g, Nhân sâm 8g, Thục địa 16g, Nhục thung dung, Long cốt, Cốt toái bổ đều 12g. Tán bột, trộn mật làm hoàn 12g. Ngày uống 2-3 lần.
+ Trị lưng đau, di tinh, hoạt tinh do Thận hư: Ba kích thiên, Đảng sâm, Phúc bồn tử, Thỏ ty tử, Thần khúc đều 12g, Sơn dược 24g. Tán bột, luyện mật làm hoàn. Mỗi lần uống 12g, ngày 2-3 lần.
+ Trị người lớn tuổi lưng đau, chân tê, chân yếu, chân mỏi: Ba kích thiên, Xuyên tỳ giải, Nhục thung dung, Đỗ trọng, Thỏ ty tử, lượng bằng nhau, Lộc thai 1 bộ. Tán nhuyễn, trộn với mật làm hoàn. Mỗi lần uống 8g, ngày 2-3 lần với nước ấm.
+ Trị phong thấp đau nhức, cước khí, phù: Ba kích, Đỗ trọng, Ngưu tất, Tục đoạn đều 12g, Tang ký sinh 10g, Sơn thù nhục 8g, Hoài sơn 16g. Sắc uống.
+ Trị huyết áp cao thời kỳ tiền mãn kinh: Ba kích thiên, Tiên mao, Hoàng bá, Dâm dương hoắc, Tri mẫu, Đương qui, mỗi thứ 20 - 28g, sắc uống.

lá Bàng Terminalia catappa L., họ Combretaceae. Tên khác: almendra, Java almond, tropic almond; badamier, amandier de Cayenne; Lãm Nhân Thụ 欖仁樹
Chủ trị các chứng lở loét, vết thương ở chân - tay - trên người sinh ra nhiễm trùng, mụn nhọt có mủ, vết ngứa: nấu nước lá Bàng, ngâm chổ lở trong vòng 20 phút, mỗi ngày một lần. Sau đó lau khô, thoa Cloroxit. Một tuần sau sẽ có hiệu quả.
- Bị lở trong miệng, lan vào cổ họng: dùng lá Bàng non và búp lá Bàng, nấu nước rồi súc miệng.
- Có thể chữa trị cho súc vật bị lở miệng, long móng. Dùng khoảng một ôm lá Bàng, lấy lá non (vì lá già không có nhựa), nấu sôi một nồi to. Dùng nước lá Bàng để ấm ấm múc đổ vào miệng và chân súc vật, khoảng 3 tiếng làm một lần như vậy. Nếu có nhiều nước lá Bàng thì dùng rửa chuồng để sát trùng. Sau một tuần sẽ thấy kết quả.

Ngày ba bữa vỗ bụng rau bịch bịch
Người quân tử ăn chẳng cầu no
Đêm năm canh an giấc ngáy kho kho
Đời thái bình cửa thường bỏ ngỏ

Ấm trà góp lá bàng lá vối
Pha mùi chát chát chua chua
Miếng trầu têm vỏ mận vỏ dà
Buồn miệng nhai nhai nhổ nhổ...

Nguyễn Công Trứ

Bát Tiên - Euphorba milii, Crown of Thorns
Bìm Bìm, Khiên Ngưu Tử (Hột Bìm Bìm) - Volubilis, Ipomoea cairica, họ Convolvulacées:
Chữa phù thũng, trướng bụng, sát khuẩn, còn dùng để trị sán. Khiên Ngưu Tử "Thằng bé chăn trâu hay Hột dắt trâu" vì vị thuốc này mọc ở ngoài đồng. Hột sấy khô, hột có 2 loại màu đen và màu vàng lợt, loại 1 gọi là "hắc khiên ngưu tử", loại 2 gọi là "bạch khiên ngưu tử". Hột đen do bông màu tím hoặc đỏ tía, hột vàng do bông màu hồng hoặc trắng mà ra. Y gia cho rằng "hắc khiên ngưu tử" có tác dụng nhanh và mạnh hơn. Liều dùng: mỗi ngày 4-8 g. Kiên kỵ: người cơ thể hư nhược, phụ nữ có thai không dùng được.

Bò Cạp Nước - Cassia fistula
Bồ Công Anh - Pissenlit, Dandelion. Các tên khác: rau bồ cóc, diếp dại, mũi mác, rau bao, thường mọc hoang:
Vị đắng ngọt, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, chữa bịnh mụn nhọt, lở loét, viêm dạ dày, tá tràng, viêm gan, viêm họng.
Một bài thuốc nam trong dân gian:
- Mắt đau sưng đỏ: Bồ công anh 40 g, dành dành 12 g. Sắc uống ngày một thang.
- Viêm tuyến vú, tắc tia sữa: Bồ công anh 30-50 g tươi, giã nát vắt lấy nước cốt uống, bã đắp lên vú.
- Mụn nhọt: Bồ công anh 40 g, bèo cái 50 g, sài đất 20 g. Sắc uống ngày một thang.
- Viêm họng: Bồ công anh 40 g, kim ngân hoa 20 g, cam thảo nam 10 g. Sắc uống ngày một thang.
- Viêm loét dạ dày, tá tràng: Bồ công anh 40 g, lá khôi, nghệ vàng 20 g, mai mực 10 g, cam thảo 5 g. Sắc uống ngày một thang.
- Viêm phổi, phế quản: Bồ công anh 40 g, vỏ rễ dâu 20 g, hột tía tô 10 g, kim ngân hoa 20 g, cam thảo nam 10 g. Sắc uống ngày một thang.
- Viêm gan virus: Bồ công anh 30 g, nhân trần 20 g, chó đẻ răng cưa (kiềm vườn) 20 g, rau má 30 g, cam thảo nam 20g. Sắc uống ngày một thang.

Cát Tuế Tử tên khoa học Juglans regia L. thuộc họ Hồ đào Juglandaceae. Tên khác: Hồ đào ; Hạnh đào, Hoàng đào, Óc chó (* xem thêm bên dưới), Khương đào, Bá la tử, Hồ bạch, Ngô đào, Đường thu tử, Tân đào nhục. Vị thuốc: Hột trái Hồ đào, samen Juglandis, vị ngọt, tính ấm, hột phơi hay sấy khô. Lá Hồ đào hay còn gọi là Hồ đào diệp, Folium Juglandis, lá hay vỏ cây Hồ đào phơi khô. Thanh long y, Pericarpium Juglandis còn gọi là Hồ đào xác, vỏ ngoài của trái Hồ đào, phần thịt của trái. Phân tâm mộc hay Hồ đào bì, Diaphragram Juglandis là màng ngăn trong hột của trái Hồ đào. Hột Hồ đào khi tách vỏ có hình dạng y hệt Não bộ, có các nếp nhăn và các thùy như não chó nên dân gian gọi là trái óc chó. Hồ đào là giống cây cổ thụ, cao to có khi tới vài ba chục mét, sống lâu hàng trăm năm. Lá kép lông chim, không có lá kèm, mép nguyên không cuống hình trứng thuôn, khi vò có mùi hăng đặc biệt. Bông đơn, bông đực mọc tụ thành hình đuôi sóc rủ xuống, mỗi bông ở mỗi kẽ lá kèm theo hai lá con, nhụy có khoảng 30 đến 40 cái, có chỉ nhụy ngắn, đỉnh có bao phấn 2 ngăn, quay vào trong. Bông cái mọc đơn độc thưa, bao gồm 4-6 vẩy, bầu hạ vòi nhụy ngắn, bầu một ngăn có một tiểu noãn mọc thẳng. Có 4 vách giả chưa bầu thành 4 ngăn giả. Trái hạch có vỏ, đường kính 3-4 cm, nhân nguyên ở phía trên, chia thành 4 thùy ở phía dưới, có nhiều rảnh nhăn nheo như óc não. Bông nở vào mùa hè, trái chín khoảng tháng 9, tháng 10. Khi trái chín, tự tách vỏ trên cành và hột rơi xuống trước, sau đó vỏ trái mới khô rụng theo với lá.
Muốn hái lá làm thuốc thì hái lá tươi, không dùng lá rụng, hái suốt mùa hè, tốt nhứt là tháng 6-7. Thường người ta hay thu hái từ những cây sống 15 năm trở lên, dùng lá tươi làm thuốc, giả vắt lấy nước để dùng hoặc làm trà nấu uống.
Nếu dùng trái thì đợi đến tháng 9-10. Phần thịt gọi là Hồ đào nhục phơi hay sấy khô, vỏ trái thì hái trái về, gọt lấy phần vỏ rồi phơi khô dùng, không dùng vỏ trái khi khô rụng xuống. Hạch trái gồm nhưn và vỏ cứng. Thông thường người ta chờ trái tự tách vỏ rụng xuống mới lượm. Đập hạch trái lấy nhưn phơi khô gọi là Hồ đào nhân, phần vách ngăn giữa các thùy của nhưn hột cũng là một vị thuốc quí gọi là Phân tâm mộc.
Hồ đào nhân chứa khoảng 40-50% chất béo, muốn ép dầu cần phơi hột cho khô và chờ ít nhứt 3-4 tháng vì nếu ép tươi dầu sẽ đục khó lọc trong.
Vỏ thịt trái Hồ đào còn gọi là Thanh long y có bán trên thị trường với tên brou de noix.
Cách dùng: cạo bỏ vỏ thịt, đập nhỏ vỏ hột lấy nhân dùng sống hoặc sao dùng, hoặc để nguyên hột, xác đâm vụn sắc với các vị thuốc khác để uống.
Tác dụng: bồi bổ, dược tính đi vào hai kinh Phế (phổi) và Thận. Có chức năng cố sáp thâu liễm được phế khí, bồi bổ mệnh môn, định suyễn, cố thận, sáp tinh, ổn định thủy đạo tam tiêu và thăng tán khí tiên thiên từ bế thận dẫn đến tận não bộ để hành khí và hoạt huyết ở đó. Do đó Hồ đào là một dược thảo dùng để hành khí hoạt huyết cho não bộ, tẩy trọc ứ và dẫn khí lực chân nguyên, phục hồi lại chức năng bị tổn thương của não.
Chủ trị: đau thắt lưng do Thận hư, di tinh, liệt dương, ho lâu ngày và suyễn do Phế hư.
Liều dùng: 9g - 60g sắc hoặc nhai uống.
Kiêng kỵ: Phế có đàm nhiệt, ói ra máu do âm hư thì cấm dùng. Không nên dùn Hồ đào với rượu.
Hễ dùng Hồ đào thì không được ăn một lần nhiều, chỉ ăn từ từ, ngày đầu 1 trái, cứ 5 ngày sau tăng lên 1 trái nữa, cho tới 20 trái là thôi, rồi bắt đầu ăn lại như trước, dùng thường như vậy có thể làm cho ăn ngon, xương thịt mập láng, râu tóc đen bóng, thông huyết mạch, trị các loại trĩ lâu ngày.
Hồ đào nhục thường dùng trong Can Thận khuy tổn, đau thắt lưng, chân yếu. Dùng làm thuốc bổ, đồng thời cũng dùng trong ho lâu ngày do Phế hư, hợp với thuốc bổ Phế làm giảm ho.
- Hồ đào nhân có vị ngọt, khí nóng, vỏ chát, thịt nhuận. Dùng trị ho suyễn do đàm khí, các loại bịnh đau tim, lở loét. Người nghiện rượu thường say sau khi ăn nó, ăn nhiều ói mửa ra, lông mày rụng, dùng nó với rượu thì ho ra máu. Vị Hồ đào tính nóng, có thể nhập Thận, Phế, hư hàn thì nên dùng tới nó, hễ có tích nhiệt thì không nên ăn nhiều.
- Màng ngăn cách trong nhưn (Phân tâm mộc) trị di tinh. Mỗi lần dùng 9 g sắc uống.
- Vỏ trái (Thanh long y, Thanh long bì) trị nám tràm như da trâu, các loại ngứa lở. Lấy trái tươi, cạo bỏ lớp vỏ mỏng bên ngoài đắp lên nơi ngứa, mỗi ngày 3 lần, liên tục 10-20 ngày, cũng có thể dùng khô sắc rửa ngoài.
- Hồ đào chín, ăn luôn vỏ, ăn lúc đói có tác dụng cố tinh rất hay.
- Hồ đào, Bổ cốt chỉ, Tật lê, Liên tu, Lộc nhung, Mạch môn đông, Ba kích thiên, Phúc bồn tử, Sơn thù du, Ngũ vị tử, Ngư giao. Có tác dụng bổ ích mệnh môn, có con.
- Hồ đào cho vào trong Thanh nga Hoàn có thể làm đen râu tóc, bổ thận.
- Hồ đào Hoàn có tác dụng ích huyết, bổ tinh, mạnh cứng gân cốt, sống lâu, mắt sáng, minh mẫn, nhuận cơ, trừ bách bịnh. Hồ đào nhục 120g, giã nát, thêm Bổ cốt chỉ, Đỗ trọng, Tỳ giải, mỗi thứ 120g, tán nhuyễn làm thành viên to bằng hột bắp, uống lúc đói với ít rượu nóng và nước muối, mỗi lần 50 viên.
- Trị khí suyễn sau khi sinh con: Hồ đào nhục, Nhân sâm mỗi thứ 6g, 1 chén nước sắc còn 7 phân uống.
- Chắt răng, đen tóc. Dùng Hồ đào nhân đốt cháy qua, Bối mẫu, hai vị bằng nhau, tán bột uống hàng ngày.
- Băng huyết không cầm, dùng Hồ đào nhục 50 trái, đốt tồn tính, tán bột uống lúc đói với rượu nóng.
- Đi cầu ra máu giai đoạn đầu, dùng Hồ đào 7 trái, đốt, tán bột uống với rượu, không quá 3 ngày có hiệu quả.
- Chấn thương do té ngã, bị đánh đập, dùng Hồ đào nhân trộn rượu nóng uống.
- Thận hư, ít tinh, dùng Hồ đào hoàn trị. Vì dâm dục quá độ, uống nhiều Đơn thạch, thất chí thương thận, gân nên thủy yếu, hỏa mạnh, miệng lưỡi khô, tinh tự ra, hoặc tiểu tiện đỏ vàng, đại tiện khô bón hoặc tiểu nhiều nhưng không khát nước lắm. Dùng Hồ đào nhục, Bạch phục linh, mỗi thứ 120g, Phụ tử 1 củ bỏ vỏ, xắt lát, sao với nước gừng. Các vị tán bột trộn với mật làm viên to bằng hột bắp, mỗi lần uống 30 viên với nước cơm.
- Trị tiểu tiện nhiều. Dùng Hồ đào nướng chín, nhai uống với rượu nóng.
- Ho suyễn của người già, thở gấp, nằm ngửa không được. Dùng Hồ đào nhục bỏ vỏ, Hạnh nhân bỏ vỏ. Tán bột làm viên to bằng viên đạn lớn, khi nằm nhai 1 viên với nước gừng.
- Viêm tai giữa. Dùng Hồ đào nhân đốt tồn tính, nghiền, trộn chút nước cho sệt, cho vào tai, nhét bông gòn vào.
- Tổn thương ở tai, chảy nước ra. Dùng Hồ đào nhân ép lấy dầu, nhỏ vào tai.
- Bị phỏng: dùng Hồ đào nhân đốt cháy tồn tính, tán bột, bôi.
- Tiểu vắt đau buốt, sỏi đường tiểu: dùng Hồ đào nhục 1 thăng, nấu cháo gạo tấm với tương 1 thăng, trộn uống.
- Phong hàn không có mồ hôi, nhức đầu phát sốt: dùng hạch đào nhục, Thông bạch, Tế trà, Sinh khương lượng bằng nhau, giã nát, sắc với 1 chén nước còn 7 phân uống nóng, đắp áo lại cho ra mồ hôi.
- Ho không dứt: dùng Đào nhân 350 hột, nấu chín bỏ vỏ, Nhân sâm 150g, Hạnh nhân 350 hột, sao với cám, ngâm nước bỏ vỏ, tán đều, luyện mật làm viên to bằng hột bắp, nhai mỗi lần 1 viên lúc đói với nước sắc Nhân sâm, trước khi ngủ uống thêm 1 viên.
- Thức ăn chua làm cho răng ê: nhai nhỏ Hồ đào thì hết.
- Mắt lem nhem: khoảng tháng 4 lấy những trái Hồ đào nhỏ do gió rụng, ăn lúc giữa trưa, dùng nước uống, nằm nghỉ, có cảm giác hôi tanh như bùn trong mũi là được.
- Xích lỵ không cầm: dùng Hồ đào nhân, Chỉ xác mỗi thứ 7 trái, Tạo giác một chùm, đốt cháy trên tấm ngói mới, nghiền tán bột chia ra 8 lần cứ 4 tiếng uống một lần vi nước Kinh giới.
- Tâm khí thống: dùng Đào nhân 1 trái, Táo to 1 trái, bỏ hạch rồi để Đào ở trong Táo, lấy giấy bọc, nướng chín, lấy 1 chén nước Gừng sống, nhai nhỏ rồi uống.
- Tiểu trường khí thống: dùng Hồ đào 1 trái đốt cháy, tán bột uống với rượu nóng.
- Trị các loại sưng, bối ung, phụ cốt thư, chưa thành mủ: dùng Hồ đào 10 trái nướng chín, bỏ xác, Hòe hoa 30g, tán bột, giã nát, uống với rượu nóng.
- Trị sưng: Hồ đào 1 trái đập lấy nhưn, nhai nhỏ, lấy xác đắp ở trên chỗ lở, thay đổi luôn.
- Đậu không nổi lên được vì khí huyết hư: dùng Hồ đào nhục 1 trái đốt tồn tính, Yên chi khô nửa lượng, tán bột, sắc nước uống.
- Trẻ em lở đầu lâu ngày không khỏi: dùng Hồ đào luôn vỏ đốt trên ngọn đèn xong lấy chén úp lại cho ra hỏa độc, bỏ vào một chút Khinh phấn, tẩm dầu mè bôi 2-3 lần là khỏi.
- Lở loét, ngứa: Hồ đào 1 trái, Hùng hoàng 3 g, Ngải diệp giã thật nhỏ 3 g, tán nhuyễn, lấy bịt vải bọc lại, đêm ngủ bọc vào bìu dái, đừng rửa.
- Trị đau thắt lưng do thận hư, có thai đau vai, lưng: Hồ đào, Phá cố chỉ, Đỗ trọng. Tất cả tán bột lấy tỏi giã nát trộn thuốc làm viên uống.
- Trị thở suyễn, tức ngực không nằm được: Nhân sâm, Hồ đào sắc uống.
* Phá cố chỉ thuộc hỏa, có thể làm cho hỏa của tâm bào tương thông với hỏa của mạng môn. Hồ đào thuộc mộc, chủ về nhuận huyết dưỡng huyết, huyết thuộc âm, dùng Hồ đào là để nhuận táo, dùng Phá cố chỉ làm tá có diệu dụng của mộc hỏa tương thông. Vì vậy cổ nhân có nói: Hoàng bá mà không có Tri mẫu, Phá cố chỉ mà không có Hồ đào cũng như có Thủy mẫu mà không có tôm vậy.

Cây Bồng Bồng Dracacna anguslifolia Roxb, họ Dracaceae. Tên khác: cây lá Hen, cây Bàng biển). Bông màu trắng mọc thành chùm dài thòng xuống, trổ vào mùa xuân, bông ăn được. Lá cây dùng chữa bịnh kiết lỵ, khí hư, lậu. Nhựa cây Bồng bồng đặt vào hố răng làm giảm được đau nhức. Hột trong dân gian thường dùng để chữa đau răng và hen. Thân và rễ cây Bồng bồng vị ngọt, tính mát. Bằm nhỏ, phơi tái, sao vàng có mùi thơm như thuốc bắc, nấu nước uống có tác dụng an thần, ăn ngon, ngủ ngon. Lá quanh năm xanh bóng, có tác dụng hút các chất độc ô nhiễn môi trường, vì vậy trồng bồng bồng làm cây cảnh trang trí nội thất vừa đẹp lại bảo vệ được sức khỏe.

Cây Thuốc Mọi - Sambucus javanica - Tên khác: cây Cơm cháy, Sóc địch, Tiếp cốt thảo, Xú thảo, Tẩu mã tiễn, Bát lý ma, Tiểu tiếp cốt đan.
Loại cây nhỏ, cành láng, mọc hoang ở ven suối, bờ khe. Lá kép xẻ lông chim, mọc đối, không cuống hay cuống nhỏ, mép lá có răng cưa nhỏ. Bông nhỏ màu trắng. Trái hình cầu đường kính 2 - 3 mm, có khoảng 2 - 3 hột dẹp. Bộ phận dùng làm thuốc: lá, vỏ, bông và trái. Có thể hái quanh năm nhưng bông và trái chỉ có vào hè và thu. Dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô, không phải chế biến gì khác. Cây Thuốc Mọi có vị chua, tính ấm. Có tác dụng khứ phong trừ thấp, hoạt huyết tán ứ. Dùng chữa phong thấp đau nhức, phù do viêm thận, cước khí phù thũng, kiết lỵ, hoàng đản, viêm khí quản, phong chẩn, mụn nhọt lở loét sưng đau, gãy xương, té chấn thương. Dùng cành và lá tắm cho phụ nữ mới sanh nở. Trái làm thuốc lọc máu, thông tiểu, nhuận trường. Ngâm rượu uống làm thuốc nhuận, tẩy độc cơ thể, chữa lỵ và thấp khớp. Bông dùng làm thuốc lợi tiểu, làm ra mồ hôi, dưới dạng thuốc sắc, thuốc pha hay thuốc xông.
Liều dùng: ngày 10 - 12 g.
Chú ý: không nên dùng quá liều trên. Nếu dùng với liều 3 g/ 1 kg thể trọng có thể bị đi tiểu nhiều, tiêu lỏng và ói mửa.
- Chữa đau nhức: mùa lạnh dùng rễ giã nát, còn mùa nóng thì dùng cành lá. Sao lên cho nóng, xoa và đắp lên rún bịnh nhân, đồng thời dùng lá cây thuốc mọi hun nóng, rải lên chiếu cho bịnh nhân nằm.
- Chữa gãy xương; dùng vỏ và rễ cây giã nát đắp lên chỗ xương gãy rồi băng bó lại.
- Chữa bị đánh, bong gân sưng đau: dùng lá cắt nhỏ, giã nát với mấy củ hành, rễ giã nát tẩm rượu, hổn hợp đắp lên chỗ đau rồi băng lại. Mỗi ngày thay thuốc một lần.
- Chữa bị té chấn thương thổ ra huyết: dùng rễ cây thuốc Mọi 9 g, Trắc bách diệp 9 g, Địa du 12 g, sắc nước uống.
- Chữa phong thấp khớp xương sưng đau: dùng rễ cây thuốc mọi 20 - 30 g, sắc nước, chia làm 2 lần, uống trong ngày, đồng thời nấu nước đặc rửa chỗ đau.

Cây Ổi - Trái ổi. tên khác: Ủi, Phan thạch Lựu, tên khoa học Psidium guyjava, họ Sim, Myrtaceae
Tác dụng chống dị ứng, kháng viêm, suyễn, tim mạch, thấp khớp, lỡ loét, giảm sự xuất tiết, giảm sự kích thích ở màng ruột, trị tiêu chảy, thổ tả, kiết lỵ, chống mất nước, giữ ấm người, bảo vệ khí hóa của tỳ vị. Thành phần dùng làm thuốc: búp non, lá non, trái, vỏ rễ và vỏ thân cây. Thường dùng nhứt là búp non và lá non, có thể dùng tươi hoặc phơi khô.
Từ xa xưa trong dân gian dùng lá ổi non, búp ổi non chữa đau bụng, tiêu lỏng rất tốt. Liều lượng 15-20g búp ổi, rễ ổi non hợp với một ít trà xanh (Camellia sinensis) và gừng, sắc uống. Rễ vỏ thân cây còn dùng để rửa vết thương, vết lở, 15g rễ và vỏ thân cây nấu với 200ml nước sắc còn 100ml uống.
- Lá ổi giã nát hoặc nước sắc lá ổi dùng làm thuốc sát trùng, chống nấm, lở loét lâu lành, giảm sốt, đau răng, chữa ho, viêm họng.
- Trái ổ tính mát, vị ngọt, chua, hơi chát, không độc, có tác dụng sáp trường, chỉ tả, dùng để sát trùng, rửa vết thương, trị tiêu chảy.
- Chữa vết thương do chấn thương hoặc côn trùng, thú vật cắn: Búp ổi non, nhai nát, đắp lên vết thương.
- Chữa vết lở loét lâu lành ở chân, tay: Búp ổi, lá ổi non khoảng 100 g, sắc đặc, ngâm tay hoặc chân bị loét vào nước sắc lúc thuốc còn ấm. Mỗi ngày ngâm khoảng 2 - 3 lần.
- Chữa đau răng hoặc lở ở miệng, có thể dùng 1 trong 3 cách sau:
1. Nhai hoặc giã nát búp ổi non xát nhẹ vào nướu hoặc chổ lở.
2. Thêm chút nước ấm và ít muối vào khoảng 7 búp ổi non. Giã nát, sau đó dùng cây tăm có bông gòn ở đầu thấm vào nước thuốc đã giã ra để lăn hoặc chà nhẹ vào nướu hoặc chổ lở.
3. Lá ổi non khoảng 100 g, sắc đặc. Dùng nước sắc để súc miệng và ngậm vài phút trước khi nhả ra.
- Chữa ho, sốt, viêm họng: Lá ổi non phơi khô 20 - 40 g, sắc uống.
- Chữa tiêu chảy: búp ổi 20 g, vỏ Măng cụt 20 g, Gừng nướng 10 g, Gạo rang 20 g, sắc uống.
- Chữa tiêu chảy cấp tính: Hương phụ 20 g, búp Ổi sao vàng 20 g, Trần bì 12 g, củ Sả 12 g, Sinh khương 8 g, sắc uống.
- Tiêu chảy do thấp nhiệt, đau bụng, đi tiêu lỏng, hậu môn nóng: Hoàng bá 12 g, Ngũ bội tử 4 g, Ngũ vị tử 5 g, Phèn phi 2 g, sắc uống.
- Tiêu chảy do ăn uống không cẩn thận: gừng tươi sắc uống hoặc Hương phụ 10 g, Trần bì 6 g, Can khương 4 g, Khổ sâm 16 g, sắc uống.
- Bách chiến tán, chống dịch tiêu chảy hoặc thổ tả do Tỳ vị hư yếu gặp phong độc hoặc ăn phải thức ăn nhiễm khuẩn: Búp ổi 200 g, vỏ cây Sung 500 g, vỏ Quít 20 g, Gừng 100 g, hột Cau già 10 g, Nhục đậu khấu 150 g. Các vị thuốc xắt nhỏ, phơi khô, tán bột, chia thành gói nhỏ, mỗi gói 6 g. Người lớn dùng ngày 3 lần, mỗi lần 1 gói.
- chữa tiểu đường loại 2: chỉ ăn phần vỏ của trái ổi vì có nhiều chất xơ, sinh tố C và chất chống oxy hóa, có tác dụng kháng viêm, ổn định đường huyết rất tốt. Liều dùng trung bìng 150 g mỗi ngày. Người già có thể xắt nhỏ, xay và ép lấy nước uống. Tuy nhiên, nước ép sẽ mất bớt sinh tố và chất xơ.
- Chữa băng huyết: trái ổi sao khô, đốt tồn tính, tán bột. Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần khoảng 8 g.
Lưu ý: Ổi không dùng cho người bị táo bón. Ruột ổi có thể làm nhuận trường nhưng chất chát trong lá ổi và vỏ ổi có thể gây táo bón.

Cây Bông Ổi Lantana camara. Các tên khác: cây Ngũ Sắc, bông Tứ Quý, bông Tứ Thời, Mã Anh Đơn, Ổi Nho, Thơm Ổi, Cứt Heo:
Cành, lá và bông của cây Bông Ổi phơi khô, sắc uống thay trà hằng ngày, mỗi ngày 40 g. Bài thuốc có tác dụng chữa bịnh tiểu đường. Có thể dùng bông ổi để chữa một số chứng bệnh khác hay gặp ở người mắc bệnh tiểu đường:
- Chữa viêm da, mẩn ngứa: Cành lá bông ổi nấu nước tắm và ngâm rửa.
- Chữa vết thương, mụn lở: Lá và bông tươi giã nát, đắp tại chỗ tổn thương.
- Thuốc cầm máu, sát khuẩn, hàn vết thương: lá tươi rửa sạch, giã đắp. Hoặc lá và bông ngũ sắc 3 g hợp với gừng tươi 10 g, phơi hoặc sấy khô, tán nhỏ, rây bột mịn, rắc. Nếu vết thương rộng thì băng lại, ngày đắp 1 lần.
- Chữa ho ra máu: Bông ngũ sắc (15-20 g) để tươi hoặc 6-10g phơi khô sắc với 200 ml nước đến khi còn 50 ml, uống một lần trong ngày. Có thể thêm đường cho dễ uống. Nước sắc này còn chữa cảm sốt, bệnh ôn nhiệt vào mùa hè, thu.
- Chữa rắn cắn: rễ ngũ sắc (20 g), dây tơ hồng (20 g), rễ bạch hoa xả (20 g), dây thần thỏng (10 g) tất cả xắc nhỏ, phơi khô, sắc uống 3 lần một ngày, cách nhau chừng 20 phút.
Nước bông ngũ sắc được dùng để tắm chữa ghẻ. L
á ngũ sắc giã đắp các vết đứt, lở loét, sưng.
Cứt Heo

Ngũ Sắc
Bông cứt heo còn có nhiều tên gọi khác như bông ngũ sắc, cây bông ngũ vị, cây cỏ hôi, Hoắc hương kế, Bạch hoa hương thảo, Tiêu viêm thảo. Tên khoa học là Ageratum conyzoides, thuộc họ cúc Compositae.
Vị cay, hơi đắng, tính mát. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng, cầm máu, trừ sỏi. Thưng dùng chữa các bịnh viêm nhiễm đường hô hấp, viêm họng, viêm dạ dày, đau bụng, băng lậu, sỏi thận, sỏi bàng quang. Chữa ung thư cổ tử cung, ung thư dạ dày. Dùng ngoài chữa eczema, ghẻ trên đầu, viêm xoang mũi, dị ứng, rong huyết sau khi sanh. Dùng cây này cùng với Bồ kết nấu nước gội đầu.
Bông ngũ sắc (hay bông cứt heo) giã nát, vắt nước nhỏ mũi. Cách làm này đơn giản nhưng rất hiệu quả chữa viêm mũi xoang. Cách sử dụng: Chọn lấy cây tươi về ngâm rửa sạch rồi để ráo, giã nát, vắt lấy nước tẩm vào bông. Dùng bông này nhét vào lỗ mũi bên đau khoảng 15-20 phút thì rút bông ra, để dịch mủ từ trong xoang và mũi giải ra ngoài rồi xì nhẹ nhàng - tránh xì mũi mạnh vì lúc đó mủ từ trong mũi xoang có thể qua đường nối thông giữa mũi và tai - gọi là vòi nhĩ gây viêm tai giữa cấp.
* Chữa viêm họng: cỏ Cứt heo 20g, Kim ngân hoa 20g, lá Giẻ quạt 6g, Cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
* Chữa viêm đường hô hấp: cỏ Cứt heo 20g, lá Bồng bồng 12g, Cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
* Chữa sỏi tiết niệu: cỏ Cứt heo 20g, Kim tiền thảo 16g, râu bắp 12g, Mã đề 20g, Cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
* Chữa phụ nữ sanh xong chảy máu không ngừng: cỏ Cứt heo 30-50g, vò nát, vắt nước uống liên tục trong 3-4 ngày.
* Chữa viêm mũi dị ứng: cỏ Cứt heo tươi, rửa sạch, giã nát, vắt nước thấm bông gòn, nhét vô lỗ mũi. Có thể chế thành thuốc sắc sẵn để dùng.
* Chữa eczema, ghẻ trên đầu: cỏ Cứt heo lượng vừa phải, nấu nước rửa, ngày 1-2 lần.
*Chữa viêm xoang: cỏ Cứt heo 30g, Kim ngân hoa 20g, Ké đầu ngựa 12g, Cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
* Chữa ung thư cổ tử cung, ung thư dạ dy: cỏ Cứt heo 20g, cỏ Lọ nồi 30g, Kim nữu khấu 30g, dạ hương ngưu 30g, các vị giã nát, thêm nước cây Ma phong 15ml, uống sau bữa ăn 1-2 lần.

Bóng Nước - Impatiens balsamina, họ Balsaminaceae - Touch Me Not
Bùm Sụm Carmona microphylla, họ Ehretiaceae. Các tên khác; Bùm Rụm, Chùm Rụm, Cùm Rụm, Cườm Rụng

Bộ phận dùng: Thân, cành,, rễ (Caulis, Ramulus, Folium, Radix Carmonae). Thu hái các bộ phận của cây quanh năm, lá phơi khô trong bóng mát, dùng làm nước pha trà uống.
Thân, cành, lá Bùm Sụm có vị đắng, tính bình, không độc, có tác dụng tiêu ban nóng, hóa đờm thấp, hạ khí, tiêu thực. Rễ có vị dịu. Chủ trị đau nhức lưng, eo lưng, đau chưn, tay, gối. Rễ dùng làm thuốc chuyển hóa trong bịnh suy mòn và giang mai. Còn dùng làm thuốc giải các chất độc thực vật. Lá sắc nước dùng trị bịnh dạ dày và bịnh ho.
Toa Thuốc: Các bịnh ban bạch trước do sốt thương hàn, nóng dây dưa không dứt, dùng:
lá Bùm Sụm 10 g
dây Lức 10 g
Thổ Phục Linh 10 g
Củ Sả 1o g
cây Dâu 10 g
Mơ lông 10 g
Trần Bì 10 g
lá Liễu 10 g
Cỏ Mần Trâu 10 g
Bồ Công Anh 10 g
Gừng sống 3 lát.
Đổ nước ngập, sắc cho keo, uống ngày một thang (Kinh nghiệm ở An Giang).

Bướm Bạc - Mussaenda dehiscens Pierre et Petard, họ Cà phê: Rubiaceae

Bướm Đêm - Pensée, Oxalis regnellii atropurpurea
*

Cam Thảo Đất - Scoparia dulcis L., họ Bông Mõm Sói Scrophulariaceae. Tên khác: Cam Thảo Nam, Dạ cam thảo, Thổ cam thảo, Tứ thời trà. Dùng toàn cây - Herba Scopariae. Ra bông, trái vào tháng 5-7. Vị ngọt, hơi đắng, tính mát. Bổ tỳ, nhuận phế, thanh nhiệt, giảm ngứa, cầm tiêu chảy, lợi tiểu, giải độc cơ thể, dị ứng, mề đay, sải.
- Trị ho có đàm, ho khan, sốt, viêm phế quản, tê phù, phù thũng.
Dùng 8-12g khô hoặc 20-40g tươi, dạng thuốc sắc.
Để tươi chưa ho khan; Sao thơm chữa ho có đờm và tiêu sưng.
Dùng bên ngoài, ép dịch từ cây tươi trị mụn nhọt, lở ngứa, eczema.
- Trị đau răng: hãm lá cam thảo đất làm thuốc súc miệng và ngậm.
Chống bịnh tiểu đường, làm giảm đường trong máu và các triệu chứng bịnh tiểu đường, tăng hồng huyết cầu, ngăn tiêu hao mô giúp tiêu thụ tốt hơn chất đạm, làm giảm mỡ trong mô mỡ và thúc đẩy quá trình hàn liền vết thương.
- Trị Lỵ trực trùng: Cam thảo đất, Rau má, lá rau muống, Địa liền, mỗi vị 30g, sắc uống.
- Cảm cúm, nóng, ho: Cam thảo đất tươi 30g, Dấp cá 15g, Bạc hà 9g, sắc uống. Có thể hợp với Rau má, Cỏ tranh, Sài hồ nam, Mạn kinh, Kim ngân, Kinh giới.
- Lợi tiểu, sốt, ho: Cam thảo đất 60g, sắc uống ngày một thang.
- Phù thũng: Cam thảo đất 50g, Xích tiểu đậu 30g, Long quỳ 30g, Đại táo 10g. Sắc uống ngày một thang.
- Mụt nhọt: Cam thảo đất 20g, Kim ngân hoa 20g, Sài đất 20g. Sắc uống ngày một thang.
- Dị ứng, mề đay: Cam thảo đất 15g, Ké đầu ngựa 20g, Kim ngân hoa 20g, lá Mã đề 10g. Sắc uống ngày một thang.
- Sốt phát ban: Cam thảo đất 15g, cỏ lọ nồi 15g, Sài đất 15g, củ sắn dây 20g, lá Trắc bá 12g. Sắc uống ngày một thang.
- Tiểu tiện không lợi: Cam thảo đất 15g, hột Mã đề 12g, Râu bắp 12g. Sắc uống ngày một thang.
Ho: Cam thảo đất 15g, lá Bồng bồng 10g, võ rễ cây Dâu 15g. Sắc uống ngày một thang.
- Lỵ: Cam thảo đât 15g, lá Mơ lông 15g, cỏ Seo gà 20g. Sắc uống ngày một thang.

Cát Cánh
- Platycodon grandiflorum, họ Campanulaceae. Tên khác: Tề ni, Bạch dược, Cánh thảo, Lợi như, Phù hổ, Lư như, Phương đồ, Phòng đồ (Ngô Phổ Bản Thảo), Khổ ngạch, Mộc tiện, Khổ cánh, Cát tưởng xử, Đô ất la sất.
Tính vị: Vị cay, tính hơi ôn. + Vị đắng, có ít độc (Biệt Lục).+ Vị đắng, tính bình, không độc (Dược Tính Bản Thảo).+ Vị đắng cay, tính hơi ấm (Trung Dược Học).
Mùa xuân hái mầm non luộc ăn, giữa tháng 2-8 đào rễ phơi khô, sấy khô. Bộ phận dùng làm thuốc: Rễ củ phơi hoặc sấy khô (Radix Platicodi).
Bào chế:
+ Dùng Cát cánh nên bỏ đầu cuống, giã chung với Bách hợp sống, giã nát như tương, ngâm nước 1 đêm xong sao khô.
+ Dùng Cát cánh cạo vỏ ngoài, tẩm nước gạo 1 đêm,
xắt lát sao qua.
+ Hiện nay dùng củ đào về cắt bỏ thân mềm rửa sạch ủ một đêm, hôm sau sắc lát mỏng phơi khô dùng sống, có khi tẩm mật sao qua (Tùy theo đơn). Khi dùng làm hoàn tán thì nên xắt lát, sao qua rồi tán bột mịn.
Chủ trị:
+ Trị tắc tiếng, khàn tiếng do họng sưng đau, ho nhiều đàm do ngoại cảm, phế ung.
+ Trị ho do phong tà ở Phế, phế ung, ói ra mủ máu, họng đau, ngực đau, sườn đau.
Liều dùng: Dùng 4 – 12g.

Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị họng sưng đau: Cát cánh 8g, Cam thảo 4g. Sắc hoặc tán bột uống.
+ Trị ngực đầy nhưng không đau: Cát cánh, Chỉ xác, hai vị bằng nhau, sắc với hai chén nước còn 1 chén, uống nóng.
+ Trị thương hàn sinh ra chứng bụng đầy do âm dương không điều hòa: Cát cánh, Bán hạ, Trần bì mỗi thứ 12g, Gừng 5 lát, sắc với 2 chén rưỡi nước, còn 1 chén, uống nóng.
+ Trị ho suyễn có đàm: Cát cánh 60g, tán bột, sắc với nửa chén Đồng tiện, uống lúc nóng.
+ Trị Phế ung, ho, ngực đầy, người lạnh run, mạch Sác, họng khô không khát nước, lâu lâu nhổ bọt tanh hôi như đờm cháo: Cát cánh 40g, Cam thảo 80g, sắc với 3 thăng nước còn 1 thăng, chia uống nhiều lần, lúc nóng. Buổi sáng uống thuốc mà buổi chiều nôn ra mủ, máu đặc là tốt.
+ Trị hầu tý, họng viêm, họng sưng đau: Cát cánh 80g, sắc với 3 thăng nước, còn 1 thăng, uống.
+ Trị bị đánh đập hoặc té ngã gây nên ứ huyết trong ruột, không tiêu lâu ngày, thỉnh thoảng vết thương bị động đau: Cát cánh, tán bột. Mỗi lần uống 12g với nước cơm.
+ Trị có thai mà ngực và bụng đau, đầy tức: Cát cánh 40g, giã lấy nước 1 chén, sắc với 3 lát Gừng sống còn 6 phân, uống nóng.
+ Trị răng sâu, răng sưng đau: Cát cánh, Ý dĩ nhân, 2 vị tán bột, uống.
+ Trị chân răng sưng đau, lợi răng loét: Cát cánh tán bột, trộn với nhục Táo làm thành viên, to bằng hột Bồ kết, xong lấy bông bọc lại, ngậm thêm với nước Kinh giới.
+ Trị cam ăn làm răng lở thối: Cát cánh, Hồi hương 2 vị bằng nhau, tán bột, xức vào.
+ Trị mắt đau do can phong thịnh: Cát cánh 1 thăng, Hắc khiên ngưu đầu nhỏ 120g. Tán bột, làm hành viên, to bằng hột ngô đồng. Mỗi lần uống 40 viên với nước nóng, ngày 2 lần.
+ Trị mũi chảy máu: Cát cánh, tán bột. Mỗi lần uống 1 muỗng canh với nước, ngày 4 lần.
+ Trị trúng độc, tiêu ra phân như gan gà, ngày đêm ra hàng chậu: Khổ Cát cánh tán bột. Ngày 3 lần, mỗi lần 12g với rượu, liên tục 7 ngày, xong ăn gan heo, phổi heo để bồi dưỡng.
+ Trị trẻ nhỏ khóc đêm, khóc không ra hơi gần chết: Cát cánh đốt, tán bột 12g, uống với nước cơm, cần uống thêm 1 ít Xạ hương.
+ Trị ho nhiệt, đàm dẻo đặc: Cát cánh 8g, Tỳ bà diệp 12g, Tang diệp 12g, Cam thảo 4g, sắc uống ngày 1 thang, liên tục 2-4 ngày.
+ Trị ho hàn đàm lỏng: Cát cánh 8g, Hạnh nhân, Tử tô mỗi thứ 12g, Bạc hà 4g, sắc uống liên tục 4 ngày.
+ Trị amidal viêm: Cát cánh 8g, Kim ngân hoa, Liên kiều mỗi thứ 12g, Sinh Cam thảo 4g, sắc uống.
+ Trị phế ung, ngực đầy tức, ho mửa ra mủ đàm: Cát cánh 160g, Hồng đằng 340g, Ý dĩ nhân 32g, Ngư tinh thảo 340g, Tử hoa địa đinh 32g. Chế thành rượu chừng 450ml [mỗi lần uống 10ml, ngày 3 lần.
+ Trị phế ung, ngực đầy tức, ho mửa ra mủ đàm: Cát cánh 4g, Bạch mao căn 40g, Ngư tinh thảo 8g, Cam thảo (sống) 4g, Ý dĩ nhân 20g, Đông qua nhân 24g, Bối mẫu 8g, Ngân hoa đằng 12g sắc uống.
+ Trị ngực đau tức nơi tuổi già: Cát cánh 12g, Quảng mộc hương 6g, Trần bì 12g, Hương phụ 12g, Đương quy 20g, sắc uống.
+ Trị cam răng, miệng hôi: Cát cánh, Hồi hương, lượng bằng nhau, tán bột, trộn đều. Dùng bôi vào chân răng.

Cát Lâm Sâm - Codonopsis pilosula. Tên khác Cát Tâm Sâm

Rễ gọi là Đông đảng. Sâm xuất phát từ tỉnh Cát Lâm phía Bắc Trung quốc. Cát Lâm Sâm dùng làm thuốc bổ trị thiếu máu, trung khí hư hoặc âm hư 3 - 6g. Dùng để cường tim, trị suy tim 12 - 20 g. Nguyên khí hư thoát, mất máu 20 - 40 g. Nhân Sâm là rễ phơi sấy khô của cây Nhân Sâm Radix ginseng, có hai loại Sâm: Sơn Sâm là loại mọc hoang và Viên Sâm là loại trồng. Vị ngọt, hơi đắng, hơi ôn, qui kinh Tỳ Phế. Nhân sâm có tác dụng đại bổ nguyên khí, bổ tỳ ích cho phế, an thần, tăng trí nhớ. Chủ trị các chứng khí hư, dục thoát, tỳ khí phế, khí hư nhược, khí huyết hư suy, thần trí rối loạn. (đọc thêm về 4 nhóm thuốc bổ, và bất lợi khi dùng thuốc bổ)

Bông Cát Tường, Kiết Tường - Eustoma grandiflorum

Cam Cúc Chrysanthemum morifolium Ramat, họ cúc Compositae. Tên khác: Cúc hoa trắng, Cúc điểm vàng, Hoàng Cúc - Camomille - Chamomile.
Anthemis nobilis (roman variety)/Matricaria recutita (german variety)
Vị ngọt đắng, tính hơi hàn, qui kinh Phế Can Thận. Có tác dụng giải cảm hạ sốt, giải đinh độc, làm sáng mắt, kháng khuẩn, áp chế các loại nấm ngoài da.
- Chữa ngoại cảm phong nhiệt, phong ôn giai đoạn đầu: Gia giảm Tang cúc câu liên hợp tề: Cúc hoa, Tang Diệp, Câu Đằng, Cát Cánh mỗi thứ 8 g, Liên Kiều 12 g, Xa Tiền Tử 12 g, Cam Thảo 4 g, sắc nước uống.
- Chữa đau mắt sưng đỏ: Cúc hoa, Bạch Tật Lê, Mộc Tặc Thảo mỗi thứ 12 g, Thuyền Thoái 3 g, Huyền Sâm 12g, Liên Kiều 8 g, Khương Hoạt 4 g, sắc nước uống.
- Chữa huyết áp cao mắt mờ do Can Thận âm huyết kém: Kỷ cúc Địa hoàng hoàn: Thục Địa 20 g, Hoài Sơn 16 g, Bạch Linh, Trạch Tả, Đơn Bì, Sơn Thù, Cúc hoa, Kỷ Tử mỗi thứ 12 g. Thục Địa sắc lấy nước còn bã cùng các vị thuốc khác sấy khô tán bột mịn trộn đều với nước làm thành hoàn. Mỗi lần uống 6-12 g, uống 2 lần ngày hoặc sắc thuốc thang uống.
- Chữa mụn nhọt đinh độc: thuốc có tác dụng giải độc tiêu sưng. Dùng Dã cúc hoa (tươi) giã đắp nhọt, uống thêm: Bạch cúc hoa tươi 120-150 g, Cam thảo tươi 20 g, sắc nước uống.
Liều lượng dùng: 4-20 g dùng tươi và đắp ngoài da.
Chú ý lúc dùng thuốc: Người tỳ vị hư hàn không nên dùng.
Các loại Cúc hoa đều ít nhiều có tác dụng giải cảm phong nhiệt, giải độc tiêu viêm, làm sáng mắt, nhưng mỗi loại đều có tác dụng sở trường riêng.
- Cúc hoa vàng (Hàng Châu) mạnh về sơ tán phong nhiệt, nhức đầu, mắt đỏ.
- Cúc hoa trắng (Cam Cúc hoa) mạnh về dưỡng can minh mục thường dùng chữa chứng Can thận âm hư sinh mờ mắt, còn có tác dụng giảm đau.
- Dã Cúc hoa (Chryanthemum indicum) Bông hái vào tháng 9-10 phơi 3-5 nắng đến khô. Vị đắng cay, tính mát. Hợp Kim Ngân hoa, Bồ Công Anh: Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, kháng khuẩn, hạ huyết áp, làm giãn mạch máu, chữa mụn nhọt. Hợp với Thảo Quyết Minh, Hạ Khô Thảo sắc nước uống, chữa cao huyết áp. Ngày dùng 8-16 g dạng thuốc sắc, dạng trà. Dùng để rửa ngoài da, đắp mụn nhọt.

Cam Thảo -
Glycyrrhiza glabra, họ Fabaceae, Leguminosae. Các tên khác:
Réglisse, Licorice
Tác dụng điều hòa vị thuốc, giải độc. Cam thảo thường được dùng để phòng ngừa rối loạn tim mạch, điều trị các chứng viêm loét dạ dày tá tràng, viêm dạ dày; làm dịu các triệu chứng viêm khớp và đau thấp khớp; trị đau họng, viêm amiđan, ho, nhiễm virus; ngăn ngừa các bệnh dị ứng, hội chứng tiền kinh nguyệt; giải độc gan.

Cẩm Chướng - Oeillet - Caryophyllales
Cẩm Tú Cầu - Hydrangea
Cẩm Tú Mai - Hoàn Ngọc - Cuphea hyssopofolium, họ Lythraceae

Cần Tây - Céleri - Celery
- Apium graveolens
Cần Tây còn gọi là Cần Cạn, Cần lá to, Cần thơm, Cần đáng, Cần thuốc, Dược Cần, Dương Thổ Thái. Thuốc lợi tiểu, chữa bịnh tim, chữa rối loạn thần kinh. Chấr xơ trong rau cần làm tăng tính mẫn cảm của insulin làm hạ đường huyết, bảo vệ tuyến tụy, ngừa xơ cứng mạch, tinh dầu có tính kháng khuẩn, kích thích tiêu hóa. Cần tây dùng lọc máu có mỡ máu cao, chữa tăng huyết áp, giảm béo, kích thích tuyến thượng thận, giải nhiệt, lợi tiểu, thông mật, chống hoại huyết (chảy máu), kháng khuẩn, lành vết thương, chữa thấp khớp kể cả thống phong (gút), sỏi tiết niệu, các bịnh phổi, viêm miệng họng. Dùng ngoài ngâm chưn, chữa nứt nẻ, gội đầu sạch gàu. Cần có vị ngọt đắng, the mát, có công dụng dưỡng huyết mạch, lợi tỳ ích khí, thanh nhiệt, hạ hỏa, lợi đại tiểu tiện, tiểu đường, giảm ho và các triệu chứng tăng huyếp áp, khử phong thấp, vết máu bầm, tan hạch ở cổ.
Cần Ta còn gọi là Cần Nước, Cần lá nhỏ, Cần cơm, Cần canh tên khoa học Oenanthe stolonifera.
- Chữa tăng huyết áp: Cần Tây cả cây 50 g - 60 g sắc lấy nước uống hằng ngày, chia làm 3 lần, uống đến khi thấy huyết áp ổn định thì thôi.
- Chữa phong thấp: Cần Tây 1 kg toàn cây, phơi khô mỗi lần dùng 150 g sắc 3 chén nước còn một chén, chia 3 lần uống trong ngày. Uống nóng, trong khi dùng bài thuốc này không nên ăn thức ăn sống, lạnh như dưa chuột, giá.
- Bí tiểu tiện: Cần Tây 50 g rửa sạch, vò nát, hãm trong ấm tích hoặc bình nước. Uống từ từ trong ngày cho ra mồ hôi và thông tiện. Kỵ trường hợp huyết áp thấp.
- Chữa chứng khó tiêu, không muốn ăn: Cần tây sống ăn hằng ngày khoảng 20 - 30 g cùng với thức ăn khác và cơm.
- Chứng viêm họng, miệng: Cần Tây tươi 40 - 50 g rửa sạch giã nát, vắt lấy nước cốt, thêm chút muối, súc miệng, viêm họng ngậm hoặc nuốt dần.
- Da lở loét: lá Cần Tây 30 g rửa sạch, giã kỹ, đắp lên vết lở loét. Khi vết thương đã khô, lấy nước cốt Cần Tây thoa lên thường xuyên sẽ mau lên da non.
- Chứng nội nhiệt, phục nhiệt trong máu, sau sốt viêm nhiệt, trẻ em sau sởi, sau viêm phổi: Cần Tây giã nước cốt nấu sôi, uống nóng hoặc dùng rau Cần ăn hàng ngày.
- Chảy máu mũi, chưn răng, đại tiểu tiện ra máu: Cần Tây tươi, giã lấy nước uống. Hoặc Cần tây tươi giã lấy nước uống. Hoặc Cần tây thêm củ sen, giã lấy nước, nấu sôi rồi uống. Trường hợp chảy máu nặng như ói ra máu, ho ra máu, phải điều trị theo tây y, vẫn có thể dùng 2 bài thuốc trên hoặc ăn Cần Tây tươi.
-Tiểu đường kèm bịnh tim mạch: Cần tươi 500 g, giã lấy nước uống ngày 2 lần liên tục nhiều ngày.
- Tiểu đường kèm mất ngủ: rễ rau Cần Tây 90 g, Toan Táo Nhân 10 g. Nấu nước uống.
- Mỡ trong máu cao, tăng huyết áp: Cần Tây 500 g, Táo đen (bỏ hột) 250 g. Nấu chín, uống nước, ăn cái.
* Món Cần Tây xào thịt bò rất quen thuộc nhưng phải giảm thịt bò. Nếu nấu có mì sợi, thì người tăng huyết áp không nên ăn quá nhiều.
- Chữa vàng da (dương hoàng): Cần tây 150 g, bao tử heo 15 g xào ăn. Ăn liên tục 7 - 10 ngày.
- Chữa thận dương hư, tăng huyết áp: 100 g Cần Tây, củ năng 20 g, Đỗ trọng 10 g, thịt bò tươi 200 g, các vị xắt nhỏ, canh gà 300 ml. Xào thơm hành, dầu, cho các vị vào xào rồi cho nước canh gà vào. Nấu lửa nhỏ 25 - 30 phút. Chia 2 - 3 phần ăn trong ngày, ăn nóng.
- Bổ thận, hạ huyết áp: 100 g Cần tây, dâu 100 g, nấm hương 30 g, thịt nạc heo 100 g, gừng 5 g, hành 10 g, muối 5 g, dầu 30 g. Chảo nóng cho dầu, dầu nóng xào thơm gia vị rồi cho các vị còn lại cùng nước canh gà 300 ml. Nấu lửa nhỏ 25 - 30 phút chia 2 -3 lần ăn trong ngày.
- Bổ can thận, hạ huyết áp: Cần tây 200 g, Táo bỏ hột 10 g, Đỗ trọng (bột) 15 g, gừng 5 g, hành 10 g, muối 5 g, dầu 30 g. Nồi nóng đổ dầu xào thơm gia vị. Đổ 600 ml nước nấu sôi rồi cho Cần, Táo, Đỗ trọng, nêm gia vị, nấu thêm 20 - 30 phút.
- Chữa tăng huyết áp: 100 g cần tây, cải 50 g, gừng 5 g, hành 10 g, canh gà 300 ml. Nấu như trên.
- Bổ can thận, hạ huyết áp: 200 g cần tây, mộc nhĩ 30 g, Đỗ trọng (bột) 10 g, tỏi 15 g, gừng 5 g, gia vị, dầu vừa đủ. Cần tây bỏ sau cùng xào đến tái là được.
Chú ý: Cần có furocoumarin, nếu để lâu quá 3 tuần trong tủ lạnh, chất này sẽ tăng gấp 2.5 lần, ăn sẽ bị độc. Do đó chỉ nên để Cần trong tủ lạnh vài ngày đến 1 tuần.

Câu Đằng - Ramulus uncariae cum Uncis, họ Rubiaceae

Câu đằng là thân có gai móc câu của cây Câu đằng, phơi hay sấy khô dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Danh y biệt lục. Cây Câu đằng có nhiều loại có tên khoa học khác nhau như Uncaria rhynchophyll A (Myq) Jacks, U.macrophylla Wall, U.Hirsuta Havil, U.sinensis (Oliv) Havil, U.sessifructus Roxb thuộc họ Cà phê (Rubiaceae). Vị ngọt hơi hàn, qui kinh Can, Tâm bào.
1.Trị huyết áp cao do can dương thịnh: Câu đằng 12 g, Kim ngân hoa 10 g, Bạc hà 6 g, Cúc hoa 10 g, Địa long 10 g, nước sắc uống. Câu đằng, Cúc hoa đều 10 g, Thạch cao 20 g, Mạch môn 10 g, Trần bì 10 g, Cam thảo 3 g sắc uống. Câu đằng, Tang diệp, Cúc hoa đều 10 g, Hạ khô thảo 16 g, sắc nước uống. Huyền sâm, Bạch truật, Câu đằng đều 15 g, Hoài ngưu tất 12 g, Đơn bì 10 g, sắc uống. Viên chiết xuất kiềm Câu đằng 20 - 40mg/1 lần uống (liều có thể 60mg), ngày 3 lần, tốt nhất đối với thể âm hư dương kháng, hạ áp ổn định và kéo dài.
2.Trị co giật do phong nhiệt, trẻ em sốt cao co giật:
Câu đằng ẩm tử: Câu đằng 12 g, Quảng tê giác (sừng trâu) bột 10 g, Thiên ma 10 g, Toàn yết 5 g, Mộc hương 3 g, Cam thảo 3 g sắc uống. Câu đằng 10 g, Thiên ma 6 g, Cúc hoa 8 g, Bạc hà 6 g, Thuyền thoái 2 g, Kinh giới 6 g, sắc uống trị trẻ em lên sởi sốt cao.
3.Trị trẻ em uốn ván sốt:
Câu đằng 15 g, Tang diệp 15 g, Hoàng cầm 10 g, Đởm nam tinh 6 g, Thạch cao 60 - 100 g, Thuyền thoái 30 g, Toàn yết, Bạch phụ tử mỗi thứ 10 g, Ngô công 2 con, sắc nước uống ngày 1 thang (Toàn yết và Bạch phụ tử có thể 15 g, Ngô công 5 con).
4.Trị trẻ em khóc đêm:
Câu đằng, Thuyền thoái đều 3 g, Bạc hà 1 g sắc uống, ngày 1 thang liên tục 2 - 3 ngày.
Liều thường dùng: 5 - 15 g. Trong thang thuốc sắc nên cho sau vì theo kinh nghiệm của cổ nhân thì thuốc sắc lâu ít hiệu lực, Câu đằng sắc trên 20 phút thì thành phần hạ áp của thuốc bị phá hủy.

cây Cẩu Tích - Cibotium barometz, họ Dicksoniaceae. Tên thuốc: Rhizoma Cibotii. Tên khác: cây Lông cu li, Kim mao cẩu tích, cây xương sống chó.
Bộ phận dùng: thân, rễ (củ). Sau khi đã cắt bỏ cuống lá, người ta cạo hết lông vàng, rửa sạch thân rễ rồi xắt phiến, phơi hay sấy khô. Dùng chữa phong hàn, tê thấp, đau lưng, nhức mỏi chân tay, khó cử động, đau dây thần kinh tọa, đi tiểu són không cầm, di tinh, bạch đới. Lông vàng quanh rễ dùng đắp bên ngoài chữa các vết thương chảy máu. Người ta phun rượu vào thân rễ tạo ẩm cho lông mọc nhiều. Trong dân gian, người ta lấy đoạn thân rễ có lông đem treo lên, thỉnh thoảng phun rượu để lông mọc tiếp. (xem thêm rượu thuốc trị đau nhức)

Chỉ Thực - Fructus aurantii immaturus; tên thực vật Citrus aurntium L; citrus sinensis - tên tiếng Anh: Immature bitter orange fruit.
Bộ phận dùng: trái non hái vào tháng 7 hoặc 8, chẻ đôi, phơi nắng, đem vào ngâm trong nước qua đêm, rửa sạch, cắt lát mỏng và phơi nắng lần nữa. Vị đắng, cay và hơi hàn. Quy kinh: tỳ, vị và đại tràng. Giải ứ khí và chữa khó tiêu, trừ đàm, chữa đầy ứ.
Liều dùng: ngày 3 đến 10g khô hoặc 30-60g tươi. Phụ nữ có thai không nên dùng.
- Khó tiêu, bụng chướng, thượng vị và dạ dày đầy kèm mùi hôi, đau thắt lưng. Dùng chỉ thực hợp với sơn tra, mạch nha và thần khúc.
- Đầy, chướng bụng và táo bón. Dùng chỉ thực hợp với hậu phác và đại hoàng, 3 vị cân lượng bằng nhau, tán bột trộn hồ bột làm thành viên uống.
- Trị táo bón: chỉ thực, tạo giáp 2 vị bằng nhau, tán bột, trộn với hồ bột làm thành viên uống.
- Tỳ vị kém, đầy và chướng thượng vị và bụng sau khi ăn. Dùng chỉ thực với bạch truật dưới dạng chỉ truật hoàn (theo Kim quỹ yếu lượt): Bạch truật 12g, chỉ trực (mạch sao) 6g. Sắc nước uống hoặc tán bột làm viên uống mỗi lần 4-8g, ngày 2-3 lần, uống với nước cơm càng tốt.
- Ứ thấp nhiệt ở ruột biểu hiện như lỵ và đau bụng. Dùng chỉ thực hợp với đại hoàng, hoàng liên và hoàng cầm dưới dạng chỉ thực đạo trệ hoàn: mỗi vị 12g chỉ thực, bạch truật, phục linh, thần khúc, trạch tả, đại hoàng. Hoàng liên 4g, sinh khương 8g, Hoàng cầm 8g. Tán bột làm viên hoặc sắc uống.
Chỉ thực 6g, củ kiệu 9g, sài hồ 9g, bạch thược 12g, cam thảo 4g. Sắc nước uống.
- Đàm đục, phong bế lưu thông khí ở ngực, cảm giác tức và đau ngực, tức ngực, đau tức ở vùng tim, đầy thượng vị và muốn ói. Dùng chỉ thực hợp với giới bạch, quế chi và qua lâu dưới dạng chỉ thực giới bạch quế chi thang: Chỉ thực 4 trái; hậu phác 12g; giới bạch (hành tăm Allium schoenoprasum) 15g, quế chi 9g, qua lâu 1 trái (giã nát). Đầu tiên nấu chỉ thực và hậu phác với 500ml nước, lấy nước bỏ bã. Sau đó cho các vị thuốc còn lại vào, nấu nhỏ lửa thêm 20-30 phút là được. Chia ra 3 lần uống trong ngày, uống ấm.
- Sa tử cung, hậu môn và dạ dày. Dùng chỉ thực hợp bạch truật và hoàng kỳ.
- Âm hộ sưng đau: 240g chỉ thực giã nát, sao, gói trong bao vải, đắp lên chỗ đau, khi nguội, sao đắp tiếp.
- Sanh xong bụng đau: chỉ thực sao cám, thược dược sao rượu, mỗi thứ 8g, sắc uống hoặc tán bột làm viên uống.

Chỉ Xác - Fructus citri, họ Aurantii Rutaceae
Trái già của trái Trấp, Đường quất. Tên khác: Chỉ xác, Nô lệ, Thương xác, Đổng đình nô lệ. Chỉ là tên cây, xác là vỏ. Vì trái chín ruột quắt chỉ còn vỏ với xơ nên gọi là Chỉ Xác. Chỉ xác cũng giống như Chỉ thực, Chỉ thực dùng trái non, còn Chỉ xác là trái hái vào lúc gần chín, thường chẻ đôi để phơi cho mau khô. Chỉ xác to hơn Chỉ thực và thường được chẻ đôi. Chọn vào tháng 9-10, hái những trái gần chín, phơi khô lúc trời khô ráo hoặc hái trái xanh có đường kính 3-5cm xẻ ngang làm đôi phơi khô. Đem thấm nước cho mềm, bỏ xác múi và hột ở trong đi rồi xắt mỏng phơi khô trộn sao với nếp hoặc cám cho tới khi gạo vàng hoặc cám gần cháy đen rồi bỏ đi, lấy Chỉ xác, Chỉ xác để lâu càng tốt.
Chủ trị: Tan những chất lưu kết trong bụng, đàm trệ ở ngực, tiêu đầy trướng, yên dạ dày, phong nhập vào đại trường.
Liều dùng: Dùng 4 – 12 g.

Đơn thuốc kinh nghiệm:

+ Trị trẻ nhỏ lỵ lâu ngày, tiêu ra cơm nước không đều: Chỉ xác, tán bột, mỗi lần uống 4 – 8 g.

+ Trị răng đau nhức: Chỉ xác ngâm rượu súc miệng.

+ Cầm lỵ, thuận khí: Chỉ xác sao 96 g, Cam thảo 24 g, tán bột. Mỗi lần uống 8 g với nước sôi.

+ Trị trẻ nhỏ đi tiêu khó: nướng Chỉ xác, bỏ múi, Cam thảo mỗi thứ 4 g, sắc uống.

+ Trị lở đau sưng: Chỉ xác nướng nóng, 7 trái.

+ Trị lở đau sưng: dùng bột Chỉ xác, bỏ vào trong bình nấu sôi thật lâu trước xông sau rửa.
+ Trị nấc cụt do thương hàn: Chỉ xác 20 g, Mộc hương 4 g tán bột, mỗi lần uống 4 g, với nước sôi, chưa bớt thì uống tiếp.
+ Trị đau bụng khi có thai: Chỉ xác 120 g, sao với cám. Hoàng cầm 40 g. tán bột. Mỗi lần uống 20 g với 1 chén rưỡi nước, nếu có phù bụng căng thêm Bạch truật 40 g.

+ Tri ruột xệ xuống sau khi đẻ: Chỉ xác, sắc lấy nước ngâm, đợi ít lâu thì rút vào.

+ Trị trẻ nhỏ nôn mửa, động kinh, nghẹn đàm, co giật: Chỉ xác bỏ múi sao với cám, Đạm đậu khấu, 2 vị bằng nhau, tán bột, mỗi lần uống 1/2 muỗng cà phê, nặng thì 1 muỗng. Nếu cấp kinh phong dùng
Bạc hà giã vắt lấy nước uống với thuốc. Nếu mạn kinh phong dùng Kinh giới nấu uống với 3-5 giọt rượu, ngày 3 lần.
+ Trị trẻ nhỏ bị chứng nhuyễn tiết (mụn nhọt mềm có nước): Chỉ xác 1 trái lớn (không lấy loại trắng), mài cho bằng miệng rồi lấy hồ miến bôi quanh miệng, úp lên trên đầu miệng mụn thì có thể tự ra hết máu mủ và không có thẹo.

+ Lợi khí sáng mắt: Chỉ xác 40 g, sao, tán bột, uống với nước. + Trị thương hàn âm chứng, do uống thuốc lầm hạ quá sớm sinh đầy tức ngực nhưng không đau, đè vào thấy mềm: Chỉ xác, Binh lang 2 vị bằng nhau, tán bột, mỗi lần uống 12 g với nước sắc Hoàng liên.
+ Trị tiêu ra máu: Chỉ xác 240 g sao với cám, Hoàng kỳ 240 g, tán bột. Mỗi lần uống 8 g với nước cơm, hoặc trộn với hồ làm viên uống.
+ Trị bụng đầy, người lớn cũng như trẻ nhỏ, khí huyết ngưng trệ:
dùng những vị có tác dụng thông ruột, thuận khí gọi là "Tứ Diệu Hoàn" gồm Chỉ xác đầy mà lưng còn xanh, bỏ múi đi, lấy 160 g chia làm 4 phần, 40 g sao với Thương truật, 40 g sao với La bặc tử, 40 g sao với Hồi hương, 40 g sao với Can tất, xong bỏ các vị ấy đi, lấy Chỉ xác, tán bột dùng. Lấy 4 vị trước sắc lấy nước trộn bột gạo làm thuốc viên to bằng hột ngô đồng. Mỗi lần uống 50 viên với nước cơm, sau khi ăn.
+ Tiêu tích thuận khí, trị ngũ tích lục tụ, dùng cho cả già lẫn trẻ: Chỉ xác 3 cân bỏ múi, mỗi trái bỏ vào 1 hạt Ba đậu nhân, rồi úp vào cho kín, nấu lửa nhỏ 1 ngày, cạn nước đổ thêm, khi thêm phải đổ nước nóng vào, đợi cho nước cạn, bỏ bã đậu đi, lấy Chỉ xác phơi nắng, sao, tán bột, dùng bột trộn giấm làm viên to bằng hột Ngô đồng. Mỗi lần uống 30-40 viên.
+ Trị vùng xương sườn đau nhức vì sợ quá mà tổn thương tới khí: dùng Chỉ xác (sao) 40 g, Đào chi (sống) 20 g, tán bột. Mỗi lần uống 4 g với nước sắc Gừng và Táo.
+ Trị uất khí ở thượng tiêu làm đầy sinh vì hàn: Chỉ xác, Tô tử, Quất bì, Cát cánh, Mộc hương, Bạch đậu khấu, Hương phụ.
+ Trị tiêu ra máu giai đoạn đầu: Chỉ xác, Hoàng liên, Hòe hoa, Can cát, Phòng phong, Kinh giới, Thược dược, Hoàng cầm, Đương quy, Sinh địa, Địa dư, Trắc bá diệp.
+ Trị ngứa do phong chẩn: Chỉ xác, Kinh giới, Khổ sâm, Phòng phong, Thương nhĩ thảo, Bại bồ, nấu nước tắm gội.
+ Trị lỵ, mót rặn: Chỉ xác, Binh lang, Thược dược, Hoàng liên, Thăng ma, Cát căn, Cam thảo, Hồng khúc, Hoạt thạch.
+ Trị khí hư, đại tiện khó: Chỉ xác, Nhân sâm, Mạch môn đông.
+ Trị đau ở hông sườn phải, dùng Chỉ xác, Nhục quế.

Chùm Ruột - Phyllanthus acidus, họ Thầu dầu Euphorbiaceae. Tên khác: Tầm ruột, tên tiếng Anh: Malay gooseberry, Country gooseberry, Damsel, Star gooseberry. Tên Pháp: Groseille étoile, Groseillier des Antilles, Cerisier de Tahiti. Tên Tây ban nha: Grosella.
Cây thuộc loại tiểu mộc, cao 2-9m. Thân nhẵn. Phân nhánh rất nhiều và rậm. Vỏ cành còn non màu lá cây lợt, khi già chuyển xám, ít nứt mang thẹo lá lồi tròn. Lá kép, mọc so le, có cuống dài mang nhiều lá mỏng, lớn 2-7cm, gốc lá tròn, nhọn về phía đầu. Bông mọc ở nách những lá đã rụng. Trái thuộc loại quả hạch có 6-8 khía, lớn 1-2,5cm, màu vàng xanh lá cây lợt, gần như trắng khi chín, vị chua ngọt, dòn, chứa nhiều nước. Hột cứng có khía trong chứa 4-6 hột. Chùm ruột thường ra bông tháng 3-5, cho trái tháng giêng và sau đó có thể cho những đợt trái khác, ít rộ hơn trong năm. Lá chứa B-amyrin, philantol, vỏ chứa Tanin, gallic acid, saponins, phyllanthusol A và B.
- Trái dùng làm thuốc bổ gan, bổ máu. Sirô từ trái chùm ruột dùng kiện vị và hạ vị để gây ói. Lá nghiền nát trộn với hột tiêu làm thuốc đắp trị đau nhức lưng, phong thấp. Nước sắc từ lá giúp làm đổ mồ hôi.
- Rễ có tính xổ và có độc, nhưng nấu trong nước sôi để xông hơi trị ho và nhức đầu. Rễ sắc uống liều rất nhỏ trị suyễn. Rễ đắp bên ngoài trị psoriasis nơn gan bàn chưn (vào đây xem "Thần Dược trị Psoriasis" cách tự làm kem thoa trị dứt bịnh vảy nến, rẽ và có hiệu quả 100%) . Nước ép từ rễ chứa nhiều saponins, gallic acid, tanin và một hợp chất loại lupeol là thuốc độc giết người.
- Lá chùm ruột làm thuốc trị tụ máu, gây sưng, đau nơi họng, nơi háng. Trái dùng giải nhiệt, trị nhức đầu. Trái phơi khô, tán thành bột dùng trị tiểu đường. Vỏ cây trị tiêu hạch, ung nhọt dưới dạng bột phơi khô tán mịn hay vỏ ngâm rượu để uống.
- Thuốc gia truyền tại An Giang trị phong ngứa, nổi mụn như ghẻ phỏng, chảy nước lan và lở khắp người: dùng vỏ cây chùm ruột, lá me chua, đọt ổi, đọt chuối, cây sứ cùi non lượng mỗi thứ bằng nhau, thêm một cục phèn chua bằng ngón tay cái, nấu chung rồi để nguội. Thoa lên chổ ngứa hoặc tắm làm nhiều lần.

Cỏ Lá Gừng - Axonopus compressus, họ Poaceae. Tên khác: Cỏ Lá Tre. Tên tiếng Anh: wide leaved; carpet grass; cow grass; rumput parit.
Cây thân cỏ, cành nhánh bò dài xát đất. Lá đơn dạng bầu dục, nhỏ, dài, nhọn đầu, gốc kéo dài thành cuống. Phiến màu xanh bóng, mép có lông nhám. Tốc độ sinh trưởng nhanh, ưa nắng hoặc chịu bóng bán phần. Trồng từ hột hoặc giâm cành hoặc tách bụi.

Cỏ Mần Trầu - Eleusine indica, họ Lúa Poaceae. Tên khác: cỏ vườn trầu, cỏ màn trầu, cỏ dáng.
Bộ phận dùng: toàn cây Herba Eleusinis Indicae. Vị ngọt, hơi đắng, tính bình. Có tác dụng hạ nhiệt, làm ra mồ hôi, tiêu viêm, trừ thấp, cầm máu, tán ứ, làm mát gan. Thường được dùng trị cao huyết áp, lao phổi, ho khan, sốt âm ỉ về chiều, lao lực mệt nhọc, tiểu tiện vàng và ít. Còn dùng cho phụ nữ có thai hỏa nhiệt táo bón, buồn phiền, động thai, nhức đầu, nôn mửa, tức ngực, sốt nóng. Cũng dùng trị mụn nhọt, các chứng nhiệt độc, trẻ em tưa lưỡi. Dùng để đề phòng chứng viêm não truyền nhiễm, thống phong, viêm gan vàng da, viêm ruột, lỵ, viêm niệu đạo, viêm thận, viêm tinh hoàn. Dùng ngoài trị ngã té tổn thương, cầm máu chó cắn. Liều dùng 16-20g dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán, thường được hợp với các vị thuốc khác.
- Chữa cao huyết áp: dùng toàn cây cỏ mần trâu 500g, rửa sạch cắt nhỏ, giã nát, thêm chừng 1 chén nước sôi để nguội, vắt nước cốt, lọc qua vải, thêm chút đường, ngày có thể uống 2 lần sáng và chiều.
- Đề phòng viêm não truyền nhiễm: cỏ mần trâu 30g, dùng như trà, uống trong 3 ngày, sau đó nghỉ 10 ngày rồi uống tiếp 3 ngày nữa.
- Viêm gan vàng da: cỏ mần trầu tươi 60g, rễ tổ kén đực 30g sắc uống.
- Viêm tinh hoàn: cỏ mần trầu tươi 60g, 10 cùi vải, sắc uống.
- Chữa cảm sốt, nóng, người mẩn đỏ, đi tiểu ít: 16g cỏ mần trầu hợp với 16g rễ cỏ tranh, sắc nước uống.

Cỏ Ngứa - Urtica urens (bông đực và cái ở chung một thân); Urtica dioica (bông đực và cái ở khác thân). Tên khác: cây Tầm Ma; Annual Nettle; Dwarf Nettle. Urtica urens có công dụng trị thấp khớp (lá đâm nát đắp hoặc pha nước tắm). Lá cỏ ngứa uống như trà giúp lợi tiểu, lọc máu. Hột của Urtica urens sử dụng trà, uống làm giảm các triệu chứng suy yếu tuyến tiền liệt. Hột phơi khô, ngày 1 muổng café bỏ vào bọc vải cột lại. 500ml nước nấu sôi, tắt lửa để nguội 5 phút, chế vào túi vải có hột cỏ ngứa, ngâm ít nhứt 10 phút. Nước dão nấu trà dùng thay nước trong ngày.


Cỏ Thi - Achillea millefolium họ Cúc / Asteraceae. Tên khác: Dương kỳ thảo; cỏ Mộc; tên tiếng Anh: Yarrow.
Cây thuộc loại thân bò, sống lâu năm. Cao từ 20cm đến 1mét.
Nhánh mang những lông tơ, ngắn và trắng lợt.
Lá thon dài, xẻ như hình lông chim, có cuống ở gốc lá và không cuống ở ngọn, dài 2 đến 15cm, rộng 0.5 đến 3cm.
Bông xuất hiện ở ngọn cây, mỗi bông to khoảng 2mm kết lại thành chùm đường kính khoảng 10cm đến 15cm. Bông trắng, hồng hoặc tím. Thụ phấn qua côn trùng. Bông trổ từ tháng 6 đến tháng 9.
Trái dẹp, không lông. Hột nhỏ.
Lá, thân cây và bông được sử dụng dưới dạng trà, rửa, hoặc ngâm rượu, thoa, đắp. Trong y học cổ truyền thảo mộc Cỏ thi dùng trị rối loạn tiêu hóa, kém ăn, đầy hơi, kích thích bài tiết mật, kháng sinh, kháng viêm nhiễm, viêm da và cơ, chống nhiễm độc gan, sạn thận, tiểu ít, thống phong, chống co thắt, dịu đau bụng khi có kinh, đều kinh, rối loạn thời kỳ mãn kinh, viêm buồng trứng, viêm tĩnh mạch, nấm vùng âm đạo, tử cung sa, u xơ tử cung, viêm nhiễm bàng quang, tiêu chảy, trĩ. Dùng ngoài da: ngứa âm đạo, ghẻ, nứt da, mụn trứng cá, cầm máu vết thương.
Mùa xuân, lá non ăn như xà lách.
Tên Achillea xuất xứ từ tên vị thần chiến tranh Achilles của Hy lạp, truyền thuyết cho là cỏ thi được dùng để điều trị vết thương, cầm máu trong chiến tranh.
Trong cỏ thi có các thành phần dược chất sau: tinh dầu azulenes, alkaloids, coumarins, flavonoids, tannin, polynes, axit salicylic và triterpenes.
Cách sử dụng:
- 30g đọt bông nấu với 1 lít nước trong vòng 15 phút. Uống 1 tách sau mỗi bữa ăn. Trị rối loạn tiêu hóa.
- Ngâm rượu cỏ thi: cho đầy một nữa bông cỏ thi vào chai thủy tinh, đổ rượu nồng độ cao (khoảng 30° đến 40°) đầy chai. Đậy nắp thật kín, ngâm 2 đến 6 tuần chổ ấm. Dùng ngày 2 lần mỗi lần 20 đến 30 giọt với nước ấm.
- Nấu sôi thân, lá, bông cỏ thi trong 1/2 lít nước. Lọc và cho vào nước trong bồn tắm. Trị ngứa vùng âm đạo, đau xương chậu đàn bà.
- Lá tươi dã nát, đắp lên vết thương để cầm máu. Chữa lành vết thương ngoài da, trị trĩ.
Chú ý: khi uống phải cẩn thận dùng vừa phải đúng lượng. Người bị dị ứng với họ Cúc Asteraceae không được dùng.

Con Đĩ - Belle de Nuit - Mirabilis jalapa
Chuối Nước - họ Helaconia

Chùm Ngây - Moringa oleifera, Moringa pterygosperma họ Moringaceae. Tên khác: Cây Độ Sinh; Miracle tree; Drumstick tree; (Indian) Horseradish tree; Noix de Bahen; Ben Ailé.

Toàn thân cây có chứa dược tính chữa bịnh đường ruột. Theo y học cổ truyền, cành lá luộc ăn hay sắc uống kích thích tiêu hóa, kiện vị, trị tiêu chảy, kiết lỵ, viêm phổi, trị tiểu đường, bảo vệ gan, kháng sinh và chống nấm. Rễ Chùm ngây sắc uống có tác dụng kiện vị. Rễ giã đắp làm sung huyết (tụ máu) thay cải Moutarde trị thấp khớp. Dùng cành, lá sắc uống trị còi xương, viêm cuống phổi, thấp khớp.
Giá trị lớn nhứt của cây Chùm ngây là hột của nó, hột có tác dụng làm lắng lọc, quấn cặn bả, loại bỏ các vi khuẩn trong nước, làm trong nước đục như phèn chua.
- Trị u xơ tiền liệt tuyến: 100 g rễ chùm ngây tươi và 80 g lá trinh nữ hoàng tươi (hoặc dùng rễ Chùm ngây khô 30 g và lá trinh nữ hoàng cung khô 20 g). Đem nấu với 2 lít nước, nấu còn lại nửa lít thuốc. Uống ấm 3 lần trong ngày.Chùm ngây thông thường dùng làm thực phẩm dinh dưỡng, cung cấp chất đạm, vitamins, beta-carotine, acid amin và nhiều hợp chất khác rất hiếm gặp tại các loài cây khác.
- Lá tươi trộn ăn sống như xà lách. Nước sinh tố: xay 20g lá chung với sữa và đường, uống thay nước. Nấu canh: 100g lá tươi nấu chung với 50g thịt bò hoặc thịt heo, hoặc nấu chay với nấm. Dưỡng da: giã nhuyễn 20g lá, để không hoặc trộn với dầu lấy từ hột Moringa, thoa đắp 2 lần trong ngày, mỗi lần 7 phút (không nên đắp lên da mặt lâu trên 10 phút), trong vòng 1 tuần sẽ thấy hiệu nghiệm.
- Trị suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, giúp ổn định huyết áp, ổn định đường huyết, bảo vệ gan: mỗi ngày dùng 150 g lá chùm ngây non rửa sạch, giã nát, thêm 300 ml nước sạch vắt lấy nước cốt (hoặc dùng máy xay sinh tố), thêm 2 muỗng canh mật ong trộn đều, chia uống 3 lần dùng trong ngày.
- Trị tăng cholesterol, tăng lipid máu, tăng triglycerid, hoặc làm giảm acid uric, ngăn ngừa sỏi oxalate: mỗi ngày dùng 100 g rễ chùm ngây tươi (hoặc 30 g khô) rửa sạch, nấu với 1 lít nước, nấu sôi 15 phút, để uống cả ngày.

Ngoài ra, chùm ngây còn có công dụng ngừa thai, đây là loại cây được người Raglay dùng làm thuốc ngừa thai - cứ 5 ngày thì dùng 2 nắm rễ cây chùm ngây còn tươi (150 g) rửa sạch bằm nhỏ nấu với 2 lít nước, nấu còn nửa lít thuốc, chia uống 2 lần trong ngày. Phụ nữ Raglay trong tuổi sinh đẻ nếu uống nước sắc rễ chùm ngây thì sẽ không có thai. Tuy nhiên, cần lưu ý, phụ nữ đang có thai thì không được dùng cây chùm ngây. Chùm ngây còn được dùng để lọc nước - bằng cách lấy 2 trái chùm ngây tươi đã có hột già, lấy hột giã nát, trộn đều 5 phút với 3 lít nước đục, để lắng 2 giờ thì có nước trong dùng được.

Cúc Vạn Thọ - Ringelblume - Calendula officinalis, họ Asteraceae
Thu hái khi bông vừa nở, đem phơi nắng nhẹ hoặc sấy khô lửa nhỏ.
Nước của bông Cúc Vạn Thọ có tính kháng khuẩn, tinh dầu của bông ức chế một số loại nấm.
- Chữa kiết lỵ: 20 g Cúc vạn thọ giã nát, trộn với ít đường, hấp chín rồi nghiền nát, chắt nước uống.
- Chữa ho gà, viên khí quản: 20 g Cúc vạn thọ, Húng chanh 10 g, Bông Đu đủ đực 10 g, đường phèn 10 g, hấp chín, chắt nước uống.
- Chữa hen, Cúc vạn thọ, rau Cần trôi, Nhân trần, củ Tầm sét, Thài lài tía, rễ Bạch đồng nữ, Tinh tre mỡ, mỗi vị 10 g, xắt nhỏ phơi khô, sắc 400 ml nước còn 100 ml, uống 2 lần trong ngày.
- Dùng bên ngoài, Bông Cúc vạn thọ 15 g, Lá Lốt 10 g, trái hoặc gai Bồ kết 5 g, phơi hoặc sấy khô, tán nhỏ, rây bột mịn, đắp chữa đau, nhức răng.
- Chữa cảm, ho, ho gà, viêm khí quản: bông Cúc vạn thọ 15 g sắc với nước lấy 100 ml, thêm đường, uống nóng.
- Bông Cúc vạn thọ nấu với gan gà là món ăn bổ dưỡng, tăng thị lực.
- Dùng ngoài, bông và lá Cúc vạn thọ, giã nát, đắp chữa phỏng hoặc ép lấy nước nhỏ tai chữa đau tai.
**
Dạ Lan Hương - Jacinthe - Hyacinthaceae, họ Liliaceae

Dạ Lý Hương - Cestrum nocturnum, họ Solanacées

Dâm Dương Hoắc Herba epimedii - Epimedium macranthun Mooren, họ Hoàng Liên Gai Berbridaceae. Các tên khác:
淫 羊 藿, Cương tiền, Tiên linh tỳ, Tam chi cửu diệp thảo, Phỏng trượng thảo, Khí trượng thảo, Thiên lưỡng kim, Can kê cân, Hoàng liên tổ, Khí chi thảo, Hoàng đức tổ, Thác dược, Đình thảo, Thiên hùng cân, Dương hoắc, Ngưu giác hoa, Đồng ty thảo, Tam thoa cốt, Tam thoa phong, Quế ngư phong, Phế kinh thảo, Tức ngư phong, Dương giác phong, Dương Hợp Diệp, Tam giác liên, Kê trảo liên.
- Dâm Dương Hoắc lá to Epimedium macranthum
- Dâm Dương Hoắc lá hình Tim Epimedium brevicornu
- Dâm Dương Hoắc lá dạng mũi tên Epimedium sagittum

Vị cay, ngọt. tính ấm. Vào kinh thủ Đại trường, Vị, Tam tiêu, Mệnh môn, vào kinh Tâm bào, Thận, Can. Là thuốc trọng yếu ôn bổ mệnh môn, có tác dụng cường dương, ích khí, tính ôn, không hàn, có thể ích tinh khí, người chân dương bất túc dùng rất hợp.
Tác dụng: lợi tiểu tiện, ích khí, cường chí, kiện cân cốt, bổ lưng gối, làm mạnh tim, bổ thận hư, tráng dương, khứ phong trừ thấp. Chủ trị âm nuy tuyệt thương, trong âm hành đau, hạ bộ lở loét, lao khí, nam giới tuyệt dương bất khởi, nữ tử tuyệt âm vô tử, gân cơ co rút, tay chưn tê, người lớn tuổi bị choáng váng, trung niên hay bị quên, trị liệt nữa người, tay chưn không có cảm giác, trị liệt dương, tiểu đau, lưng gối không có sức, phong thấp đau nhức.
Liều: Uống 4-12 g. Có thể ngâm rượu, nấu thành cao hoặc làm thành hoàn. Bên ngoài có thể dùng dạng sắc lấy nước rửa.
Kiên kỵ: Tướng hỏa dễ động, dương vật dễ cương, di mộng tinh, tiểu đỏ, miệng khô, mất ngủ.
Sung huyết não cấm dùng. Âm hư, tướng hỏa động, hỏa vượng không dùng (người ốm, khô, nóng bức rứt, táo bón, tiểu vàng, mất ngủ, ra mồ hôi, lòng bàn tay bàn chưn nóng). Thuốc có thể gây tác dụng phụ như nôn mửa, miệng khô, chảy máu mũi.
Chọn rễ lá hàng năm vào mùa hè tháng 5 hoặc mùa thu. Cắt lấy thân lá, bỏ tạp chất, phơi khô. Dùng lá, rễ làm thuốc. Lá màu lục tro hoặc lục vàng, cứng dòn là tốt.

Bào chế: *lấy kéo cắt hết gai chung quanh biên lá, cắt nhỏ như sợi tơ to, rây sạch mảnh vụn là dùng được.
* Rửa sạch, xắt nhỏ, phơi khô, sao qua. Có thể tẩm qua rượu rồi sao qua càng tốt.
Tác dụng: kích thích tố nam, kích thích xuất tinh, lá và rễ có tác dụng mạnh hơn thân cây.
Nước sắc hạ huyết áp và đường huyết, tăng lưu lượng máu của động mạch vành, dãn mạch ngoại vi, làm dãn mạch máu não. Tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể. Giảm ho, hóa đờm, bình suyễn, an thần. Kháng khuẩn, kháng viêm, ức chế tụ cầu trắng, vàng, phế cầu khuẩn. Kháng virus bại liệt các loại. Dùng lượng ít có tác dụng lợi tiểu, lượng nhiều chống lợi tiểu.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
- Trị phong đau nhức - Tiên Linh Tỳ Tán: Tiên linh tỳ, Uy linh tiên, Xuyên khung, Quế tâm, Thương nhĩ tử đều 40 g. Tán nhuyễn. Mỗi lần uống 4 g với rượu ấm.
- Trị phong gây đau nhức, đi lại khó khăn - Tiên Linh Tỳ Tiễn: Tiên linh tỳ, Gia tử căn đều 2 cân. Đậu đen 2 thăng. Nấu với 3 đấu nước còn 1. Bỏ bã, sắc còn 5 thăng, uống.
- Trị mờ mắt sinh màng: Dâm dương hoắc, Sinh vương qua (loại Qua lâu nhỏ có màu hồng) 2 vị bằng nhau, tán bột, mỗi lần uống 4 g, ngày 3 lần.
- Trị răng đau - Cố Nha Tán: Tiên linh tỳ, nhiều ít tùy dùng, sắc lấy nước ngậm.
- Trị sau khi bịnh, mắt chỉ nhình được gần: Dâm dương hoắc 40 g, Đạm đậu xị 100 hột, sắc với 1 chén rưỡi nước còn 1 chén.
- Trẻ em bị quáng gà: Dâm dương hoắc, Văn cương nga mỗi thứ 20 g, Chích cam thảo, Xạ can mỗi thứ 10 g, tán bột. Gan dê 1 cái, rạch thành nhiều rãnh, mỗi lần lấy 8 g thuốc nhét vào buộc lại, lấy đậu đen 1 chén, nấu ra nước 1 chén rồi sắc, chia làm 2 lần ăn, và uống hết nước.
- Trị đậu sởi nhập vào mắt: Dâm dương hoắc, Uy linh tiên, 2 vị bằng nhau, tán bột, mỗi lần uống 2 g với nước cơm.
- Trị ho do tam tiêu, đầy bụng không ăn được, khí nghịch: Dâm Dương Hoắc, Ngũ vị tử 2 vị bằng nhau, tán bột, luyện viên với mật to bằng hột ngô đồng. Mỗi lần uống 30 viên với nước gừng.
- Trị liệt dương, bán thân bất toại - Dâm Dương Hoắc tửu: Dâm dương hoắc 1 cân, rượu ngon 10 cân. Ngâm 1 tháng. Mỗi lần uống 20 ml, ngày 2 lần.
- Trị liệt dương: Dâm dương hoắc 40 g, Tiên mao 20 g, sắc uống.
- Trị liệt dương, tiểu nhiều lần: Dâm dương hoắc 20 g, Thục địa 40 g, Cửu thái tử 20 g. Lộc giác sương 20 g. Sắc uống.
- Trị đau nhức khớp do phong thấp hoặc hàn thấp, tay chưn co quắp, tê - Tiên Linh Tỳ Tán: Tiên linh tỳ 20 g, Uy linh tiên 12 g, Thương nhĩ tử, Quế chi, Xuyên khung mỗi thứ 8 g. Sắc uống.
- Trị thận hư, dương nuy (bao gồm liệt dương, di tinh, tảo tiết), phụ nữ vô sinh, có thể chọn các bài sau:
*Dâm dương hoắc 40g, ngâm vào 500ml rượu gạo hoặc nếp, 20 ngày sau đem ra uống mỗi lần 10-20ml, ngày 2-3 lần trước bữa ăn. Hoặc dùng ruợu Dâm dương hoắc 20% (tức Dâm dương hoắc ngâm), ngày uống 3 lần, mỗi lần 5ml trước bữa ăn.
*Trị cao huyết áp, chủ yếu đối với thể âm dương đều hư: dùng bài Nhị Tiên Thang: Tiên mao 16g, Tiên linh tỳ 16g, Đương qui 12g, Ba kích 12g, Hoàng bá 12g, Tri mẫu 12g, sắc uống. Bài thuốc dùng tốt đối với huyết áp cao, thời kỳ tiền mãn kinh.
*Trị bệnh động mạch vành: Uống viên Dâm dương hoắc mỗi lần 4-6 viên (mỗi viên tương đương với thuốc sống 2,7g), ngày uống hai lần, 1 tháng là một liệu trình, thuốc có tác dụng an thần.
*Trị suy nhược thần kinh: Dâm dương hoắc có thể dùng lượng uống khác nhau, ngày uống 3 lần, mỗi lần 4 viên (mỗi viên tương đương 2,8g thuốc sống), hoặc ngày uống 3 lần, mỗi lần 3 - 4 viên (mỗi viên tương đương 3g thuốc sống), mỗi lần uống 20mg, ngày 3 lần (20mg thuốc tương đương với 10g thuốc sống).
*Trị viêm cơ tim do virút: Mỗi lần uống viên cao Dâm dương hoắc 7-10 viên (tương đương thuốc sống 2,7g), ngày 3 lần, liên tục trong 7 tháng, đồng thời dùng Vitamin C 3g, 15 lần một liệu trình, dùng liên tục 3 liệu trình.
*Trị liệt dương: Dâm dương hoắc 9 g, Thổ đinh quế 24 g, Hoàng hoa viễn chí (tươi) 30 g, Kim anh tử tươi 60 g, Sắc uống.
Ty Thuần Tửu Ẩm: là rượu có ích cho đàn ông, mạnh dương vật, mạnh lưng gối, trị được bán thân bất toại: dùng 1 phần Dâm dương hoắc ngâm với 7 phần rượu, đừng uống quá say, kiêng gần đàn bà.
Có người uống Dâm dương hoắc mà không sinh con là vì sao? – Vị này không phải là thuốc bổ chân nguyên, nó chỉ trị cho những người dương hư âm bại, kích thích tình dục, những người dục vọng quá mạnh, giao hợp không điều độ làm cho hư, tinh khí không đầy đủ nên không sinh được con cái là lẽ tất nhiên, chỉ những người dương nuy âm bại, tạm dùng cho nó mạnh lên, vi thế cổ nhân nói là "uống Dâm dương hoắc lâu ngày sẽ không có con".
Những điều cần lưu ý khác khi dùng rượu Dâm Dương Hoắc: không nên uống quá liều chỉ định. Những người thể chất Âm Hư hoặc đang mắc các bịnh lý thể âm hư không nên dùng. Âm Hư có những triệu chứng như: người ốm yếu, hay có cảm giác sốt nhẹ về chiều, lòng bàn tay bàn chưn nóng, môi khô họng khát, thích uống nước mát, trong ngực bồn chồn không yên, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ, chất lưỡi đỏ khô.

Dành Dành - Gardenia jasminoides Ellis, họ Rubiaceae. Các tên khác: Chi Tử, Thủy Hoàng Chi, Mác Làng Cương
Dành dành núi Gardenia stenophylla, thuộc họ cà phê Rubiaceae.
Bộ phận dùng làm thuốc của dành dành núi là trái, thu hái khi chín vào tháng 7-9, ngắt bỏ cuống, phơi hoặc sấy nhẹ đến khô. Khi dùng ngâm trái vào nước sôi hoặc đem đồ khoảng nửa giờ rồi lột vỏ lấy nhân. Nhân có thể để sống có tác dụng thanh nhiệt, sao qua dùng chín để tả hỏa hoặc sao đen để cầm máu. Nhiều người cho rằng dành dành núi có tác dụng tốt hơn dành dành.
Chủ trị: sốt, tâm phiền, khó ngủ, vàng da, huyết nhiệt, lợi tiểu, mắt đỏ, miệng khát.
Liều dùng: 6 - 12g / Ngày.
Dành dành núi được dùng với tên thuốc là Sơn Chi Tử. Dược liệu có vị đắng, tính hàn, có tác dụng tả hỏa giải độc, lợi tiểu, lợi mật, chỉ huyết, giảm đau, hạ huyết áp, hạ cholesterol máu, kháng khuẩn, chống viêm, lưu huyết, thanh nhiệt, được dùng trong những trường hợp sau:
- Chữa tinh hoàn sưng đau: Sơn chi tử (sao đen) 30 g, tiểu hồi (sao với muối) 30 g, hạt quýt (sao với giấm) 30 g, hạt vải 30 g, ích trí nhân 20 g, hạt cau rừng 15 g, thanh bì (sao với dầu mè) 18 g. Tất cả tán nhỏ, rây bột mịn, mỗi lần uống 6 g với rượu vào lúc đói. Nếu không uống được rượu, lấy 10 sợi cỏ tím sắc với nước, thêm ít muối rang làm thang uống.
- Chữa nôn mửa: Sơn chi tử (sao) 10 g, trần bì 10 g, tinh tre 10 g, gừng sống 5 g sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống nóng làm 2 lần trong ngày. Chữa tiểu ít, tiểu đau, tiểu rắt: Sơn chi tử, mộc thông, hạt mã đề, cù mạch, biển súc, hoạt thạch mỗi vị 12 g; đại hoàng 8 g; cam thảo nướng 6 g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Chữa vết thẹo trên mặt: Sơn chi tử và hột Bạch Tật Lê lượng bằng nhau tán nhỏ hòa với giấm. Lấy bông sạch thấm thuốc, bôi vào ban đêm, sáng hôm sau rửa mặt, làm liên tục vài ngày.
- Chữa ho ra máu, thổ huyết: Sơn chi tử (sao), hoa hoè (sao), sắn dây mỗi vị 20 g. Sắc nước hòa thêm ít muối uống.

Cốt Toái Bổ Polypodium drynaria fortunei, họ Dương xỉ - Polypodiaceae. Tên khác: cây Tổ Rồng, Hầu khương, Thân khương, cây Tổ phượng, Tắc kè đá
Bộ phận dùng: thân rễ (còn gọi là củ). Cây tổ rồng mọc bám vào cây cổ thụ hoặc ở hốc đá. Củ già, khô, da màu nâu, thịt hồng hồng, không mốc mọt, không lẫn các rễ khác hoặc tạp chất là tốt. Vị đắng, chát, tính ấm. Vào kinh Can và Thận. Tác dụng hành huyết, chỉ huyết, trừ phong, bổ Thận, làm mạnh gân xương, cầm máu, giảm đau. Chủ trị bong gân, gẫy xương, chân tay mỏi, tê liệt. Trị các chứng Thận thấp, đau háng, đau xương, đau răng, ù tai, té ngã chấn thương gân xương. Dùng ngày 8 - 20 g. Cách bào chế: dùng dao đồng cạo sạch lông vàng, xắt nhỏ, tẩm mật ướt đều, đồ một ngày, phơi khô dùng. Nếu gấp thì sấy khô, không đồ cũng được. Theo kinh nghiệm VN: rửa sạch lông, xắt mỏng phơi khô dùng.
Dùng tươi: hái về bỏ hết lông tơ và lá khô, rửa sạch giã nhỏ. Dấp một ít nước vào rồi nướng cho mềm, đắp lên các vết đau. Trong một ngày thay thuốc bó nhiều lần. Nếu không đủ cốt toái bổ thì có thể lấy bã dấp lại nước rồi băng lại.
- Thận suy triệu chứng như đau lưng dưới, yếu chân, ù tai, đau răng: dùng Cốt toái bổ với Bổ cốt chi, Ngưu tất và Hồ đào nhân để trị. Cũng có thể dùng Cốt toái bổ với Sinh địa hoàng và Sơn thù du để trị ù tai, đau răng.
- Sưng và đau do chấn thương ngoài: Dùng Cốt toái bổ với Hổ cốt, Qui bản, Một dược.
Kiêng kỵ: âm hư, huyết hư không nên dùng.
* Trị chứng đau răng, răng long, răng chảy máu do thận hư:
- Bột Cốt toái bổ vừa đủ, sao đen đắp vào răng.
- Gia vị Địa hoàng hoàn: Thục địa 16g; Sơn dược, Sơn Thù, Phục Linh, Đơn bì, Trạch tả mỗi vị 12g; Tế tân 2g; Cốt toái bổ 16g; sắc uống.
* Trị chấn thương, gãy xương:
- Tẩu mã tán: Cốt toái bổ, lá sen tươi, lá Trắc bá diệp tươi, trái Bồ kết tươi, lượng bằng nhau mỗi vị 12g, tán nhỏ, ngày 2 lần, hãm nước sôi uống, bã đắp ngoài.
- Tiếp cốt tán: Cốt toái bổ, Huyết kiệt, Bằng sa, Đương qui, Nhũ hương, Một dược, Tục đoạn, Đồng tự nhiên, Đại hoàng, Địa miết trùng, lượng bằng nhau, tán bột trộn vaselin, bôi vùng đau. Bài thuốc có tác dụng làm liền xương nhanh.
* Phòng nhiễm độc:
- Mỗi ngày dùng Cốt toái bổ 30g sắc nước, phân ra 2 lần uống.
* Trị chai chân: Cốt toái bổ 9g, giã nát ngâm 3 ngày trong 100ml cồn 95%, đem chùi chổ chai.
Liều dùng:
- 10 - 20g.
- Dùng ngoài theo yêu cầu.

Cứt Quạ - Gymnopetalum cochinchinesis

Dã Quỳ, Cúc Quỳ, Hướng Dương dại - Tithonia diversifolia

Dâm Bụt - Hibiscus rosa sinensis, họ Malvaceae. Tên khác: bông Bụt (dâm bụt ta), Bụt dấm (dâm bụt tây), Râm Bụt, Xuyên cận bì. Bông dâm bụt có tên thuốc là Mộc cận, vị ngọt, trơn nhầy, tính bình không độc. Vỏ, rễ dâm bụt có vị ngọt, tính bình, không độc. Có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc tố trong máu, tiêu sưng, kháng khuẩn, sát trùng, chống viêm nhiễm, giảm huyết áp. Lá kích dục, điều kinh, chống ho, an thần, nhuận tràng. Bông có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiều, tiêu sưng, giải độc. Rễ của cây dâm bụt có tác dụng tiêu viêm tiết niệu, điều hòa kinh nguyệt.
Cần phân biệt Dâm bụt tây còn gọi là dâm bụt dấm, bông màu đỏ tía, cấu trúc bông khác với dâm bụt ta khi nhìn gần. Loại dâm bụt tây cũng có lợi ích tốt, nhưng không thuộc vào các trị liệu nói trên.
* Chữa kinh nguyệt không đều: 30g rễ, sao qua, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống trong ngày. Rong kinh, kinh ra nhiều: 40g rễ dâm bụt, lá huyết dụ tươi 20-25g. Sắc uống từ 4-6 ngày.
* Quai bị: 50g lá dâm bụt, 50g hành củ, giã nhỏ, thêm nước, gạn nước uống, bã đắp ngoài khi khô lại thay.
* Đau nhức chưn, đôi khi co cứng không đi lại được: Lá dâm bụt, lá si, lá đào, lá mận, lá thài lài tía, mỗi thứ 30g, phơi khô, xắt nhỏ, sao qua, ngâm với ít rượu, dùng xoa bóp hàng ngày.
* Khí hư: 40-50g vỏ của thân cây dâm bụt (cạo bỏ vỏ ngoài), xắt nhỏ, sao vàng, sắc uống liên tục trong 1 tuần, mỗi ngày một ấm, dùng trong 10 ngày thì nghỉ. Sau đó, nếu bịnh chưa hết, có thể dùng tiếp.
* Chàm mặt: 50g vỏ thân dâm bụt, 10 trái bồ kết bỏ hột, 20g gừng tươi. Tất cả xắt nhỏ, sắc đến khi nước đặc sền sệt, để nguội, lấy bôi ngày 2 lần.
* Kiết lỵ: 40g vỏ dâm bụt cạo lớp ngoài, chỉ lấy lớp vỏ lụa, lá búp táo ta 40g, gừng tươi 5 lát. Vỏ thân dâm bụt xắt nhỏ, sao vàng, hạ thổ; lá táo sao vàng. Tất cả sắc lấy nước uống.
* Chữa kiết lỵ: bụng đau quặn, mót đại tiện nhiều lần, phân bầy nhầy như nước mũi, hoặc màu máu cá. Hái 10 bông dâm bụt bỏ cuống, cho vào chén cơm, thêm một muổng café đường, đem hấp cơm trong nồi cơm. Khi cơm chín, lấy chén thuốc ra ăn. Bài thuốc này không độc, trẻ em có thể ăn.
* Khó ngủ, hồi hộp, nước tiểu đỏ:
Bông thu hái khi mới nở, dùng tươi hay phơi khô. Bông dâm bụt phơi khô, hãm uống thay trà.
* Mụn nhọt, nhứt là mụn đang có mủ: bông dâm bụt tươi, lá dâm bụt, lá trầu không, lá thồm lồm mỗi thứ 50g, giã nát, đắp lên chỗ mụn nhọt. Dùng lá và bông giã với ít muối hột, đắp lên chỗ mụn nhọt đang sưng mủ, sẽ đở nhức, đỡ nóng, sớm bễ mủ.
* Bông dâm bụt 30g, hợp với gỗ vang 30g, gừng 3 lát, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày chữa nhức đầu, chóng mặt ở phụ nữ mới sanh. (trích trong Nam dược thần hiệu). Nếu hợp với hột mã đề lượng bằng nhau, uống lúc đói thì chữa tả lỵ ở trẻ em.
* Chữa mộng tinh, tiểu đau, dùng bông dâm bụt, lá bạch đồng nữ, thài lài tía, mỗi thứ 30g, giã nhỏ, thêm nước nấu sôi, để nguội, gạn uống ngày 2 lần. Hoặc bông dâm bụt 30g, gương sen 3 cái, cắt nhỏ, sắc uống. Với phụ nữ ra khí hư, bạch đới như máu cá, hoặc tiểu són, cũng dùng bài thuốc này để chữa trị.
* trong dâm bụt có chất chống oxy hóa, có tác dụng điều hòa lượng cholesterol và giảm nguy cơ bị bịnh tim.

Diên Vĩ - Iris, họ Iridaceae. Tên khác Lay Dơn

Diệp Hạ Châu đắng Phyllanthus amarus, họ Euphorbiaceae.
vị đắng, tính hàn, hơi có độc. Khử phong thấp, lợi gân cốt, lá mọc đối, cuốn ngắn. Hái trước khi cây ra bông, ra bông vào tháng 4-6. Trong dân gian dùng cây chó đẻ để chữa bán thân bất toại, tê thấp, nhức xương, lưng gối tê đau, viêm gan, vàng da, ban ngứa, dị ứng, sỏi mật, ngộ độc vì rượu, suy gan do nghiện rượu bia, viêm gan virut, viêm gan B. Giúp lợi tiểu, giải nhiệt, tiêu hóa, giảm đường huyết ở bịnh nhân tiểu đường. Mỗi ngày dùng từ 6-12 g dạng thuốc sắc hay thuốc cao. Giã dập dùng để đắp chữa rắn cắn, ong chích hoặc mụt nhọt độc.
Cây Chó Đẻ Răng Cưa Phyllanthus urinaria, họ Euphorbiaceae. Tên khác: Diệp Hạ Châu.
Cây Chó Đẻ cũng là tên của Phyllanthus niruri L. họ Phyllanthaceae, lá không răng cưa. Dùng làm thuốc thông tiểu tiện hoặc làm thuốc thông sữa.
Các loại khác: cây Chó Đẻ (Siegesbeckia orientalis, họ Asteraceae), Cỏ Đĩ (Chó Đẻ bông vàng), Hy tiên, Niêm Hồ Thái, cây Hy Thiêm (Sieges beckia orientalis L., họ cúc Compositae), Cam Kiềm, Kiềm vườn, Diệp Hòa Thái, Lão Nha Châu, Trân Châu Thảo.
Cây chó đẻ có tác dụng kháng khuẩn tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn coli Shigella dysenteriae, S. flexneri, S. Shigae, Moraxella và diệt nấm đối với Aspergillus fumigatus, trị tiêu chảy, lợi tiểu, hạ huyết áp.
Cây Chó đẻ có vị ngọt hơi đắng, tánh mát, dùng để tiêu độc, sát trùng, tiêu viêm, tán ứ, thông huyết mạch, lợi tiểu. 
Chữa viêm họng, mụn nhọt, viêm da, lở ngứa, sản hậu ứ huyết, đau bụng, trẻ em bị tưa lưỡi, viêm gan, vàng da, sốt, rắn cắn, viêm đường tiểu, sỏi thận, sỏi mật, lậu, đái tháo đường, sốt rét, đau dạ dày.
Liều dùng: 10 - 20g mỗi ngày. 
Toàn cây được sử dụng làm thuốc, có tác dụng bổ gan, giảm đau, chữa viêm gan, vàng da, dị ứng, sỏi mật. Tốt nhứt hái cây vào mùa Hè, thường dùng tươi, cũng có thể phơi hoặc sấy khô.
Chữa bịnh viêm gan: 20 g Diệp Hạ Châu rửa sạch, bằm nhỏ với 100 g gan heo, nấu nhiều lần, lấy nước đặc uống trong một ngày, dùng liên tục 7 ngày. Hoặc dùng phương thuốc phối hợp nhiều dược thảo như: 8 g Diệp Hạ Châu đắng, 12 g Nhân Trần, 12 g lá Dành Dành, 12 g Rau Má, 8 g Biển Súc, 8 g Sài Đất, 8 g Đơn Kim, 8 g Cây Nọc Sởi, 8 g Tinh Tre, 8 g Hà Thủ Ô trắng. Tất cả xắc nhỏ, phơi khô, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống làm 2 lần trong ngày. Uống liên tục trong 90 ngày.
Chữa viêm họng, ung nhọt, đinh râu, lở ngứa, đau khớp, ứ huyết sau khi sanh, đau mắt: ngày 8-12 g cây khô sắc uống, hoặc 20-40 g cây tươi giã nát với muối, vắt nước uống, bã đắp. Cũng có thể dùng loại ngọt Phyllanthus urinaria.

Dừa Cạn, Trường Xuân Hoa - Catharanthus roseus, họ Apocynaceae. Các tên khác: Cây Bông Dừa, Cây Dương Giác (Sừng Dê), Cây Bông Hải Đăng, Nhật Nhật Tân, Cây pervenche de Madagasca, Rose Periwinkle:
Cây thuốc nổi tiếng chữa huyết áp cao, bịnh bạch huyết, ung thư, an thần, bình can, thanh nhiệt, giải độc. Cũng có tác dụng kháng nham (chống ung thư), viêm đại tràng và tiểu đường vì dừa cạn chứa một số hoạt chất giống insulin. Dùng lá, rễ. Lá hái trước khi cây có bông, phơi hoặc sấy khô, phần lá và ngọn dùng làm trà. Rễ đào vào mùa thu, rửa sạch phơi hoặc sấy khô. Vị Dừa cạn hơi đắng, tính hàn.
Bài thuốc ứng dụng: Dừa cạn 12 g, hoa Hòe 6 g. Sắc uống ngày một thang thay nước trà.
- Chữa bịnh đi tiểu đỏ và ít, tiểu đường, kinh nguyệt không đều. Ngày 4-8 g lá dạng thuốc sắc.
- Chữa tiểu đường: dùng thân lá dừa cạn phơi khô, sao vàng 20 g, râu bắp 40 g; sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
- Trị zona: Dừa cạn (sao vàng hạ thổ) 16g, Thổ linh 16g, Bạch linh 10g, Kinh giới 12g, Chi tử 10g, Nam tục đoạn 16g, Cam thảo đất 16g, Hạ khô thảo 16g. Sắc uống 3 lần, uống 3 lần, ngày 1 thang.
- Thuốc đắp làm giảm đau nhức: lá dừa cạn, lá cây hòe. Hai thứ lượng bằng nhau, giã nhỏ đắp lên chổ tổn thương, băng lại.
- Điều trị khí hư bạch đới: Dừa cạn 12g, rễ cây Bạch đồng nữ 16g, Biển đậu 16g, Đan sâm 16g, Cây chó đẻ 16g, lá Bạc sau 16g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Trà dược cho bịnh nhân tăng huyết áp: Dừa cạn 160g, lá đinh lăng 180g, hoa Hòe 150g, cỏ xước 160g, Đỗ trọng 120g, Chi tử 100g, Cam thảo đất 140g. Các vị sao giòn tán vụn trộn đều, để dành trong hộp kín, tránh ẩm. Ngày dùng 40g. Hãm nước sôi vào ấm, sau 10 phút có thể dùng. Uống thay trà trong ngày. Công dụng: an thần, hạ áp, làm bền thành mạch, êm dịu thần kinh, phòng chống ngăn ngừa tai biến có thể xảy ra.
- Phụ nữ bị bế kinh: đau bụng lăn lộn, mặt đỏ, bụng dưới căng đầy. Bài thuốc: Dừa cạn (phơi khô) 16g, Nga truật 12g, Hồng hoa 10g, Tô mộc 20g, Chỉ xác 8g, Trạch lan 16g, Huyết đằng 16g, Hương phụ 12g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần.
- Lỵ trực trùng, đi ngoài nhiều lần, bụng đau từng cơn, phân có chất nhầy, có máu mũi, sụt cân nhanh. Bài thuốc: Dừa cạn (sao vàng hạ thổ) 20g, cỏ sữa 20g, cỏ mực 20g, Chi tử 10g, lá Khổ sâm 20g, Hoàng liên 10g, rau má 20g, Đinh lăng 20g. Đổ 3 chén nước sắc 1,5 chén, chia ra 3 lần uống trong ngày.
- Bịnh trĩ: búi trĩ sưng đu, tiết dịch, chảy máu tươi. Bài thuốc: dùng bông và lá Dừa cạn, lá Thầu dầu tía. Hai thứ giã nhỏ đắp tại chỗ, băng lại. Đồng thời uống: Dừa cạn (sao vàng) 20g, cỏ mực 20g, Phòng sâm 16g, Hoàng kỳ 12g, Đương quy 12g, Bạch truật 16g, Thăng ma 10g, Sài hồ 10g, Trần bì 10g, Cam thảo 12g. Sắc 3 lần uống 3 lần, ngày 1 thang. Dùng 10 ngày liền. Nghỉ 3-4 ngày, sau đó tiếp đợt 2.
- Khát nhiều, tiểu nhiều. Đông y gọi là chứng tiêu khát. Bài thuốc: Dừa cạn 16g, Cát căn 20g, Thạch hộc 12g, Hoài sơn 16g, Sơn thù 12g, Đan bì 10g, Khiếm thực 12g, Khởi tử 12g, Ngũ vị 10g. Sắc 3 lần uống 3 lần, ngày 1 thang.
- Tiền liệt: Dừa cạn 12g, Huyền sâm 12g, Xuyên sơn 10g, Trà đen khô 12g, Hoàng cung trinh nữ 5g, Cát căn 16g. Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần.
***
Đại Hồi -
Illicium verum Hook, họ Illiciaceae.
Tên dược học: Fructus Anisi stellati. Tên khác: Bát giác hồi hương; Hồi; Hồi hương. Tên Tàu: 八角 Baat gok; Ba jiao. Tên english: Star anise; Indian anise. Tiếng Pháp: Anis étoilé

Hồi 12 cánh
Bộ phận dùng: trái chín (còn gọi là bông). Trái to hình bát giác, tám cánh xoè bằng và đều có hột. Trái sắc nâu hồng, mùi thơm nhiều, khô nguyên không gãy vụn là tốt. Vị cay, tính ôn.Vào kinh Can, Thận và Tỳ, Vị.
Tác dụng:
trừ lạnh, trừ gió độc, tiêu đờm, khai vị, chỉ ẩu (chống nôn mửa).
Chủ trị:
trị ẩu thổ, bụng trướng đầy.
Liều dùng:
Ngày dùng 4 - 8g

Cách bào chế: Cách giấy sao khô nghiền nhỏ, tẩm rượu (để cho dẫn lên) hoặc tẩm muối (để cho dẫn xuống) Theo kinh nghiệm Việt Nam: Lấy
trái tách ra từng cánh, bỏ hột (rửa qua bụi dơ, âm Can cho thật khô, nếu cần). Có thể tẩm rượu sao qua (cách giấy) hoặc tẩm nước muối sao qua (cách giấy). Đựng trong chai kín (tránh nóng, tránh ẩm) khỏi mất hương vị. Kiêng kỵ: âm hư hoả bốc thì không nên dùng.Đại Kế - Cicus japonicus, Cirsium japonicum, họ Cúc hay còn gọi là họ Hướng dương Asteraceae hay Compositae. Tên khác: Ô rô, Ô rô cạn (Acanthus clicifolius), Ô rô cạn nhỏ lá (Cnicus segetum Max), Hổ kế, Miêu kế, Mã kế, Thích kế, Sơn ngưu bàng, Kê hạng thảo, Thiên châm thảo, Dã hồng hoa, Địa đinh, Địa đinh hương, Địa đinh thảo, Địa hạ thảo, Đại cư hàn, Ngưu nịch thích, Đại kế diệp, Đại kế thán.
Hái vào mùa thu mùa hè đang lúc bông nở, hái toàn cây dùng làm thuốc, rửa sạch đất cát phơi khô cất dùng. Rửa sạch, cắt đoạn dùng sống hoặc sao cho cháy đen. Có người phơi nắng tán bột để dùng hoặc rửa rượu sạch, phơi khô để dùng. Vị ngọt, tính mát, nhập kinh Can. Làm mát huyết, thanh nhiệt, lương huyết, cầm máu. Tán ứ tiêu ung nhọt. Dùng trong các trường hợp ho ra máu, ói ra máu, chảy máu cam, tiểu ra máu, vết xuất huyết do bị đứt, sưng ứ do tổn thương bởi té, trị ung nhọt sưng độc, viêm gan. Dùng rễ tươi hoặc toàn cây quyết nhuyễn đắp nơi đinh nhọt sưng.
Tỳ vị hư hàn, không có ứ trệ cấm dùng.
- Trị trường ung, phúc ung, tiểu phúc ung, lấy lá Đại kế đâm lấy nước bỏ Địa du, Thuyên thảo, Ngưu tất, Kim ngân hoa, 4 vị đâm lấy nước trộn nước uống.
- Trị bạch tiểu, rong kinh dùng: Đại kế, Bồ hoàng (sao), Tông bì (sao cháy) nấu nước uống. Có bài dùng 1 thăng Đại kế, tiểu kế (dùng rễ), 1 đấu rượu dầm đêm uống, có thể dùng rượu nấu uống hoặc đâm lấy nước uống nóng. Có bài dùng lá và ngọn non Tiểu kế rửa xắc nghiền ra một chén nước cốt trộn vào một chén nước cốt Đại hoàng, nửa lượng Bạch truật sắc uống một nửa lúc còn nóng.
- Trị ứ huyết, chấn thương do té, đâm sống lấy nước cốt uống với rượu.
- Trị tâm nhiệt làm ói ra máu, miệng khô, đâm lá và rễ lấy nước lần uống 2 chén nhỏ.
- Trị cứng lưỡi ra máu không cầm, dùng Đại hoàng kế đâm lấy nước uống, với rượu khô thì tán bột uống với nước.
- Tiêu chảy ra máu tươi, dùng lá Đại, Tiểu kế đâm lấy nước uống nóng 1 thăng.
- Động thai xuống huyết, dùng rễ và lá Tiểu, Đại kế, Ích mẫu thảo 5 lượng, 2 chén nước sắc còn 1 chén rồi sắc lại còn chén nhỏ chia làm 2 lần uống ngày uống một lần.
- Trị vết thương do bị dao đâm chém, xuất huyết không cầm dùng mầm non của Đại, Tiểu kế đâm lấy nước đắp.
- Tiểu tiện lắt nhắt ra đục dùng rễ Đại kế đâm lấy nước uống.
- Nghẹt mũi dùng Đại, Tiểu kế sắc 1 thăng chia ra uống.
- Trẻ bị lở láy chảy nước khó chịu sinh ra khi sốt khi lạnh, dùng lá Đại kế đâm nát đắp vào nơi lở, khô thì thay.
- Trị ngứa lở dùng lá Đại kế đâm lấy nước uống, có bài khác trộn thêm muối đắp.
- Đàn bà ngứa âm hộ, dùng Tiểu, Đại kế sắc nước, ngày rửa 3 lần.
- Trị các lỗ lở không thu miệng, dùng rễ Đại kế, rễ Toan táo, rễ Chỉ thụ, Đỗ hành mỗi thứ một nắm, Ban miêu 3 phân, sao tán bột viên mật bằng trái táo ngày uống một lần rồi lấy một viên nhét vào lỗ lở.
- Đinh nhọt sưng, Đại kế 4 lượng, Nhũ hương 1 lượng, Minh phàn 5 chỉ tán bột lần uống 2 chỉ với rượu khi nào mồ hôi ra là thôi.
- Mát huyết cầm huyết: Dùng trong trường hợp ói ra máu, chảy máu cam, đái ra máu do nhiệt và rong kinh, bạch đới:
1/ Đại kế tươi (toàn cây) 2-3 lượng (hoặc chỉ dùng rễ 1-2 lượng) sắc uống trị ói ra máu, phế ung đàm thúi.
2/ "Thập khôi tán". Dùng Đại kế, Tiểu kế, Trắc bá diệp, Bạc hà diệp, Thuyên thảo, Mao căn, Sơn chi, Đơn bì, Tông lư bì, Đại hoàng các vị bằng nhau đốt tồn tính, tán bột lần 3-5 chỉ, ngày 2 lần với nước lạnh. Trị ói ra máu không cầm.
- Tán ứ tiêu ung, các loại lở loét:
1/ Thuyên thảo, Địa du, Ngưu tất, mỗi thứ 3 chỉ. Kim ngân hoa 4 chỉ sắc uống bỏ vào 1 lượng Đại kế đâm nhỏ lấy nước tươi.
2/ Toàn cây Đại kế tươi đâm đắp bên ngoài trị chứng trên.
3/ Đại kế tươi 4 lượng rửa sạch, đâm lấy nước, lần uống 1 muổng canh, ngày 2 lần trị viêm ruột dư mãn tính.
- Đại kế hợp với một số tân dược để làm thành "Đại kế giáng áp phiến" để trị huyết áp cao.
- Đại kế còn được dùng trong trường hợp chảy máu chân răng rất tốt, đâm 1-2 lượng ngâm lấy nước, ngậm.
- Giã rễ vắt lấy nước nửa thăng chủ trị băng trung hạ huyết.
- Lá chữa mụt trong ruột (trường ung), ứ huyết vùng bụng, té ngã chấn thương, nghiền tán tươi trộn với rượu và Đồng tiện uống dùng. Còn mụt độc loét lở nghiền với muối thoa bên ngoài.
- Đại kế bẩm thụ khí sinh lên trong đất, kiêm được dưỡng khí của trời nên có vị ngọt khí ấm mà không độc. Phụ nữ xích bạch lỵ là do huyết nhiệt gây ra. Thai bởi nhiệt nên không yên, huyết nhiệt thì chạy bậy, tràn ra khiếu trên thì thổ huyết thì vinh khí hòa, vị khí hòa nên làm cho mập khỏe.
- Đại kế, Tiểu kế ngọt ấm vào 2 kinh Can Tỳ, phá huyết củ sinh huyết mới, an thai khí, cầm băng huyết lậu huyết, cầm thổ huyết chảy máu cam. Đại kế sức mạnh hơn, có tác dụng bổ khỏe tiêu ung nhọt. Tiểu kế sức yếu hơn chỉ có thể lui sốt không thể tiêu ung nhọt, hòa với rượu hoặc Đồng tiện sao qua.
- Đại kế, Tiểu kế tuy sách vở ghi thuộc tính cam ôn có thể dưỡng tinh bổ huyết, nhờ vào huyết chu lưu khắp cơ thể không trở trệ, nếu như huyết ứ không tiêu, mà đưa tới các chứng thổ huyết, khạc ra máu, nhổ ra máu, chảy máu cam, băng huyết, lậu huyết, và huyết tích trệ không lành, đưa tới bệnh ung nhọt sưng đau, tinh huyết đã bất trị, sao lại có thể nói đến bổ dưỡng. Dùng thuốc này khí vị ôn hòa, ôn không gây táo, hành không quá tán, ứ trệ được ôn thì tiêu, khối ứ trệ được hành mới hoạt, máu dơ đã sạch thì tự sinh ra cái mới, nhọt sưng tiêu ngầm, đồng thời có cái hay là bổ huyết, thuyết bổ dưỡng bắt nguồn từ đó. Tiểu kế sức yếu hơn, không nhanh bằng sức của Đại kế, Tiểu kế chỉ có thể thoái nhiệt, bởi không tổn thương phần khí nặng, điều lý được bệnh huyết không, nếu tỳ vị hư hàn không thèm ăn uống, tiêu chảy không cầm, không nên dùng. Đại tiểu kế tương tự nhau, bông như tóc bới. Đại kế thân cành thô mà lá nhăn. Tiểu kế thân cành thấp mà lá không nhăn, tất cả đều dùng thân cành.
Kế Đồng - Cirsium arvense, họ Asteraceae. Trên cọng và mặt dưới của lá có gai, bông tím nở vào tháng 6 đến cuối tháng 8. Cây sống được nhiều năm, cao 30 đến 150cm, mọc hoang ngoài đồng, thích sống vùng đất cao, khô, có bóng mát và bụi rậm, trên 2000m cách mặt nước biển. Nhựa trong thân cây có men dịch vị làm sữa đông đặc. Ngoài ra còn có Inulin (C6H10O5)n, chất nhựa, khoáng hóa calcium, silicic acid và dầu. Đọt non nấu ăn giúp thông đường tiêu hóa. Tuy cùng họ và có dược tố tương tự, nhưng để làm thuốc thường dùng Đại kế vì Đại kế có nhiều và dễ thích nghi môi trường, dễ trồng hơn.


Đại Tướng Quân, Náng hoa trắng - Crimum defixum, Crimum asiaticum, họ Amaryllidaceae:
là cây thuốc phổ biến, nếu bị bầm, trật, bong gân, đau lưng có thể lấy lá hơ lửa bó, đắp. Điểm phân biệt rõ nhất giữa hai loài này chính là màu của bông.

Đại Táo Zizyphus jujuba Lamk, họ Rhamnaceae . Các tên khác: Táo tàu, táo đen, hồng táo.
Công dụng: Bổ huyết, an thần.
Táo Nhân Hột dẹp của trái Táo chua Ziziphus mauritiana Lam, họ Rhamnaceae
Bộ phận dùng; Nhân (chính là hột táo), lá, trái, vỏ cây. Nhân táo ở trong hạch, hình dĩa hay hình trứng, có một đầu nhọn, một đầu phẳng, gọi là Toan táo nhân. Mùa trái chín, lượm hột táo rửa sạch phơi khô, xay bễ vỏ và sàng lấy nhân, phơi hoặc sấy cho tới khô. Vị ngọt, hơi đắng, mùi thơm, tính bình, có tác dụng an thần, tiêu viêm, trừ ho. Lá vị chua chát, hơi có nhớt, tính mát, có tác dụng hạ nhiệt, giải độc, tiêu viêm, trừ ho. Trái có vị chua chát, ngọt, hơi có nhớt, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, trừ ho. Trái chín phơi khô bổ tỳ, ích khí. Vỏ vị chát, hơi đắng, tính bình, có tác dụng tiêu viêm, sinh cơ và cầm máu. Táo nhân dùng trị mất ngủ, hồi hộp hay quên, chân tay nhức mỏi. Dùng sống gây mất ngủ. Ngày dùng 0,8 - 1,2 g (15-20 hột) giã nhỏ chế nước uống hay sắc uống. Lá dùng chữa ho. Ngày dùng 20 - 40 g sắc uống. Dng ngoài chữa lở loét, ung nhọt, sốt phát ban (xông, tắm). Trái phơi khô dùng chữa lỵ, cao huyết áp. Vỏ cây dùng trị phỏng, cầm máu và chữa ỉa chảy. Cũng dùng với lá táo và một số vị thuốc khác chữa viêm lợi và kiết lỵ.
Đơn thuốc: - Mất ngủ, buồn phiền: 15 - 20 hột giã nhỏ sắc uống.
- Ho, ho gà: 20 - 40 lá sắc uống, hợp với các vị thuốc khác như lá chanh, lá dâu.
- Chữa kinh sợ, hồi hộp, ít ngủ, khó ngủ, hay nằm mơ, hoảng hốt mất trí: dùng Nhân hột táo khô, Sinh địa, Hột Muồng Sao, Mạch Môn, Long Nhãn, Hột Sen, mỗi vị 12 g sắc uống, hoặc tán bột viên với mật ong, uống mỗi ngày 20 - 25 g.

Đan Sâm Salviae miltiorrhiza Bunge, họ Labiatae
Dùng rễ (củ). Củ ngoài sắc đỏ tía, trong vàng thâm mịn, không có xơ, không có rễ con là tốt. Củ cứng dòn, ốm, đen, có xơ là xấu. Vị đắng, tính hơi hàn. Vào kinh Can và Tâm. Tác dụng: trục huyết ứ, hoạt huyết, rút mủ, lên da non, làm thuốc thông kin, cường tráng.
- Dùng sống bổ huyết, trị mụn nhọt, sang lở.
- Dùng chín trị kinh nguyệt không đều.
- Huyết ứ bên trong triệu chứng kinh nguyệt không đều, bế kinh, đau bụng hoặc đau bụng sau khi sanh. Đan sâm hợp với Ích mẫu, Đào nhân, Hồng hoa và Đương qui.
- Khí huyết ứ trệ triệu chứng đau vùng tim, đau bụng hoặc đau vùng thượng vị. Đan sâm hợp với Sa nhân và Đàn hương trong bài Đan sâm ẩm.
- Huyết ứ triệu chứng đau mỏi toàn thân hoặc đau khớp. Đan sâm hợp với Đương qui, Xuyên khung và Hồng hoa.
- Mụn nhọt. Đan sâm hợp với Kim ngân hoa, Liên Kiều và Nhũ hương.
- Bịnh có sốt do phong tà xâm nhập, triệu chứng nóng cao, bứt rứt, lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít. Đan sâm hợp với Sinh địa hoàng, Huyền sâm và Trúc diệp.
- Nội nghiệt triệu chứng hồi hộp, đánh trống ngực, bứt rứt mất ngủ. Đan sâm hợp với Toan táo nhân và Dạ giao đằng.
Liều dùng: ngày dùng 6 - 12 g.
Cách bào chế: Ủ mềm, xắt lát dùng sống hoặc sao qua hoặc tẩm rượu sao qua tùy theo đơn.
Theo kinh nghiệm Việt Nam: rửa sạch, để ráo nước, ủ mềm một đêm, xắt lát mỏng, phơi khô, hoặc dùng sống cách này thường dùng. Hoặc tẩm rượu để một giờ sao qua. Sao với rượu làm tăng công năng hoạt huyết của thuốc. Không hợp với Lê lô.
Kiêng kỵ: không có ứ trệ thì không nên dùng.
- Đan sâm ẩm (trà dược): 6 g Đan sâm rửa sạch, xắt mỏng, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 - 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong một ngày. Chú ý chọn loại đan sâm to chắc, khô, mềm, không có xơ và không có rễ con.
- Đối với bịnh lý động mạch vành, để nâng cao hiệu quả, có thể thêm một số vị thuốc hoạt huyết khác như Đàn hương, Tam thất, Hồng hoa, Nguyệt lý hoa. Thí dụ: 15 g Đan sâm; 100 g Tam thất; hai thứ tán vụn, mỗi ngày dùng 10 g, bọc trong túi vải, hãm uống thay trà.
Một số bài thuốc:
1. Chữa đau tức ngực, đau nhói vùng tim:
- Đan sâm 32 g, Xuyên khung, Trầm hương, Uất kim, mỗi vị 20 g. Hồng hoa 16 g, Xích thược, Hương phụ chế, Hẹ, Qua lâu, mỗi vị 12 g. Đương quy vĩ 10 g. Sắc uống ngày một thang.
- Đan sâm 32 g, Xích thược, Xuyên khung, Hoàng kỳ, Hồng hoa, Uất kim, mỗi vị 20 g. Đảng sâm, Toàn đương quy, Trầm hương, mỗi vị 16g. Mạch môn, Hương phụ, mỗi vị 12 g. Sắc uống ngày một thang.
2. Chữa suy tim:- Đan sâm 16 g, Đảng sâm 20 g, Bạch truật, Ý dĩ, Xuyên khung, Ngưu tất, Trạch tả, Mã đề, Mộc thông, mỗi vị 16 g. Sắc uống ngày một thang.
- Đan sâm, Bạch truật, Bạch thược, mỗi vị 16 g. Thục linh, Đương quy, Mã đề, mỗi vị 12 g. Cam thảo, Can khương, Nhục quế, mỗi vị 6 g. Sắc uống ngày một thang.
3. Chữa tim hồi hộp, chóng mặt, nhức đầu, hoa mắt, ù tai: Đan sâm, Sa sâm, Thiên môn, Mạch môn, Thục địa, Long nhãn, Đảng sâm, mỗi vị 12 g. Toan táo nhân, Viễn chí, Bá tử nhân, mỗi vị 8 g. Ngũ vị tử 6 g. Sắc uống ngày một thang.
4. Chữa viêm tắc động mạch chi:
- Đan sâm, Hoàng kỳ, mỗi vị 20 g. Đương quy vĩ 16 g, Xích thược, Quế chi, Bạch chỉ, Nghệ, Nhũ hương, Một dược, Hồng hoa, Đào nhân, Tô mộc, mỗi vị 12 g. Sắc uống ngày một thang.
- Đan sâm, Huyền sâm, Kim ngân hoa, Bồ công anh, mỗi vị 20 g, Sinh địa, Đương quy, Hoàng kỳ, mỗi vị 16 g. Hồng hoa, Diên hồ sách, mỗi vị 12 g. Nhũ hương, Một dược, mỗi vị 8 g. Cam thảo 4 g. Sắc uống ngày một thang.
5. Chữa thần kinh suy nhược, nhức đầu, mất ngủ:
- Đan sâm, Bạch thược, Đại táo, hạt Muồng sao, Mạch môn, Ngưu tất, Huyền sâm, mỗi vị 16 g. Dành dành, Toan táo nhân, mỗi vị 8 g. Sắc uống ngày một thang.
- Đan sâm, Liên tâm, Táo nhân sao, trái Trắc bá, mỗi vị 8 g, Viễn chí 4 g. Sắc uống ngày một thang.
6. Chữa viêm khớp cấp kèm theo tổn thương ở tim:
- Đan sâm, Kim ngân hoa, mỗi vị 20 g, Đảng sâm, Hoàng kỳ, Bạch truật, mỗi vị 16 g. Đương quy, Long nhãn, Liên kiều, Hoàng cầm, Hoàng bá, mỗi vị 12 g. Táo nhân, Phục linh, mỗi vị 8 g. Mộc hương, Viễn chí, mỗi vị 6 g. Sắc uống ngày một thang.
- Khi có loạn nhịp: Đan sâm 16 g, Sinh địa, Kim ngân, mỗi vị 20 g. Đảng sâm 16 g, Chích cam thảo, A giao, Mạch môn, hột Mè, Đại táo, Liên kiều, mỗi vị 12 g. Quế chi 6 g, Gừng sống 4 g. Sắc uống ngày một thang.

Đào Nhân Prunus persica Batsch, họ Rosaceae. Cây Sơn Đào Prunus davidiana Franche. Tên khác Pfirsisch.
Đào nhân là hột của trái Đào. Tính bình vị đắng, qui kinh Tâm Can Phế Can Phế Đại tràng. Thuốc có tác dụng hoạt huyết khu ứ, nhuận tràng thông tiện. Chủ trị các chứng đau kinh, kinh bế, đau bụng sau sanh, trưng hà tích tụ, chấn thương ngã đau, phế ung, trường ung, đại tiện táo bón, giảm ho, ức chế tế bào ung thư.Trị bệnh phụ khoa:
- Đào nhân, Đương qui đều 10g, Hồng hoa, Tam lăng đều 5g, sắc nước uống trị chứng kinh bế do huyết ứ.
-
Sinh hóa thang: Đương qui 32g, Đào nhân 12g, Xuyên khung 12g, Chích thảo 2g, Bào khương 2g, sắc nước uống hoặc ho thêm ít rượu sắc uống. Trị chứng sau sinh đau bụng do huyết ứ. Bài thuốc còn có tác dụng tăng sữa cho người mẹ.
-
Đào hồng tứ vật thang ( Y tông kim giám): Đương qui 12g, Sanh địa 16g, Xích thược 12g, Xuyên khung 8g, Đào nhân 12g, Hồng hoa 8g, sắc nước chia 2 lần uống. Trị rối loạn kinh nguyệt, kinh bế, đau kinh do huyết ứ.Trị táo bón:
-
Nhuận tràng hoàn: Hạnh nhân, Đào nhân, Hỏa ma nhân, Đương qui đều 10g, Sanh địa 15g, Chỉ xác 10g, tán bột mịn luyện mạt làm hoàn, mỗi lần uống 6g, ngày 2 lần hoặc sắc uống.
-
Ngũ nhân hoàn: Đào nhân 20g, Hạnh nhân 12g, Bá tử nhân 12g, Tùng tử nhân 4g, Uất lý nhân 1g, Trần bì 8g, Mật làm hoàn, mỗi lần uống 4 - 8g. Trị chứng táo bón ở người già, phụ nữ sau sinh.Trị viêm tắc động mạch:
- Đào nhân, Hồng hoa, Đương qui, Đan sâm, Xuyên khung, Xích thược, Ngưu tất, Kim ngân hoa, Huyền sâm đều 10g, Địa miết trùng, Tam lăng, Nga truật đều 6g, Địa long 10g, Thủy điệt, Manh trùng, Sanh cam thảo đều 3g sắc uống. Liều thường dùng 6 - 10g đập vụn.

Cây Đậu Chiều Cajanus indicus; Cajanus cajan (L.), thuộc họ Đậu Fabaceae. Tên khác: đậu triều, đậu xăng, đậu cọc rào.
Lá có lông, có gân dài ba cánh xếp thành hai hàng (lá kép), giống điệp rừng, lá trên mặt màu xanh lá cây đậm, mặt dưới trắmg lợt. Bông màu tím lợt, già trở màu vàng úa, mọc thành chùm ở nách lá. Trái dài 4-6cm màu xanh, hột như hột đậu, dẹp, trắng ngà, khi chín màu đen. Cây cao 1,5 - 2m, thân, lá, rễ, bông và hột đều là vị thuốc. Đơm bông kết trái vào tháng 1 đến tháng 3. Mọc hoang hoặc trồng làm hàng rào ở vùng nông thôn. Trồng bằng hột vào đầu mùa mưa. Thu hái rễ và lá quanh năm. Đào rễ về, rửa sạch, xắt mỏng, phơi khô. Lá thường dùng tươi. hột lấy ở những trái già chín. Hột chứa globulin, còn có men urease.
Đậu chiều có vị đắng, tính mát; có tác dụng ấm phế, trợ tỳ, tiêu thực, làm thông huyết mạch.
- Rễ dùng làm thuốc chữa sốt, giải độc, tiêu thũng, tiểu đêm.
- Hột dùng như rễ, còn dùng chữa ho, cảm, nhức mỏi gân cốt.
- Lá dùng gây ói khi bị ngộ độc thuốc trừ sâu; lại dùng nấu tắm trị bịnh ngoài da và dùng trị lỵ, dùng hợp với thầu dầu uống trị đau bụng. Dùng ngoài trị mụn nhọt, vết thương.
Trong nha khoa, cây đậu chiều là phương thuốc nam thần diệu trị đau, sưng, nhức lợi nướu.
- Trẻ em sốt, thức đêm khóc vì mọc răng, bị té, bị gãy răng, sâu răng, ăn xương cứng mẻ răng, viêm nướu: Hái 5-7 lá đậu chiều (mặt trên đã chuyển màu tím đậm) rửa sạch, cho vào 1/2 muỗng muối, giã nhuyễn (người lớn dùng 15-20 lá), vắt nước uống. Sau 10 phút sẽ dứt nhức răng, đau răng, cầm máu. Nếu trẻ em bị chấn thương răng, lược nước pha khoảng 3ml, cho vào 1 muỗng mật ong hoặc đường cho uống.
- Người lớn tuổi chảy máu cam, đau nhức răng hàm: hái 10 lá đậu chiều rửa sạch, cho vào 1 muỗng muối, đâm nhuyễn, ngậm bã, nuốt nước. Sau 5 phút sẽ có tác dụng.
- Người lớn tuổi răng yếu, ăn nhằm xương cứng, bị nhức nướu, bị trầy xước, khó ngủ: chỉ cần hái 5 lá đậu chiều nhai dập, nuốt nước.
Ngoài ra, cây đậu chiều cũng được dùng chữa các bịnh như:
- Đi rừng bị nhiễm nước, bị muỗi cắn về nhà sốt: hái một nhánh gồm thân, cành, lá đậu chiều khoảng 150-250g, xắt khúc 3cm, rửa sạch, sao khử thổ, nấu sôi trong 15 phút. Uống 3 lần trong ngày sẽ hạ sốt.
- Đi chơi xa, uống nước lạ bị đau bụng, tiêu chảy, nhiễm độc thực phẩm: nấu từ 15 - 20 lá đậu chiều trong 1/2 lít nước sắc còn 150ml. Uống 2 lần vào buổi chiều trước lúc ăn, tối trước khi đi ngủ sẽ giải độc, dứt đau.
- Trẻ em, người lớn tuổi dương thận suy, tiểu đêm, mỏi hai bên hông: sao 200g thân, rễ, lá đậu chiều, nấu trong 750g nước còn 150ml. Uống 3 lần trong ngày.
- Trái, hột đậu chiều nấu trong 1 lít nước chung với 50g lá sả còn 250ml, gội đầu, lau khô, thêm 5ml nước cốt chanh 1 tuần gội 1 lần, giúp tóc đen mượt óng ả và không sợ bị gàu.
- Hột và lá giã ra, hơ hay xào nóng đắp lên vú gây tiết sữa.
- Hột dùng trị rắn cắn. 15g rễ đậu chiều sắc uống. Có thể xắt mỏng để ngậm hoặc tán bột uống. Lá tươi giã đắp không kể liều lượng.
- Ho, cảm, cổ họng sưng đau: dùng bột rễ Đậu chiều, bột rễ Xạ can, thêm phèn chua, hòa nước sôi để nguội ngậm không nuốt nước; hoặc dùng hột Đậu chiều sao vàng sắc uống.
- Cảm sốt, mụn nhọt và trẻ em lên sởi ho: dùng rễ Đậu chiều 15g, Sài đất và Kim ngân hoa, mỗi vị 10g, sắc nước uống.
- Trị các loại ban trái có kèm theo các chứng no hơi, sình bụng, tiêu chảy, gốc ban dây dưa: dùng lá Bạc hà 100g, củ Bồ bồ 100g, bông Kinh giới 100g, Trần bì lâu năm 100g, lá Đậu chiều 100g, Lức cây 100g, Hương phụ sao 100g, Hậu phác sao 100g, củ Sả 100g. Các vị hòa chung, tán bột nhuyễn. Mỗi lần uống một muỗn cà phê, trẻ em nửa liều; ngày uống 2-3 lần (kinh nghiệm dân gian ở An Giang).

Đinh Lăng Polyscias fruticosa, Panax fruticosum, Panax fruticosus. Các tên khác: Cây Gỏi Cá, Nam Dương Sâm:
Tính năng chống dị ứng, giải độc, chống mệt mỏi, tăng sinh lực. 150-200g lá Đinh Lăng tươi, . Cho tất cả vào nồi nấu sôi với khoảng 200 ml nước, đậy nắp lại, sau vài phút mở nắp đảo qua đảo lại vài lần. Sau 5-7 phút chắt nước để uống nước đầu, đổ tiếp khoảng 200 ml nước vào nấu sôi để lấy nước thứ 2. Dùng lá tươi thuận tiện vì không phải dự trữ, không tốn thời gian nấu lâu, lượng nước ít, người bịnh dễ uống nhưng vẫn bảo đảm được lượng dược chất cần thiết.
- Chữa tắc tia sữa: 40 g rễ Đinh Lăng, 3 lát Gừng tươi, đổ 500 ml nước sắc còn 250 ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống khi thuốc còn nóng.
- Chữa nổi mề đay, mẩn ngứa do dị ứng: 80 g lá Đinh Lăng khô, đổ 500 ml nước sắc còn 250 ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày.
- Ho suyễn lâu năm: 8 g mổi thứ rễ Đinh Lăng, Bách Bộ, Đậu Săn, rễ cây Dâu, Nghệ vàng, rau Tần dày lá. 6g củ Xương Bồ, 4g Gừng khô, đổ 600 ml nước sắc còn 250 ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống lúc thuốc còn nóng.
- Phong thấp, thấp khớp: 12 g rễ Đinh Lăng, 8 g mổi thứ Cối Xay, Hà Thủ Ô, Huyết Rồng, cỏ rễ xước, Thiên Niên Kiện; 4 g vỏ Quít, Quế Chi (riêng vị Quế Chi bỏ vào sau cùng khi sắp nhắc ấm thuốc xuống). Đổ 600 ml nước sắc còn 250 ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống khi thuốc còn nóng.

Điệp Tây, Hoa Nắng, Phượng Vỹ, Fleur Paon, Francillade - Delonix regia, họ Fabaceae
Điệp Vàng - Casia splendida vogel

Đỗ Quyên, Sơn Thạch Lựu, Hồng Thụ Ấn, Ánh Sơn Hồng, Mãn Sơn Hồng, Báo Xuân hoa, Thanh Minh hoa, Sơn Trà hoa - Rhododendron simsii Planch, họ Ericaceae

Bông vị chua ngọt, tính ấm, có công dụng hòa huyết, trừ đàm, làm hết ngứa, dùng chữa trị các chứng rối loạn kinh nguyệt, bế kinh, băng lậu, bị thương do té, khử phong thấp, thổ huyết.
Lá vị chua, tính bình, công dụng thanh nhiệt, giải độc, cầm máu, giảm đau, chủ trị ung thũng, mụn nhọt, xuất huyết do chấn thương, dị ứng, viêm khí phế quản, trĩ đang xuất huyết, kiết lỵ, viêm khớp, bị thương do té.
Rễ vị chua ngọt, tính ấm, công dụng hòa huyết, trừ phong thấp, giảm đau, chữa các chứng xuất huyết, kinh nguyệt không đều, băng lậu, trĩ xuất huyết, lỵ, viêm khớp.
- Viên khí phế quản mạn tính: lá Đỗ Quyên khô tán bột, chế với rượu, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10-20 ml. Hoặc 30 g lá Đỗ Quyên, 24 g Dấp Cá, 15 g lá Nhót, sắc uống.
- Ói ra máu, chảy máu mũi: 15 g Bông Đỗ Quyên tươi, sắc uống. Hoặc 15 g rễ Đỗ Quyên khô, sắc uống.
- Khí hư: 15 g Bông Đỗ Quyên trắng, móng giò heo lượng vừa đủ, hầm nhừ làm canh ăn. Hoặc: 15 g rễ Đỗ Quyên, 15 g cây Hàm Ếch (Tam Bạch Thảo), sắc uống.
- Rong kinh: 30-60 g rễ Đỗ Quyên, sắc uống với một chút rượu vang. Hoặc 60 g bông Đỗ Quyên, sao với rượu rồi sắc uống.
- Rối loạn kinh nguyệt: 15 g rễ Đỗ Quyên, 15 g rễ Bạc Hà, 15 g Ích Mẫu thảo, 9 g bông Hồng, sắc uống. Nếu có đau bụng, đau lưng và màu kinh lợt thì dùng 30 g rễ Đỗ Quyên, 30 g rễ Hải Kim Sa, 15 g Ô Dược, sắc uống trước kỳ kinh, trong vòng 1-2 tháng.
- Phụ nữ bị đau bụng hậu sản: 30-60 g rễ Đỗ Quyên tươi, sắc uống 3-4 lần mỗi ngày.
- Mụn nhọt, viêm loét vùng gáy: lá Đỗ Quyên và lá Trắc Bách Diệp tươi giã nát, trộn với tròng trắng trứng gà và mật ong rồi đắp lên chổ bị mụn nhọt, viêm loét.
- Chữa dị ứng: lá Đỗ Quyên tươi nấu tắm cho đến khi khỏi bịnh.

Đỗ Trọng - 杜 仲 Eucommia ulmoides, họ Eucommiaceae
Vị ngọt, hơi cay, tính ôn, vào 2 kinh Can và Thận. Có Tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt, an thai, chữa đau lưng, đi tiểu nhiều, chân gối yếu. Ngoài ra có tác dụng làm mạnh sự co bóp cơ tim, lợi tiểu. Là vị thuốc dùng điều trị bịnh tăng huyết áp, dùng dưới dạng cao lỏng, thuốc sắc hoặc ngâm rượu. Cần chú ý: liều thấp có tác dụng giãn mạch, liều cao lại gây co mạch. Đỗ Trọng có thể dùng để điều trị tăng huyết áp có biến chứng suy tim, ngoài ra có thể chữa các bịnh đau lưng, phụ nữ sẩy thai, trẻ em kinh giản co giật.
Bài thuốc: Đỗ trọng 100 g, Nhân sâm 12 g. Ngâm với 1 lít rượu trắng 29,5° (rượu lúa mới). Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 5 ml.
Hoặc: Đỗ trọng 5-12 g, sắc uống ngày một thang.
Hoặc: Đỗ trọng 5-12 g, Cúc hoa 12 g, Hoa hòe 6 g. Sắc uống ngày một thang.

Độc Hoạt - Angelica pubescens Maxim, họ Apiaceae

Đương Quy - Angelica sinensis, họ Apitaceae (Umbelliferae). Các tên khác: Tần Quy, Vân Quy, Can Quy, thuộc họ Hoa Tán. Xuyên Quy là rễ phơi khô hay sấy khô của cây Đương Quy
Bộ phận dùng: Củ, Rễ - Radix Angelicae Sinensis, thường gọi là Đương quy
Cây trồng được 3 năm sẽ cho củ tốt. Đào củ vào mùa thu, cắt bỏ rễ con, phơi trong mát hoặc cho vào thùng sấy lửa nhẹ đến khô. Củ to, thịt chắc, dẻo, màu trắng hồng, nhiều tinh dầu, có mùi thơm đặc biệt, vị ngọt sau cay là loại tốt.
bào chế như sau: Rửa qua rễ bằng rượu (nếu không có rượu thì rửa nhanh bằng ít nước, sau vẩy cho ráo nước). Ủ một đêm cho mềm, bào mỏng 1mm. Nếu muốn để được lâu, rửa bằng nước và muối; sau đó, phải sấy nhẹ qua lưu huỳnh.
Tính vị, tác dụng: Vị ngọt, hơi đắng, hơi cay, mùi thơm, tính ấm; Vào kinh: Can, Tâm, Kỳ, có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh, giảm đau, nhuận tràng và thông đại tiện, khư phong thấp, thông tê. Chủ trị huyết hư, chóng mặt, tim đập mạnh, kinh nguyệt không đều, bế tắc, hành kinh đau bụng, đau bụng do hư hàn, táo bón, phong thấp tê đau. Tửu Đương Quy dùng điều trị kinh nguyệt bế tắc, phong thấp tê đau. (vào đây đọc thêm liều lượng, cách ngâm)
Công dụng, chỉ định và phối hợp với các vị khác: Đương quy được dùng chữa trị phong thấp, đau khớp, trúng phong co quắp, lưng gối đau mỏi, chân tay tê cứng, thiếu máu xanh xao, nhức đầu, cơ thể ốm yếu, mệt mỏi, đau lưng, đau ngực bụng, viêm khớp, chân tay đau nhức lạnh, tê bại, tê liệt, đại tiện táo bón, mụn nhọt lở ngứa, tổn thương ứ huyết, kinh nguyệt không đều, bế kinh, đau bụng kinh.
Liều dùng 4,5-9g có thể tới 10-20 g, dạng thuốc sắc hay rượu thuốc. Còn được dùng trị cao huyết áp, ung thư và làm thuốc giảm đau, chống co giật, làm ra mồ hôi, kích thích ăn ngon cơm.

Đơn thuốc:
1. Chữa thiếu máu, cơ thể suy nhược, kinh nguyệt không đều, dùng bài Tứ vật thang gồm: Đương quy 8 g, Thục địa 12 g, Bạch thược 8 g, Xuyên khung 6 g, nước 600 ml, sắc còn 200 ml, chia 3 lần uống trong ngày.
2. Bổ máu, dùng cho phụ nữ sau khi sinh đẻ, thiếu máu, dùng bài Đương quy kiện trung thang gồm: Đương quy 8 g, Quế chi, Sinh khương, Đại táo mỗi vị 6 g, Bạch thược 10 g, Đường phèn 50 g, nước 600 ml, sắc còn 200 ml, thêm Đường chia làm 3 lần uống trong ngày.

3. Chữa viêm quanh khớp vai, vai và cánh tay đau nhức không giơ tay lên được: Đương quy 12 g, Ngưu tất 10 g, Nghệ 8 g sắc uống. Hợp với luyện tập hàng ngày giơ tay cao lên đầu.

4. Phụ nữ kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, dùng Đương quy sắc nước uống trước khi thấy kinh 7 ngày, Phụ nữ sắp sinh nếu uống nước sắc Đương quy vài ngày trước khi sinh thì đẻ dễ dàng.
Cho đến nay, Đương quy là một vị thuốc dùng rất nhiều trong Đông y, là đầu vị trong thuốc chữa bệnh phụ nữ.
Đương Quy là một vị thuốc thông dụng trong Đông Y. Có tác dụng trị nhức đầu do thiếu máu, đau lưng, đau ngực, táo bón, chữa kinh nguyệt không đều, có kinh đau bụng, tổn thương ứ huyết, chưn tay lạnh và đau nhức.
Đương Quy có ba phần với ba tính chất khác nhau vì tỷ lệ tinh dầu khác nhau.
- Quy Đầu là rễ chính với bộ phận có rễ, có tác dụng cầm máu, có tính cách hướng đi lên trên.
- Quy Thân là phần giữa hay rễ phụ lớn, có tác dụng bồi dưỡng, nuôi huyết ở trung bộ.
- Quy Vĩ (Qui Vỉ) là rễ phụ nhỏ, chủ thông, có tác dụng phá huyết và đi xuống, trục ứ. Trong các toa thuốc xoa bóp trật đả cũng thường có vị Quy Vĩ .
- Toàn Quy thì hoạt huyết.
Bài thuốc rượu Đương Quy để bổ huyết, cường tráng, trấn tĩnh, điều kinh cho phụ nữ . Muốn ngâm rượu Đương Quy, nên dùng Toàn Quy để có tác dụng huyết dịch tuần hoàn. Đương Quy xắt lát, ngâm chung với đường phèn và rượu trắng khoảng 2 tháng sau là có thể dùng được. Phân lượng tùy theo muốn chế nhiều hay ít, ví dụ 1 lít rượu cho 1/3 Đương Quy vào chai, đường phèn tùy khẩu vị muốn ngọt nhiều hay ít. Khi dùng có thể lọc bỏ Đương Quy hay ăn luôn xác. Rượu Đương Quy rất thơm, mỗi ngày uống một chun nhỏ, ai không uống được rượu, có thể pha với nước trái cây hoặc nước lạnh.
5. - Chữa trúng phong cấm khẩu: Độc họat 20g, Xuyên khung 10g, Xương bồ 10g. Sắc uống.
- Chữa phong thấp đau lưng, đau khớp xương, vận động khó khăn: Độc hoạt, Tầm gởi dâu, Xuyên khung, Đương quy, Ngưu tất, Cẩu tích, Thiên niên kiện, Sinh địa, mỗi vị 8-12g, sắc uống.
- Chữa các khớp xương đau nhức, dùng Độc hoạt thang: Độc hoạt 5g, Đương quy 3g, Phòng phong 3g, Phục linh 3g, Thược dược 3g, Hoàng kỳ 3g, Cát căn 3g, Nhân sâm 2g, Cam thảo 1g, Can khương 2g, Phụ tử 1g, Đậu đen 5g, nước 600ml, sắc còn 200ml. Chia 3 phần uống trong ngày.
6. Chữa phong hàn với triệu chứng: nhảy mũi hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, do nguyên nhân bên ngoài khi cơ thể gặp gió mưa, nhiễm lạnh mà bị cảm nên gọi là phong hàn. Cách chữa: giữ cơ thể ấm, nếu bị phong hàn dùng phương pháp tán hàn: một bó lá Tía tô, một bó lá Kinh giới và 5-10 lát gừng. Nấu chung với 2 lit nước đến khi sôi, dùng khăn lông trùm kín đầu xông hơi để giải cảm, thông mũi, làm cho dễ thở, hết ngứa mắt và làm ấm cơ thể. Nếu ngứa da, sau khi xông, dùng nước xông và xác lá rau để rửa da. Dùng uống phương thứ nhứt: 10g lá tía tô, 6g lá kinh giới, 3g cam thảo, nấu chung với 3 ly nnước, cạn còn 1 ly, uống lúc nóng để làm tăng sức đề kháng của cơ thể, ấm cơ thể, phong cảm hàn và mũi bị dị ứng chảy nước mũi sẽ hết. Phương thứ 2: 3-5 Củ hành tươi, 5 lát gừng, 3 trái táo đỏ lớn, sắc uống. Phương thứ 3: 5 lát gừng sống nấu với nửa miếng đường thể, uống nóng cho ra mồ hôi.
7. Viêm mũi dị ứng do thời tiết hoặc môi trường: dùng các vị thuốc này rễ cây Hoàng cầm (radix scutelleria), Trái Ké đầu ngựa (fructus xanthii), lá Hoắc hương (herba pogostermonis), lá Cúc mẩn (herba centiprdae); rễ Đương quy (radix angelicae sinensis). Dùng để xông hoặc chế biến, chọn những vị thuốc ở trên làm thành một bài thuốc có liều lượng theo quân, thần, tá, sứ để áp dụng cho triệu chứng bịnh trạng của cơ thể từng người. Vài bài thuốc thí dụ:
- Sâm kỳ tân di thang, bổ ích phế tỳ, khư phong lợi khiếu: Hoàng kỳ 24g, đảng sâm
黨參15g, bạch truật 10g, cam thảo 6g, trần bì 9g, đương quy 10g, thăng ma 6g, sài hồ 6g, phục linh 10g, phòng phong 6g, thương nhĩ tử 6g, tân di (bọc lại sắc) 6g, bạch chỉ 6g, cát cánh 6g. Cách dùng: 1,2 lít nước cho tất cả các vị trên vào sắc còn 450ml, chia 3 lần uống sáng trưa chiều, lúc đói bụng. Mỗi ngày 1 thang. Uống theo liệu trình 7-10 ngày, giữa các liệu trình nghỉ 3-5 ngày.
- Hoàng kỳ quế chi tân di thang chuyên trị phế hư phong hàn: sinh hoàng kỳ 20g, sinh bạch truật 10g, phòng phong 10g, quế chi 6g, bạch thược 6g, tân di (bọc lại sắc) 6g, sinh khương 5g, đại táo 6 trái, trích cam thảo 6g. Sắc với 1 lít nước, nấu sôi sau đó để lửa nhỏ tới khi còn 450ml, chia 3 lần uống sáng trưa chiều lúc đói. Mỗi ngày 1 thang, liên tục 7 ngày (1 liệu trình) nghỉ 3 ngày rồi tiếp tục liệu trình khác cho tới khi khỏi bịnh.
- Tân di thanh phế ẩm, trị ngứa mũi, hắt hơi, mũi rỉ nước, miệng khô, họng ngứa, ho, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi khô: Hoàng cầm 8g, chi tử 12g, thạch cao 20g, tri mẫu 8g, tang bạch bì 15g, tân di (bọc lại) 6g, tỳ bà diệp 12g, thăng ma 8g, bách hợp 10g. Dùng 1 lít nước, cho các vị trên vào sắc còn 300ml, chia làm 3 lần uống sáng trưa chiều, lúc đói. Mỗi ngày 1 thang, uống theo liệu trình 7 nghỉ 3.
Một vài bài thuốc chữa dị ứng lưu truyền trong dân gian:
- Bài 1: Dùng trái Ké đầu ngựa (Thương nhĩ tử) một lượng ít nhiều tùy ý, sao tới khi có màu xám, tán thành bột mịn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 3g, 2 tuần liên tục - một liệu trình. Nghỉ vài bữa lại uống một liệu trình tiếp. Thông thường sau 2-3 liệu trình, đại đa số bịnh nhân bị dị ứng sẽ khỏi bịnh hoặc dị ứng ít tái phác hơn trước. Một số bịnh nhân uống liều thuốc này có thể bị tiêu chảy, nhức đầu nhẹ, mệt mỏi, thì cần ngừng xử dụng.
- Bài 2: lấy vài củ tỏi, giã nát, vắt nước cốg rồi trộn với dầu mè hoặc mật ong theo tỷ lệ 1 phần nước cốt tỏi, 2 phần dầu mè. Rửa sạch mũi bằng nước muối, lau khô, dùng bông gòn y tế thấm nước thuốc, lnhét vào từng lỗ mũi, để bông thuốc trong đó 10-15 phút rồi bỏ ra.
- Bài 3: dùng trái hoặc lá cây tiêu lốt, phơi hoặc sấy khô, tán bột. Lấy chút bột hít hoặc dùng bông gòn tẩm bột thuốc nhét vào từng lỗ mũi, ngày 2-3 lần. Có tác dụng phòng dị ứng và giảm hắt hơi.
Kinh nghiệm người bị dị ứng vào mùa xuân mùa thu: dùng 250mg bột vitamin C hòa trong nước cam vắt. Uống hàng ngày.
****
Gấc, tên khoa học Momordica cochinchinensis họ Bầu bí cucurbitaceae. Tên khác: Gac fruit,
Tác dụng: dầu gấc có nhiều vitamin A, tốt cho trẻ em chậm lớn, mắc bịnh khô mắt, quáng gà, người kém ăn, mệt mỏi. Dầu gấc có tác dụng chống lão hóa, phòng chữa nám da, mụn trứng cá, khô da, rụng tóc, nổi sần, dưỡng da. Phòng chữa viêm gan, xơ gan, tiền ung thư về gan. Tăng cường sức đề kháng, chống các bịnh nhiễm trùng. Giúp giảm cholesterol trong máu, phòng ngừa các bịnh về tim mạch, tiểu đường. Bôi lên vết thương, vết phỏng giúp mau lên da non. Dầu gấc kèm thuốc kháng khuẩn bôi lên da trị được bịnh trứng cá có nhưn. Dầu gấc còn có tác dụng nhuận trường, giúp người bị táo bón. Hột gấc sấy khô giã bột, chủ yếu dùng ngoài chữa mụn nhọt, quai bị, sưng vú, tắc tia sữa, trĩ. Có nơi dùng chữa sốt rét, mỗi ngày 1-2g.
Bộ phận dùng: hột gấc bỏ vỏ (áo hột), phơi hay sấy khô. Dầu gấc được ép từ màng hột đã phơi hoặc sấy khô. Rễ thu hái vào mùa đông, rửa sạch và phơi khô.
Liều dùng: người lớn mỗi ngày 10-20 giọt dầu, chia làm 2 lần, uống trước bữa ăn chính. Trẻ em 5-10 giọt mỗi ngày.
Các bài thuốc:
- Gốc dây gấc, đơn gối hạc, mộc thông, tỳ giải mỗi vị 15g, sắc uống hoặc ngâm rượu xoa bóp, chữa phong thấp, sưng chưn.
- Nhân hột gấc mài với nước, bôi chữa mụn nhọt, ghẻ lở.
- Nhân hột gấc giã với một ít rượu 30-40° đắp chữa vú sưng đau.
- Hột gấc giã nhuyễn, thêm chút giấm, gói bằng vải, đắp chữa trĩ. Đắp suốt đêm.
- Hột gấc và vảy tê tê hai vị bằng nhau, sấy khô tán bột, mỗi lần dùng 2g, hòa với rượu ấm uống lúc đói để chữa sốt rét có báng.
Dầu gấc, bán trên thị trường dưới dạng viên thuốc dầu (tương tự dầu cá) "morita pure Gac oil / Vietnam Gac oil"

Giảo Cổ Lam, Jiaogulan, Cam Trà Vạn, cỏ Thần Kỳ, cây Trường Sinh thảo, cây Trường thọ, Phúc Âm Thảo, Thất Diệp Đảm, Dây Lõa Hùng, Ngũ Diệp sâm, Sâm phương Nam, cây Bổ Đắng, 絞股藍 - Gynostemma pentaphyllum, họ Bầu bí cucurbitaceae
Tác dụng: tăng lực, giảm mỡ máu, bảo vệ tế bào gan, chống viêm gan, chống oxy hóa của các phần tử tạo ra bởi các gốc tự do, phòng ung thư, chống suy thoái tế bào, phòng ngừa các biến chứng tim mạch, não, làm lưu thông máu trên não, giảm mệt mỏi, giúp ăn ngủ ngon, nhuận gan, lợi mật, tiêu hóa tốt, hết hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu do thiếu máu não.
Trên thị trường (Mỹ), bán dưới dạng trà (Jiaogulan tea). Hoặc xin hột về trồng, hái lá làm trà uống (cách làm trà, vào đây đọc thêm).

cây hoa Giun - Quisqualis indica, họ. Các tên khác: 英文名 shijunzi cây trái giun; Cát Bà; trái Nấc, Sử Quân Tử
trái của cây hoa Giun, thuốc trị lãi đũa, sán lãi. Lấy hột trái hoa Giun fructus Quisqualis 使君子 sao cho vàng thơm, tán nhỏ, sấy khô, có thể thêm đường. Dùng cho trẻ em ốm yếu, ăn không tiêu, biếng ăn, vàng da, miệng chảy nước giãi. Ngày uống 1-2 muỗng café hòa với nước cháo hay mật ong. Dùng trừ sán đũa cho trẻ em uống 3-5 hột sao và tán nhuyễn, người lớn 10 hột (tối đa 20 g). Sau 1 giờ uống thuốc sổ để loại bỏ sán. Thuốc sắc dùng để ngậm khi đau răng.
*****
Hà Thủ Ô - Polygonum multiflorum Thunb., họ Polygonaceae. Tên khác: Giao đằng, Dạ hợp, Địa tinh, Trần tri bạch, Đào liễu đằng, Sơn nô, Sơn tinh, Xích Cát, Mã can thạch, Cửu chân đằng, Sang chửu, Hồng nội tiêu, Giao hành, Dã miêu, Kim hương thảo, Chế thủ ô, Tiên thủ Ô, Dây sùng bò, Dây sữa bò, He Shou Wu
何首烏
Hái vào khoảng tháng 8, đào lấy củ to đường kính trên 4 cm, khô, vỏ nâu sẫm, cứng chắc, nhiều bột, ít xơ. Rễ để nguyên hay cắt thành từng miếng lớn nhỏ không đều nhau. Loại nguyên hơi giống củ khoai lang lớn, mặt ngoài màu nâu đỏ có nhiều chỗ lồi lõm. Mặt cắt ngang để lộ lớp bần màu nâu đỏ, mô mềm, vỏ màu nâu hồng có nhiều bột, giữa có gỗ hẹp, chất cứng, hơi nặng, không mùi, vị hơi chát tính ấm. Vào kinh Can và Thận. Hà thủ ô là một vị thuốc cải lão hoàn đồng, tác dụng bổ máu, kích thích tạo hồng cầu, giúp tăng lực khi mệt mỏi, suy nhược. 3 tác dụng đặc biệt là làm đen tóc, có lợi cho việc sinh con và kéo dài tuổi thọ. Ngoài ra Hà thủ ô có tác dụng hạ Cholesterol máu, phòng chống và giảm nhẹ xơ cứng động mạch, làm chậm nhịp tim, làm tăng nhẹ lưu lượng máu động mạch vành, tăng cường miễn dịch, nhuận trường, tăng nhu động ruột, Hà thủ ô sống tác dụng nhuận trường mạnh hơn Hà thủ ô chín, kháng khuẩn và virut, Hà thủ ô trắng có tác dụng ức chế tế bào ung thư.
Rửa sạch, ngâm nước vo gạo một ngày đêm, rửa lại, đổ nước Đậu đen vào ngập (Cứ kg Hà thủ ô thì cho 100g đậu đen nấu với 2 lít nước cho tới khi đậu đen nhừ nát) nấu cho tới khi gần cạn, nên đảo luôn cho chín đều). Khi củ trở nên mềm, lấy ra, bỏ lõi (nếu có), xắt hoặc bào mỏng, rồi phơi khô, còn nước đậu đen thì tẩm phơi cho hết, nếu đồ và phơi như vậy cho được 9 lần (củu chưng cửu sái) thì càng tốt. Khi nấu nóng, đặt một cái vỉ ở đáy dụng cụ để khỏi cháy khét.
Hoặc lấy Hà thủ ô đã cắt miếng, cho vào chậu, đổ rượu ngon vào tẩm một đêm, (cứ 10kg Hà thủ ô thì dùng 2,5 lít rượu). Ngày hôm sau bỏ vào nồi đồ 4 giờ. Lấy ra phơi trong râm mát cho khô. Lại tẩm lại đồ 2 lần nữa là được. Miếng Hà thủ ô sẽ có màu nâu đen.
Hà thủ ô (có thể trộn thêm với Hà thủ ô trắng) 2 vị bằng nhau, ngâm trong nước vo gạo 4 ngày đêm, thay nước vo gạo hàng ngày. Xong vớt ra cạo vỏ bỏ đi, lấy đậu đen vo sạch rồi cho vào chõ, cứ một lượt Hà thủ ô thì một lớp Đậu đen. Đồ cho chín nhừ Đậu đen. Bỏ Đậu đen, lấy Hà thủ ô phơi khô, phơi rồi đồ như vậy cho được 9 lần. Cuối cùng, lấy Hà thủ ô xắc mỏng hay bào phiến hoặc sấy khô hoặc tán bột.
* Trị phong cùi, dùng Hà thủ ô củ lớn, 250g, ngâm vơi nước vo gạo một đêm, cửu chưng cửu sái, Hồ ma 160g, cửu chưng cửu sái, rồi tán bột, mỗi lần. Uống 8g với rượu, ngày 2 lần.
* Trị tiêu ra máu không cầm: dùng Hà thủ ô 80g, tán bột, uống với nước cơm trước khi ăn, mỗi lần 8g.
* Hà thủ ô rửa sạch nhai sống hàng ngày, bài này có thể uống lâu ngày làm sống lâu và râu tóc đen.
* Uống hoặc ăn Hà thủ ô có tác dụng tư bổ, "Hà Thủ Ô Hoàn" chuyên mạnh gân cốt, đầy tinh tủy, bổ khí huyết, uống lâu đen râu tóc, mạnh sinh lý, có nhiều con cái, nhẹ người, sống lâu. Dùng Hà thủ ô, lấy dao bằng đồng cắt lát, nếu khô thì ngâm vơi nước vo gạo cho mềm để cắt, Ngưu tất (bỏ mầm non) 1kg, xắt lát, lắy 1 đấu Đậu đen rửa sạch, dùng gỗ hoặc tre đan làm giá, cứ bỏ một lớp đậu, một lớp Hà thủ ô và Ngưu tất, sắp nhiều lớp cho tới khi hết, chưng nấu cho tới khi đậu chín, lấy ra, bỏ đậu đi, phơi khô, làm như thế cho được 3 lần rồi tán bột, lấy Đại táo chưng rồi trộn thuốc làm viên bằng hột ngô đồng lớn, mỗi lần uống từ 30 - 50 viên với rượu ấm lúc còn bụng đói.
* Mạnh gân cốt, đầy tinh tủy, bổ khí huyết, uống lâu đen râu tóc, mạnh sinh lý, có nhiều con cái, nhẹ người, sống lâu: dùng Hà thủ ô trắng và Hà thủ ô đỏ, mỗi thứ nửa kg, cạo bỏ vỏ, phơi âm can, lấy cối chầy đá tán bột, uống mỗi buổi sáng 4g với giấm.
* Trị vết thương chảy máu, dùng bột Hà thủ ô xức vào, cầm ngay.
* Khoan khoái gân xương, tổn thương do chấn thương: dùng Hà thủ ô 5 kg, đậu Đen sống nửa kg. Tất cả nấu chín, Tạo giáp 1 cân đốt tồn tính. Khiên ngưu 400g, sao, tán bột, Bạc hà 400g, Mộc hương, Ngưu tất mỗi thứ 200g, Xuyên ô đầu mao (ngâm nước sôi) 80g, tán bột. Tất cả trộn với rượu thành viên to bằng hột ngô đồng lớn, lần uống 30 viên với nước trà.
* Mồ hôi tự chảy không cầm: dùng bột Hà thủ ô trộn nước miếng đắp giữa rún.
* Trị trong da có cảm giác đau như không biết đau ở nơi nào: dùng Hà thủ ô tán bột, trộn nước cốt gừng thành cao đắp vào, rồi chườm nóng bên ngoài.
* Trị tà sốt rét nhập vào âm phận lâu ngày không hết: dùng Hà thủ ô, Ngưu tất, Miết giáp, Quất hồng, Thanh bì, nếu khí ở biểu đã hư, tỳ vị đã yếu, thì thêm Nhân sâm 12- 20g, phế nhiệt thì bỏ Nhân sâm mà thế Đương quy vào.
* Trị chứng huyết hư, cơ thể suy nhược, có triệu chứng lưng gối nhức mỏi, hoa mắt, tóc bạc sớm, di tinh, huyết trắng nhiều, dùng: Hà thủ ô 20g, Thỏ ty tử 12g, Đương qui 12g, Ngưu tất 12g, Bổ cốt chỉ 12g, tán bột mịn, luyện hoàn vớỉ mật ong. Mỗi lần uống 8-12g, ngày 2 lần với nước sôi nguội hoặc nước muối lạt.
* Trị mất ngủ do huyết hư, dùng bài: Chế Hà thủ ô, Bắc sa sâm, Qui bản, Long cốt, Bạch thược mỗi thứ 12g, sắc uống.
* Trị thận yếu, đau lưng mỏi gối, di tinh nặng hoặc băng lậu, sinh dục yếu, dùng bài: Thất Bảo Mỹ Nhiệm Đơn: Chế Thủ ô 20g, Bạch phục linh, Ngưu tất, Đương qui, Thỏ ti tử, Phá cố chỉ, mỗi thứ 12g, luyện mật làm hoàn, mỗi lần 12g, ngày 2 lần.
* Trị huyết áp cao: Chế Thủ ô, Sinh địa, Huyền sâm, Sinh bạch thược, Nữ trinh tử, Hạn liên thảo, Sa Uyển tật lê, Hy thiêm thảo, Tang ký sinh, Hoài ngưu tất, mỗi thứ 12g, sắc nước uống.
* Trị sốt rét lâu ngày, phần âm bị tổn thương khó lành, dùng: Hà thủ ô 40g, Sài hồ 12g, đậu đen 20g, sắc nước phơi sương l đêm, sáng hầm lên uống nóng.
hoặc Hà thủ ô (chế) 16g, Đảng sâm, Đương qui, Trần bì, Ổi khương, mỗi thứ 12g, sắc uống.
* Trị táo bón do huyết hư, tân dịch hao tổn: Hà thủ ô 20-40g, sắc nước uống.
* Trị ho gà: Hà thủ ô 6- 12g, Cam thảo 1,5-3g, mỗi ngày 1 thang, sắc, chia 4-6 lần uống.
* Trị sốt rét: Hà thủ ô 18-25g, Cam thảo 1,5-3g, trẻ em giảm lượng, sắc đặc sau 2 giờ, chia 3 lần uống trước bữa ăn.
* Trị tóc bạc: Chế thủ ô, Thục địa hoàng mỗi thứ 30g, Đương qui 15g, ngâm vào 1 lít rượu trắng 10-15 ngày sau, dùng mỗi lần 15-30ml, uống liên tục cho đến có kết quả.
* Trị tổn thương thần kinh: Hà thủ ô 30g, sắc, chia uống sáng và chiều, liệu trình 1 tháng.
* Trị can huyết bất túc, huyết áp hơi cao, đầu đau, chóng mặt, tay chân tê: Hà thủ ô (chế), Sinh địa, Huyền sâm, Bạch thược (sống), Nữ trinh tử, Hạn liên thảo, Sa uyển tặt lê, Hy thiêm thảo, Tang ký sinh, Hoài ngưu tất mỗi thứ 12g, Sắc uống.
* Dùng chỉ một vị Hà thủ ô sắc uống thường xuyên có thể trị chứng tinh loãng, tinh ít.
* Dùng Hà thủ ô trị mề đay, lở nhọt, trị mụt ruồi, tinh trùng yếu.
* Hợp với Tang ký sinh, Nữ trinh tử trị chứng động mạch xơ cứng, huyết áp cao nơi người lớn tuổi.
Bài thuốc dân gian chữa phong thấp: Sinh địa 20g, Hà thủ ô 20g, Cỏ xước 12g, Cốt toái bổ 12g, Vòi voi 10g, Cốt khí 10g, Phòng đảng sâm 黨參 20g, Huyết đằng 12g, Hy thiêm 12g, Bồ công anh 12g, Thiên niên kiện 10g, dây đau xương 10g.Công năng của từng vị thuốc:
Vị sinh địa: (Rhizoma Rehmanniae) là thân rễ phơi khô của cây địa hoàng (Rehmannia glutinosa Libosch "gaertn"), họ hoa mõm chó (Scrophulariaceae), có tác dụng bổ huyết, hòa huyết và thông huyết. Dùng chống thiếu máu, suy nhược, ngoài ra còn giúp lợi tiểu, mạnh tim.

Cây cỏ xước: (Achyranthes bidentata Blume), họ dền (Amaranthaceae). Ðược dùng làm thuốc trị viêm khớp, lưng, gối, xương đau nhức, làm tan tụ máu; bổ can, thận.

Huyết đằng: (Caulis sargentodoxae), bộ phận dùng là thân cây huyết đằng phơi khô (sargentodoxae cuneata), họ đại huyết đằng (Sargentodoxaceae). Vị đắng, tính bình. Có tác dụng trừ phong, thống kinh lạc, lợi niệu, sát khuẩn; Bổ huyết, hành huyết, khỏe gân cốt. Chủ trị tê thấp, đau lưng, mình mẩy nhức mỏi.

Vòi voi (Heliotropium indicum Lin), họ tử thảo (Bonaginaceae), dùng chữa tê thấp, thông kinh lạc, hạ nhiệt, chữa mụn nhọt, viêm tấy và làm tan tụ huyết.

Hà thủ ô (Radix Polygoni multiflori), bộ phận dùng làm thuốc gồm rễ, củ phơi khô của cây hà thủ ô (Polygonum multiflorum Thumb) thuộc họ rau răm (Polygonaceae). Tác dụng bổ huyết, trị thần kinh suy nhược, làm khỏe gân cốt.

Bồ công anh (Lactuca Indica Lin), họ cúc (Compositae). Có tính chất sát khuẩn, tiêu viêm, hạ sốt, an thần và bồi bổ.

Hy thiêm (Sieges beckia orientalis L.), họ cúc (Compositae). Thường dùng làm thuốc chữa trị đau nhức xương, trừ phong thấp, gân cốt nhức lạnh, bán thân bất toại, lưng gối tê dại.

Cốt toái bổ (Rhizoma Drynariae fortunei), bộ phận dùng làm thuốc gồm thân rễ cây cốt toái bổ (Drynaria fortuei J-sm), họ dương xỉ (Polypodiaceae), tính khô, ôn bình, tác dụng chữa đau xương, tán tụ máu, sát khuẩn, giảm đau. Là vị thuốc hòa hoãn và bổ thận, bồi dưỡng sinh khí.

Cốt khí (Radix Polygoni Cuspidati). Bộ phận dùng là rễ phơi khô của cây cốt khí (Polygonumreynontria Makino). Thuộc họ rau răm (Polygonaceae). Tác dụng chữa tê thấp, giảm đau do té ngã, bị thương và lợi tiểu.

Dây đau xương (Tinospora Sinensis Men) họ phòng kỷ (Menispermaceae). Có tác dụng chữa bệnh tê thấp, đau xương, đau người - là vị thuốc bổ.

Thiên niên kiện (Rhizoma Homalomenae), bộ phận dùng làm thuốc gồm thân, rễ phơi khô của cây thiên niên kiện (Homalomenae aff sagittaefolia Jungh), họ ráy (Araceae). Dùng chữa tê thấp, bổ gân cốt, giảm đau nhức. Thường dùng cho người cao tuổi hay đau xương khớp, mình mẩy. Thiên niên kiện còn là vị thuốc bổ giúp kích thích tiêu hóa.

Ðảng sâm (Radix codonopsis), vị thuốc là rễ phơi khô của nhiều loại codonopsis. Họ hoa chuông (Campanulaccae). Người ta coi đảng sâm có thể thay thế nhân sâm - Là thuốc bồi bổ cơ thể, tăng lực, chống thiếu máu, tiêu đàm; bổ tì, vị, lợi niệu.

Như vậy sự kết hợp của mười hai vị thuốc trên thật hoàn hảo để chữa trị bệnh phong thấp.

- Thủ ô trắng vào phần khí, Thủ ô đỏ vào phần huyết, thuốc khí ôn, vị đắng, sáp, đắng bổ thận, ôn bổ can, thu liễm tinh khí, dưỡng huyết ích can, cố tinh, ích thận, kiện cân cốt, làm đen râu tóc, là vị thuốc tư bổ tốt.
- Hà thủ ô sống tính phát tán, trị sốt rét nóng lạnh, các chứng ung thư bối sang đều dùng được. Dùng tươi sắc uống có tác dụng thông tiện, tác dụng không khác Nhục thung dung.
- Hà thủ ô nhập vào can để ích huyết, khứ phong, kiêm bổ thận... là thuốc tuấn bổ chân âm tiên thiên, thuốc cũng cần cho điều bổ dinh huyết của hậu thiên, thuốc dưỡng tinh thần, điều bổ nguyên khí.
- Hà thủ ô bổ âm mà không trệ, không hàn, cường dương mà không táo, không nhiệt.

Hải Đường - Begonia - Begoniaceae
Hạ Khô Thảo - Prunella vulgaris
Hẹ - Allium tuberosum, tàu: 韭菜 Cửu Thái, mỹ: Chives, pháp: ail chinois: Bông hẹ ăn giải nhiệt, xào với nghệ ăn trị ho.
Hồ Điệp - Phalaenopsis / Moth Orchid
Hoàng Điệp - Heliconia firebird
hoa Hoàng Hậu, Hoàng Lan, Bò Cạp Nước, Muồng Hoàng Yến - Cassia fistula, họ Caesalpiniaceae

Hoàng Kỳ Astragalus membranaceus, họ Fabaceae. Các tên khác: Miên Hoàng Kỳ, Hoàng Kỳ Mông Cổ, Tiễn Kỳ, Khẩu Kỳ, Bắc Kỳ, Đái thảm, Đái thâm, Thục chi, Bách bản, Ngải thảo, Kỵ thảo, Độc thầm, Vương tôn, Dương nhục, Đái phấn, Đố phụ, Cam bảm ma, Bách dược miêN, Sinh hoàng kỳ, Chích hoàng kỳ, Thanh chích kỳ, Hoàng thị, Mật chích kỳ, Đại hữu kỳ, Tây thượng kỳ, Kỳ diện, Bạch thủy hoàng kỳ, Đại hoàng kỳ, Thổ hoàng kỳ, Nham hoàng kỳ, Độc căn, Nhị nhân đài, Thổ sơn bạo phương căn, Thượng hoàng kỳ, Mật trích hoàng kỳ, Thanh trích hoàng kỳ, Sinh hoàng kỳ bì.

Radix Astragali là rễ phơi hay sấy khô của cây Hoàng kỳ. Vị ngọt, hơi ôn, vô độc. Tác dụng bổ khí, thăng dương, ích vệ khí, sinh cơ, lợi thủy, tiêu thũng. Chủ trị Tỳ khí hư nhược, khí bất nhiếp huyết, trung khí huyết hạ hãm, tỳ phế khí hư, khí huyết lưỡng suy, khí hư phát nhiệt, lỡ loét miệng khó lành, tê chân tay, di chứng trúng phong.
Thu hái rễ vào mùa thu, cây trồng sau 3 năm có thề thu hái, sau 6-7 năm thì càng tốt. Đào rễ rửa sạch đất cát, bỏ đầu và rễ con, phơi hay sấy khô. Rễ to mập, nhiều thịt, ít xơ, dai bền, ruột vàng là tốt. Có thứ vỏ đen gọi là Hắc kỳ, thịt vàng. Có thứ rễ còn non gọi là Nộn kỳ, thịt trắng, nhiều bột, không xơ là thứ thượng phẩm.
Bào chế:
** Cắt bỏ đầu, đồ lên nửa ngày, tước ra sợi nhỏ để lên mặt đá đập dập dùng.
** Đập dập nát, tẩm mật Ong sao 3 lần, có khi tẩm muối đồ chín.
** Rửa sạch, ủ hơi mềm, xắt hoặc bào mỏng 1-2 ly. Sấy nhẹ hoặc phơi cho khô (dùng sống). Hoặc sau khi làm khô đập nát tước nhỏ, tẩm mật rồi sao vàng (cách này hay dùng gọi là Chích hoàng-kỳ). Hoặc ngâm mật Ong loãng 2-3 ngày cho thấm rồi quấn giấy bản lùi vào tro, nếu làm ít, hoặc sao vàng.
* Để nơi cao ráo, nơi ẩm dễ hư. Khi đã tẩm mật thì không nên để lâu.
- Trị chứng suy nhược mạn tính do tỳ khí hư nhược, mệt mỏi, kém ăn hoặc chứng tiêu chảy kéo dài, rong kinh, sa tử cung, sa trực tràng, dùng bài:
Bổ trung ích khí thang: Hoàng kỳ, Đảng sâm, Bạch truật, Đương qui mỗi thứ 12 g, Thăng ma 4 g, Sài hồ, Trần bì mỗi thứ 6 g, Cam thảo 4 g, sắc nước uống, thuốc có tác dụng bổ khí thăng dương.
- Trị các chứng sa tạng phủ, sa dạ dày:
Dùng Sinh Hoàng kỳ 30 - 50 g, hợp với Đơn sâm 15 g, Sơn tra nhục 10 g, Phòng phong, Thăng ma mỗi thứ 3 g, sắc uống mỗi ngày 1 thang, dưới 3 tuổi giảm liều, nếu có lòi ra ngoài, gia thêm Thuyền thoái, Kinh giới than, Băng phiến tán bột trộn với Hương dầu bôi trị sa trực tràng.
- Làm thuốc phòng cảm mạo, rút ngắn được thời gian mắc bịnh cảm, chữa viêm phế quản: *** Uống mỗi ngày 5 viên Hoàng kỳ. Mỗi viên có 1g thuốc sống, ngày 3 lần hoặc cách nhật, sắc 15 g Hoàng kỳ uống trong 10 ngày là 1 liệu trình, nghỉ thuốc 5 ngày, uống liệu trình 2.
*** Hoàng kỳ 15 g, Đại táo 10 g chế thành bột chia làm 2 bao hòa nước uống, người lớn mỗi lần 1 bao, ngày 2 lần. Có tác dụng phòng chống cảm mạo nhẹ, viêm phế quản, hen phế quản, viêm mũi dị ứng.
*** Phòng bịnh viêm đường hô hấp trên trẻ em: chiết xuất nước Hoàng kỳ cho vào ống 2ml ( tương đương thuốc sống 2g), ngày uống 1 lần.
- Phòng trị ho, viêm phế quản mạn tính: Hoàng kỳ 24 g, Tuyên phục hoa 10 g, Bách bộ 10 g, Địa long 6 g, chế thành 54 viên thuốc nặng 0,31g, mỗi lần uống 6 viên, ngày 3 lần, 10 ngày là 1 liệu trình, uống 3 liệu trình.
- Trị viêm loét dạ dày tá tràng:
Hoàng kỳ kiến trung thang:
Hoàng kỳ 12g, Bạch thược 12g, Cam thảo 5g, Quế chi 10g, Sinh khương 3g, Đại táo 5 trái, đường phèn 30g, sắc nước, chia 3 lần uống, tùy chứng gia giảm. Kết quả sau thời gian dùng thuốc từ 25 đến 53 ngày.
- Trị bệnh tim mạch: Hoàng kỳ 30g, Xích thược, Đơn sâm mỗi thứ 15g, Đương qui 12g, Xuyên khung 10g, mỗi ngày 1 thang sắc uống, một liệu trình 4 - 6 tuần, hợp với thuốc tây y điều trị triệu chứng.
- Trị chứng bạch cầu giảm: Phùng văn Trung dùng bài: Sinh Hoàng kỳ 30g, Điều sâm 15g, Tiểu hồng táo 20 trái, sắc uống.
- Trị bịnh viêm thận mạn tính: Hoàng kỳ chế thành cao lỏng, mỗi ngày uống tương đương lượng 100g thuốc sống, chia 2 lần. Thời gian điều trị từ 15 ngày đến 3 tháng, không dùng các loại thuốc tây.
- Trị luput ban đỏ: Hoàng kỳ 30-60-90g, sắc nước uống mỗi ngày 1 thang, liệu trình từ 1 - 12 tháng, có thể hợp dùng liều nhỏ và trung bình cocticoit.
- Trị cơ thể suy nhược ra mồ hôi, dùng bài Ngọc bình phong tán: Hoàng kỳ 24g, Bạch truật, Phòng phong mỗi thứ 8g, tán bột mịn trộn đều, mỗi lần uống 6 - 8g, ngày uống 2 lần, pha rượu hoặc sắc nước uống.
- Trị chứng huyết hư có sốt hoặc sau khi mất nhiều máu, dùng bài Đương qui bổ huyết thang: Hoàng kỳ 40g, Đương qui 8g sắc uống.
- Trị chứng sốt kéo dài lâu ngày không khỏi, thường gặp trong các bịnh mạn tính cơ thể hư nhược, dùng bài Bổ trung ích khí thang để chữa gọi là phép "Cam ôn trừ đại nhiệt": Hoàng kỳ 16g, Bạch truật, Đảng sâm, Đương qui mỗi thứ 12g, Sài hồ, Trần bì mỗi thứ 6g, Thăng ma, Chích thảo mỗi thứ 4g, có thể thêm một số thuốc tư âm thanh nhiệt như Huyền sâm 10g, Tri mẫu 8g.
- Trị ung nhọt sang thương lâu ngày làm mủ hoặc nhọt lở loét khó liền miệng, thường dùng bài *** Hoàng kỳ nội thác tán: Hoàng kỳ 16g, Đương qui 12g, Xuyên khung 6g, Bạch truật 12g, Kim ngân hoa 16g, Tạo giác thích, Thiên hoa phấn, Trạch tả mỗi thứ 12g, Cam thảo 4g, sắc uống.
*** Tứ diệu thang: Hoàng kỳ, Kim ngân hoa, mỗi thứ 20g, Đương qui 16g, Cam thảo 6g, sắc uống. Trị nhọt lở do cơ thể hư mà lâu lành.
- Trị chứng phù toàn thân do tâm thận dương hư, dùng các bài:
***Phòng kỷ Hoàng kỳ thang: Hoàng kỳ 12g, Phòng kỷ 12g, Bạch truật 8g, Cam thảo 4g, Gừng tươi 12g, Đại táo 3 trái, sắc nước uống. Trị viêm thận, phù, ra mồ hôi, sợ gió.
*** Hoàng kỳ 20 - 40g, sắc nước uống, cũng trị viêm thận mạn, đạm niệu, phù toàn thân.
- Trị đau nhức các khớp do cơ thể suy nhược, khí huyết hư, dùng bài:
***
Hoàng kỳ quế chi ngũ vật thang: Hoàng kỳ 16g, Bạch thược 12g, Quế chi 6 - 8g, Sinh khương 12g, Đại táo 3 trái, sắc nước uống.Những trường hợp viêm khớp mạn tính, viêm quanh khớp, đau trong chứng liệt 1/2 người do tai biến mạch máu não do khí huyết hư, khí huyết ứ trệ, có thể dùng bài:
Bổ dương hoàn ngữ thang: Sinh Hoàng kỳ 40 - 60g, Đương qui vỹ 8g, Xích thược 6g, Địa long 4g, Xuyên khung 4g, Đào nhân 4g, Hồng hoa 4g, sắc nước uống.
- Trị tiểu đường thường phối hợp với Hoài sơn, Sinh địa, Thiên hoa phấn.
- Trị phong thấp, mạch Phù, cơ thể nặng, sợ gió, ra mồ hôi: Bạch truật 30g, Cam thảo 20g, Hoàng kỳ 40g, Phòng kỷ 40g. Tán bột. Mỗi lần dùng 20g, thêm Gừng 4 lát, Táo 1 trái, sắc uống.
- Trị huyết tý, âm dương đều yếu, mạch bộ thốn và quan đều Vi, bộ xích Tiểu,Kết, bên ngoài cơ thể mất cảm giác, giống như chứng phong tý: Hoàng kỳ, Quế chi, Thược dược đều 120g, Sinh khương 240g, Táo 12 trái. Sắc, chia ra uống.
- Trị vàng da do nghiện rượu, vùng dưới tim đau, chân sưng, tiểu vàng, hoặc uống rượu sinh ra những nốt vàng đen đỏ ở da, do say rượu quá mà gặp gió và nước mà gây ra: Hoàng kỳ 80g, Mộc lan 40g, tán bột, uống mỗi lần 8g với rượu, ngày 3 lần.
- Trị tiêu khát: Can địa hoàng 200g Chích thảo 120g, Hoàng kỳ 120g, Mạch môn (bỏ lõi) 120g, Phục thần 120g, Quát lâu 120g, sắc uống.
- Trị móng tay lở sưng ở hai bên ngón tay ngón chân, lòi thịt đỏ: Hoàng kỳ 80g, Lan nhự 120g, ngâm với giấm 1 đêm, thêm mỡ Heo 5 chén nhỏ, sắc với lửa nhỏ còn 3 chén, bỏ bã, bịt ở trên chỗ lở loét, ngày 3 lần thay.
-
Trị Phế ung, thổ ra huyết: Hoàng kỳ 80g, tán bột, mỗi lần dùng 8g sắc với nước uống lúc còn nóng. Ngày uống 3-4 lần.
- Trị các chứng hư, bất túc, chân tay mỏi mệt, hồi hộp, tiêu khát, miệng môi khô, sắc mặt vàng úa, không muốn ăn uống hoặc lúc đầu khát mà sau phát ghẻ nhọt, hoặc bị mụn nhọt rồi sinh ra khát: Chích thảo 40g, Hoàng kỳ (nướng mật) 240g, Gĩa nát, mỗi lần dùng 8g, thêm Táo 1 trái, sắc uống.
-
Trị người già tức mệt, bứt rứt: Miên Hoàng kỳ, Trần bì (bỏ xơ trắng), mỗi thứ 20g, tán bột, mỗi lần uống 12g, Mè 1 chén nhỏ, nghiền nát, lọc như tương, sắc cho tới khi thấy có nổi như sữa mới bỏ vào một muổng mật ong rồi sắc tiếp. Uống lúc đói, thuốc này dược tính bình hòa không lạnh không nóng, uống vào không bị bí tắc, hiệu quả như thần.
- Trị ói ra máu không dứt: Hoàng kỳ 10g, Tử bối phù bình 20g, tán bột, mỗi lần uống 4g với nước Gừng và Mật.
- Trị mồ hôi tự ra: Bạch truật 80g, Hoàng kỳ 40g, Phòng phong 40g.Tán bột. Mỗi lần dùng 12g, thêm Gừng 3 lát sắc uống.
- Trị mụn nhọt lâu ngày có mủ mà không vỡ ra: Đương quy 8g, Hoàng kỳ 16g, Tạo giác thích 6g, Xuyên khung 12g, Xuyên sơn giáp (sao) 4g, Sắc uống.
- Trị mụn nhọt phá mủ mà vết thương không gom miệng: Cam thảo 8g, Hoàng kỳ 12g, Mẫu lệ 12g, Ngũ vị tử 4g, Nhân sâm 12g, Phục linh 12g, Sinh khương 12g. Sắc uống ấm.
- Trị tiểu không thông: Miên hoàng-kỳ 8g, nước 2 chén, sắc còn 1 chén, uống nóng. Trẻ con dùng phân nửa.
- Trị bạch trọc do khí hư: Hoàng kỳ (sao với muối) 20g, Phục linh 40g, tán bột, mỗi lần uống 8g với nước, lúc đói.
- Trị khát, bổ hư, nam nữ suy nhược, hồi hộp, đái đường, sắc mặt vàng úa, không ăn uống được, hoặc trước khát sau lở nhọt, hoặc trước lở nhọt sau khát (tiêu khát), nên uống thường thuốc này để bổ khí huyết và an hòa ngũ tạng lục phủ: Miên hoàng kỳ (cắt bỏ đầu đuôi) 240g, trong đó lấy một nửa sấy khô, tán bột, Phấn cam thảo 40g, trong đó 20g dùng sống, 20g sao vàng tán bột. Mỗi lần uống 8g với nước sôi, ngày 3 lần, hoặc có thể sắc uống.
- Trị cơ bị nhiệt, táo nhiệt, mắt đỏ, mặt hồng, mạch Hồng Đại mà Hư: Hoàng kỳ 40g, Đương quy (tẩy rượu) 8g, sắc uống lúc đói.
- Trị tiểu ra máu, có khi buốt rát đau không chịu nổi: Hoàng kỳ, Nhân sâm, liều lượng bằng nhau, tán bột. Lấy 1 củ Đại la bặc (củ cải lớn), sắc ra 45 miếng (bằng ngón tay lớn), tẩm với 80g mật, sao cho tới khi nào hết mật. Chấm bột thuốc ăn khi nào cũng được hoặc uống với nước muối.
- Trị ho ra máu mủ, vì trong hư có nhiệt, không thể dùng thuốc mát được: Cam thảo 40g, Hoàng kỳ tốt 160g, tán bột, mỗi lần uống 8g với nước nóng.
- Trị cơ quan sinh dục ngứa: Hoàng kỳ, Nhân sâm, mỗi thứ 40g, tán bột, Long não tốt 4g, dùng nước cốt ngó sen làm viên bằng hạt đậu xanh, mỗi lần uống 20 viên với nước nóng.
- Trị chóng mặt, hoa mắt, cơ thể suy yếu, ít ăn và rong kinh băng huyết, sa trực trường, sa tử cung do khí hư: Bạch truật, Cam thảo, Đảng sâm Đương qui, Hoàng kỳ mỗi thứ 12g, Sài hồ 6g, Thăng ma 4g, Trần bì 6g, Sắc uống.
- Trị phát sốt do huyết hư và chứng muốn thoát do huyết hư sau khi mất máu nhiều: Hoàng kỳ 40g, Đương quy 8g. Sắc, thêm một ít Đồng tiện uống.
-
Trị mụn nhọt do khí huyết bất túc, sưng tấy lở loét hãm vào không lành được hoặc lâu ngày không lành:
**
Hoàng Kỳ Nội Thác Tán: Bạch truật 8g, Cam thảo 4g, Đương quy 12g, Hoàng kỳ 16g, Kim ngân hoa 16g, Tạo giác thích, Thiên hoa phấn, Trạch tảû mỗi thứ 12g, Xuyên khung 8g, sắc uống.
*** Tứ Diệu Thang: Cam thảo 6g, Đương quy 16g, Hoàng kỳ, Kim ngân hoa mỗi thứ 20g, Sắc uống.
- Trị khớp đau do cơ thể suy nhược, phong thấp Hoàng Kỳ Quế Chi Ngũ Vật Thang : Bạch thược 120g, Hoàng kỳ 120g, Quế chi 120g, Sinh khương 240g, Đại táo 12 trái.
-
Trị các chứng suy nhược mạn tính do tỳ khí hư nhược, mệt mỏi kém ăùn hoặc các chứng tiêu chảy kéo dài, rong kinh, sa tử cung, sa trực trường Bổ Trung Ích Khí Thang: Hoàng kỳ, Đảng sâm, Bạch truật, Đương qui mỗi thứ 12g, Thăng ma 4g, Sài hồ, Trần bì mỗi thứ 6g, Cam thảo 4g, sắc nước uống, thuốc có tác dụng bổ khí, thăng dương.
- Trị trực trường sa, lòi dom: Dùng Hoàng kỳ 30-50g phối hợp với Đan sâm 15g, Sơn tra nhục 10g, Phòng phong, Thăng ma mỗi thứ 3g, sắc nước uống mỗi ngày l thang, dưới 3 tuổi giảm liều. Nếu có lòi ra ngoài, thêm Thuyền thoái, Kinh giới (than), Băng phiến tán bột trộn với Hương dầu bôi trị sa trực trường.
Liều lượng và chú ý lúc dùng: liều thường 10 - 20g, dùng liều cao có thể từ 30 đến 160g.
- Thuốc mật sao có tác dụng ôn trung, chủ kiện tỳ.
- So với Nhân sâm và Đảng sâm, Hoàng kỳ thiên về bổ khí ở cơ biểu, dùng tốt đối với chứng biểu hư còn Nhân sâm (Đảng sâm) bổ khí của ngũ tạng chủ yếu bổ lý hư nên kết hợp dùng càng tốt.
- Không dùng trị suyễn do suy tim.
- Không nên dùng trong trường hợp huyết áp cao vì thuốc có tác dụng thăng dương.
- Đối với trường hợp rối loạn tiêu hóa nếu bụng trên đầy thuộc thực chứng, dương chứng, không nên dùng.
-
Dùng Hoàng kỳ lâu ngày để bớt nóng nên tăng lượng Tri mẫu, Huyền sâm.

Hoàng Mai Yellow Apricot flower

Hoàn Ngọc hay Xuân Hoa - Pseuderanthemum palatiferum, họ Acanthaceae:
các tên khác: cây Nhật Nguyệt, cây con Khỉ, cây Thần dưởng sinh, cây Trắc Mã, cây Điền Tích, cây Lan Điều. Dùng lá tươi là chủ yếu, lá tươi không có mùi vị. Nấu lá chín dùng như canh cũng được. Vỏ hay rể có thể chiết suất làm rượu hoặc nấu lấy nước. Liều lượng nhiều hay ít tùy thuộc vào từng bịnh, từng người. Thông thường nên ăn 1 đến 4 lá, không nên quá 7 đến 9 lá. Nếu quá liều có thể gây phản ứng nhẹ như choáng váng, nhưng chỉ sau 15 phút là khỏi. Cách giữa hai đợt ăn từ 7 tiếng trở lên. Có thể dùng ngày 2 lẩn trước khi ăn cơm, không phải kiêng cử.
Liều lượng: Dùng lá tươi, nam 7 lá, nữ 9 lá, rửa sạch, nhai nuốt, có thể dùng với tí muối. Tùy bịnh nặng nhẹ, và người bịnh già trẻ, lớn nhỏ khác nhau mà dùng từ 2-3 lần trong ngày. Theo dõi kết quả hoặc phản ứng sau khi ăn và sau một đến hai ngày mà thay đổi liều lượng và số lần ăn trong ngày cho thích hợp. Ăn lá vào buổi sáng khi bụng đói khi chưa ăn gì, các bữa ăn cách nhau 60-90 phút. Chú ý sau khi ăn xong, nằm yên tỉnh 15 phút duỗi thẳng chân tay, mắt nhắm không lo lắng, nghĩ ngợi.
Công dụng cây Hoàn Ngọc
:

1- Bịnh Ung thư thời kỳ mới phát. Ngày ăn 2 lần hoặc hơn, tùy mức độ giảm đau, ăn thường xuyên người tỉnh táo, ăn ngủ tốt, giảm đau rõ rệt.

2- Bệnh về gan thận: Viêm gan, xơ gan, cổ trướng ăn ngày 2 lần khi đói, hoặc dùng lá khô tán bột, hòa với cây tam thất, 1 liều lượng hai vị bằng nhau, đây là thuốc đặc trị xơ gan cổ trướng, các bịnh viêm thận cấp hoặc mãn tính như suy thận, tiểu ra máu, ăn ngày 2 lần. Sau 15 ngày bệnh thuyên giảm rõ rệt.

3- Các bệnh về tiêu hóa: Như tiêu chảy, kiết lỵ, đau bụng, rối loạn tiêu hoá, đầy hơi … ăn ngày từ 2-3 lần đến khi khỏi. Có thể nấu canh mà ăn, khi đau ruột thừa cần ăn liều lượng cao 15 lá, sau hai tiếng cơn đau dứt. Sau đó nên đem vào bệnh viện để kiểm tra.

4- Bệnh có kèm chảy máu: Tiểu ra máu, chảy máu dạ dày, chảy máu mũi, thổ huyết…ăn từ 2-4 lần trong ngày, có thể sắc thuốc uống hoặc nấu canh ăn, tác dụng như Vitamine K.

5- Tiết niệu sinh dục: Viêm bàng quang, đường tiết niệu, tiểu gắt, viêm sưng, ra máu bộ phận sinh dục.

6- Các u bướu, u phổi, u sơ phì nhiếp hộ tuyến: Cũng dùng như trên sẽ ăn ngủ tốt, riêng u sơ nhiếp hộ tuyến, điều trị đúng 10 ngày của hạ tuần trăng (từ ngày 20-30 âm lịch) phải chữa trong 3 tuần trăng (30 ngày trong 3 tháng).

7- Các bệnh viêm, loét: Viêm loét dạ dày, tá tràng, đại tràng, trĩ nội, trĩ ngoại, ăn liền một tuần, nếu uống rượu bệnh tái phát. Đau răng, viêm lợi, nhai lá với tí muối ngậm 5-10 phút.

8- Điều chỉnh huyết áp: ổn định thần kinh, ăn xong chợp mắt ngủ một lúc, liên tục ăn 5-7 ngày huyết áp cao hoặc thấp sẽ trở lại bình thường; khi rối loạn thần kinh, ăn lá vào buổi sáng, nằm yên tỉnh 15 phút, chiều tối hoặc hôm sau sẽ ổn định.

9- Trị cảm cúm: chấn thương, nâng cao sức đề kháng. Cảm cúm nhức đầu, sốt, cứ 2 giờ là ăn một lần sau khi sốt, ăn cháo nấu với lá người khỏe trở lại. Vết thương kín thì nhai lá đắp, vết thương hở thì giã lá đắp và băng chặt, hoặc uống hoặc ăn cầm máu vết thương, chống viêm nhiễm, lá có tác dụng như kháng sinh và Vitamine K. Khi người cảm thấy mệt mỏi hoặc muốn nâng cao sức chịu đựng trong tập luyện nặng nhọc, nên ăn 5-7 lá trước 30 phút.

10- Trị cho súc vật: Trâu bò, heo, chó mèo, gà vịt, chim bồ câu… bị tiêu chảy, động kinh dùng lá cho ăn, chữa được bệnh, kích thích tiêu hoá và làm tăng trưởng.

11- Điều trị bệnh phụ nữ: Không có ảnh hưởng đến tuyến sữa. Trẻ em thì phải giã lấy nước uống.

Hồng - Rosa canina
Hồng Đào - Prunus persica
Hồng Đăng - Fuchsia magellanica Lam
Huệ - Tuberose
Huỳnh Anh (vàng nghệ) - Allamanda schottii

Huỳnh Anh (màu hồng) - Allamanda blanchettii


Hướng Dương - Helianthus annuus:
Toàn bộ các bộ phận của cây hướng dương đều được dùng làm thuốc.
- Hột hướng dương có vị ngọt, tính bình, không độc. Tác dụng tư âm bổ hư, định tâm an thần. Dùng chữa tinh thần uất ức, thần kinh suy nhược, biếng ăn, nhứt đầu, đi lỵ ra máu.
Công dụng của các bộ phận khác:
- Bông hướng dương có tác dụng trừ phong, sáng mắt. Dùng chữa choáng váng, mặt sưng phù, còn dùng để thúc sinh cho phụ nữ.
- Lá có tác dụng tăng cường tiêu hóa và chữa cao huyết áp.
- Lõi thân cành (còn gọi là hướng nhật quỳ ngạnh tâm, hướng nhật quỳ kinh tâm, hướng nhật quỳ nhương) có tác dụng chữa tiểu tiện xuất huyết, tiểu dưỡng chấp, sỏi đường tiết niệu, tiểu tiện khó khăn.
- Rễ cây hướng dương có tác dụng chữa ngực, sườn và vùng thượng vị đau nhức, thông đại tiểu tiện, chữa đòn ngã chấn thương, mụn nhọt lở loét chảy nước vàng.
- Chữa ho gà: Dùng lõi thân và cành cây hướng dương 15-30g, giã nát, nấu trong nước sôi, thêm đường trắng và uống trong ngày (Giang Tây thảo dược thủ sách)
- Chữa cao huyết áp: Dùng lá hướng dương khô 30g (hoặc 60g lá tươi), thổ ngưu tất 30g, sắc nước uống thay trà trong ngày (Giang Tây thảo dược thủ sách).
- Chữa mắt mờ: Dùng hột hướng dương luộc với trứng gà, ăn trứng gà và uống nước thuốc (Giang Tây Thảo dược thủ sách).
- Chữa tai ù: Dùng vỏ hột hướng dương 15g, sắc nước uống thay trà trong ngày (Dân gian thường dụng thảo dược hối biên).
- Chữa thượng vị đau tức do ăn không tiêu: Dùng rễ cây hoa hướng dương, hột mùi, tiểu hồi hương; mỗi vị 6-10g, sắc nước uống (Tứ Xuyên trung dược chí).
- Chữa đau dạ dày, đau bụng: Dùng hột hướng dương 1 cái, dạ dày heo 1 cái, nấu canh ăn (Giang Tây thảo dược thủ sách).
- Chữa kiết lỵ đại tiện xuất huyết: Dùng hột hướng dương (đã bóc vỏ) 30g, hãm nước sôi trong 1 tiếng, pha thêm chút đường phèn uống trong ngày (Phúc Kiến dân gian thảo dược).
- Chữa đại tiện không thông: Dùng rễ cây hoa hướng dương, giã nát, vắt lấy nước cốt, hòa thêm chút mật ong uống; Mỗi lần uống 15-30g, ngày uống 2-3 lần (Tuyền Châu bản thảo).
- Chữa tiểu nhỏ giọt, dương vật đau buốt: Dùng rễ cây bông hướng dương tươi 30g sắc với nước uống. Chú ý: chỉ nấu sôi một vài phút, không nấu quá lâu sẽ mất tác dụng. Hoặc dùng lõi thân và cành cây hướng dương 15g, sắc nước uống mỗi ngày 1 thang, dùng liên tục trong nhiều ngày (Giang Tây thảo dược thủ sách).
- Chữa sán khí - tinh hoàn sưng đau: Dùng rễ cây hướng dương 30g, sắc với đường đỏ uống (Giang Tây thảo dược thủ sách).
- Chữa sỏi thận, sỏi đường tiết niệu: Dùng lõi thân cành cây hướng dương một đoạn khoảng 1 mét, cắt ngắn, sắc nước uống mỗi ngày 1 thang, dùng liên tục trong một tuần (Tô Y Trung thảo dược thủ sách).
- Chữa tiểu dưỡng chấp: Dùng lõi thân và cành cây hướng dương một đoạn khoảng 60cm, rễ rau cần cạn 60g, sắc nước uống mỗi ngày 1 thang, dùng liên tục trong nhiều ngày (Tô Y Trung thảo dược thủ sách).
- Tuyến tiền liệt phì đại (dạng nhiệt tích ở hạ tiêu): Dùng khay hột hướng dương 1 cái, mật ong lượng thích hợp. Khay hột xắc nhỏ, sắc hai nước, trộn nước đầu và nước hai, thêm mật ong vào cho đủ ngọt. Uống thay trà trong ngày (Thực vật dược dụng chỉ nam).
- Chữa phụ nữ trước hoặc trong lúc hành kinh bụng dưới đau tức: Dùng khay hạt 30-60g, sắc lấy nước, hòa thêm đường đỏ uống trong ngày (Giang Tây thảo dược thủ sách).
- Chữa viêm tuyến vú: Dùng khay hột hướng dương, bỏ hết hột, thái nhỏ, sao vàng, tán thành bột mịn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 9-15g, hòa với rượu hoặc nước sôi, khi uống lần thứ nhất ra mồ hôi mới có kết quả (Trung dược đại từ điển).
- Chữa ung nhọt sưng tấy, lở loét: Dùng khay hạt thiêu tồn tính, nghiền thành bột mịn, hòa với dầu vừng bôi vào chỗ bị bệnh (Giang Tây thảo dược thủ sách).
- Ngoại thương xuất huyết: Dùng lõi thân và cành cây hướng dương giã nát, đắp vào chỗ chảy máu (Nội Mông Cổ, Trung thảo dược tân y liệu pháp tư liệu tuyển biên).
- Chữa đau răng:
(1) Dùng bông hướng dương phơi hoặc sấy khô, nhồi vào tẩu thuốc lá, hút như thuốc lá hoặc thuốc lào (Dân gian nghiệm phương tuyển biên).
(2) Dùng khay hạt hướng dương, rễ câu kỷ tử; mỗi thứ 10-15g, luộc với trứng gà, ăn trứng gà và uống nước thuốc (Giang Tây thảo dược thủ sách).

*****
Ích Mẫu - Leonurus heterophyllus, họ Hoa Môi - Lamiaceae:
cây có hai vị thuốc: Ích Mẫu và Sung Úy Tử.
- Ích Mẫu thảo là toàn cây trừ rễ hái lúc cây đang ra bông, phơi khô hoặc sấy khô. Ích Mẫu có tác dụng hoạt huyết, điều kinh, tiêu máu ứ, hành khí, an thai, giảm đau, dùng chữa kinh nguyệt không đều, làm giảm huyết áp. Liều dùng trung bình mỗi ngày 6-12g dạng thuốc sắc, hoặc thuốc viên. Dùng cả cây bỏ rễ, chữa kinh nguyệt bế tắc, đau bụng trước khi có kinh, kinh ra quá nhiều, huyết áp tăng, nhức đầu: ngày dùng 8-16g dược liệu phơi sấy khô dạng thuốc sắc, cao hoàn, viên nén.
- Sung Úy Tử là trái Ích Mẫu chín, phơi khô hoặc sấy khô. Sung Úy Tử cũng có tác dụng điều kinh hoạt huyết, ngoài ra còn bổ gan, bổ thận, làm sáng mắt.
Bài Thuốc điều trị tăng huyết áp, rối loạn thần kinh tim mạch, làm thuốc an thần: Ích Mẫu thảo 12 g, lá Dâu 12 g, Cam thảo nam 2 g. Sắc uống ngày một thang.
******
Khổ Hoa Momordica charantia
có tác dụng hạ thấp đường huyết, kiện tỳ, bổ dương, tráng thận, bổ máu, giải nhiệt độc, cảm nắng, giảm đau nhứt các khớp xương, hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư và kéo dài tuổi thọ của người bịnh ung thư. Vị đắng, tính lạnh, trừ tạng nhiệt, làm sáng mắt, nhuận tỳ, bổ thận, dưỡng can huyết. Toàn bộ dây, trái, lá, hột non và chín đều là vị thuốc rất hữu ích cho cơ thể, ngừa và trị bịnh. Hột khổ hoa có tác dụng an thần, ngủ ngon, kích thích tiêu hóa, hoạt huyết. Khổ hoa sắc mỏng, sấy khô làm trà uống. Khổ hoa tươi 1-2 trái nấu canh ăn hàng ngày chữa bịnh tiểu đường, giảm mỡ máu.
- Trị đường huyết (khởi đầu): 15 g lá khổ hoa chớm già. 15 g lá bí đỏ không quá già. 20 g thân, lá, cây cà chua. Rửa sạch, khử khô (không quá vàng), sắc 800 ml nước còn 150 ml. Ngày uống 3 lần, liền trong 2-3 tuần (khi tiểu không thấy kiến bu thì ngưng).
- Trị đường huyết thời kỳ thứ 2: 5 trái khổ qua lớn khoảng 1,5-2 kg (chưa quá chín), chẻ đôi lấy vỏ, xắt mỏng phơi một nắng, sao khử thổ vàng da cam, cho thêm ¼ muỗng cà phê muối tán nhuyễn trộn đều cho vào hộp thiếc (hoặc nhựa). Liều lượng: 3 muỗng canh hòa tan trong 100ml nước. Uống nhiều lần. Hột khổ qua vừa chín tới ( khoảng 5 trái 800 g) tách vỏ làm trà, hột để nguyên lớp lụa mềm bao bọc, bằm nhuyễn cho vào ½ muỗng cà phê muối, 200 g cà chua sống, xắt miếng nhỏ hột lựu, phơi khô, sao khử thổ cả hai thứ, tán nhuyễn cho vào 3 muỗng cà phê nước cốt một trái lựu (cả vỏ và hột), xe thành viên bằng đầu đũa. Mỗi ngày nhai nuốt 4 lần, mỗi lần 5 viên, liên tiếp từ 4-6 tuần (giúp người tiểu đường, cao huyết áp ăn ngon miệng).
- Trị đường huyết cao, suy nhược cơ thể, hoại huyết: 500 g lá khổ qua già, 500 g cải xà lách xoong, 5 g đường phèn, ½ muỗng cà phê muối, 120-130 g rễ, dây phơi khô. Cả ba thứ sao khử thổ, tán nhuyễn thành bột. Mỗi ngày uống 6 lần (cách 4 giờ/lần) hoặc khi khát.

Khổ Sâm Gentiane, Gentian Sophora flavescens Ait, họ Fabaceae:

Bộ phận dùng: rễ, củ. Hái củ, rửa sạch, xắc lát, phơi khô; hoặc đem củ tươi ngâm nước vo gạo nếp một đêm, rửa sạch, để trong 3 giờ, rồi mới xắc lát, phơi khô. Vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, khử thấp, trừ phong, sát trùng. Tác dụng áp chế một số nấm gây bịnh, gây tăng huyết áp, co mạch, lợi tiểu. Khổ sâm là một vị thuốc bổ đắng.
Công dụng:
- Dùng chữa lỵ, chảy máu ruột hoàng đản, tiểu tiện không thông có máu, sốt cao.
- Thuốc diệt lãi và ký sinh trùng cho súc vật. Nước sắc đặc dùng rửa mụn nhọt, lở loét. Ngày dùng 10-12g dạng thuốc sắc, bột hoặc viên chia 3 lần uống trong ngày.

Đơn thuốc:
- Đại tiện ra nhiều máu: Khổ sâm tán bột 12 g, Sinh địa 20 g, nấu nhừ, thêm 10 g mật ong, rồi cho bột Khổ sâm vào, luyện viên bằng hột bắp, chia 3 lần uống trong ngày (với nước nóng).
-
Lỵ cấp tính: Khổ sâm 38-57g sắc uống chia làm 3 lần trong ngày.
-
Ngứa ngoài da: Dùng nước sắc rễ Khổ sâm để rửa.
-
Viêm âm đạo do nhiễm Trichomonas: Dùng bột rắc có công thức: Rễ Khổ sâm 0,5 g, glucose 0,5 g và acid boric trộn đều. Trước tiên dùng dung dịch 1/5000 kali permanganat rửa âm đạo, lau khô, rồi rắc bột Khổ sâm pha chế như trên lên. Mỗi đợt điều trị 3 tháng, có hiệu quả nhất định. Đối với loét cổ tử cung, cũng có tác dụng nhất định. Ngoài ra còn dùng thuốc hình viên đạn, mỗi ngày dùng 1 lần.
-
Viêm tai giữa: Rễ Khổ sâm 2 g, băng phiến 0,4 g, dầu Thầu dầu 12 g. Nấu sôi dầu, cho Khổ sâm vào, nấu đến khi cháy đen, lấy ra đợi cho nguội, cho bột băng phiến vào. Rửa sạch mủ tai, rồi nhỏ dầu vào, mỗi ngày 2-3 lần.

Kim Tiền Thảo có 3 loại Herba Desmodium styracifolium - Herba Glechonae longitubae (Hoạt Huyết Đơn) - Lysimachiae christinae (Quá Lộ Hoàng), họ Fabaceae. Tên khác: Vẩy Rồng, Cây Mắt Trâu, Đồng Tiền Lông, Shilington, Thạch Lâm Thông, Bạch Nhĩ Thảo, Thiên Niên Lãnh.

Kim tiền thảo vị ngọt, tính hàn, quy kinh Phế, Can, Bàn quang, có công dụng thanh nhiệt, lợi thủy, lợi niệu, lợi mật, viêm bể thận, viêm túi mật, kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm đau, hạ áp, nuôi dưỡng tim, não, thận, kháng sinh, sỏi thận, gan mật kết sỏi, ung nhọt do nhiệt độc. Thường dùng độc vị hoặc hợp với các vị thuốc khác dưới dạng thuốc sắc hoặc hãm uống thay trà, chữa bịnh như viêm đường tiết niệu, sỏi tiết niệu, sỏi mật, phù thũng do viêm thận, vàng da. Kim tiền thảo có tác dụng làm lưu thông máu ở thận, động mạch vành, tuần hoàn não và động mạch đùi. Dược thảo có tác dụng tăng nhanh bài tiết mật, làm tống sạn mật, giảm đau do mật co thắt, hết vàng da.
Loại Lysimachia ức chế tụ cầu vàng. Loại Glechoma ức chế tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh.
Liều dùng: 20 - 40 g.
Kiên kỵ: Tỳ hư, tiêu chảy không dùng.
Thu hái vào mùa hè, lúc cây có nhiều lá và bông. Dùng toàn cây, rửa sạch, phơi khô.
* Trị mụn nhọt, ghẻ lở: Kim tiền thảo và Xa tiền thảo tươi giã nát, cho rượu vào, vắt nước cốt, lấy lông ngỗng chấm thuốc bôi lên vết thương.
* Trị sạn mật: Chỉ xác (sao) 10-15g, Xuyên luyện tử 10g, Hoàng tinh 10g, Kim tiền thảo 30g, Sinh địa 6-10g (cho vào sau). Sắc uống.
* Trị sạn mật: Kim tiền thảo 30g, Xuyên phá thạch 15g, Trần bì 30g, Uất kim 12g, Xuyên quân (cho vào sau) 10g. Sắc uống.
*Trị sạn đường tiểu: Kim tiền thảo 30-60g, Hải kim sa (gói vào túi vải) 15g, Đông quỳ tử 15g, Xuyên phá thạch 15g, Hoài ngưu tất 12g, Hoạt thạch 15g, sắc uống.
* Trị sỏi đường tiểu: Kim tiền thảo 30g, Xa tiền tử (bọc vào túi vải) 15g, Xuyên sơn giáp 10g, Thanh bì 10g, Đào nhân 10g, Ô dược 19g, Xuyên ngưu tất 12g. Sắc uống.
* Trị sỏi đường tiểu do thận hư thấp nhiệt: Hoàng kỳ 30g, Hoàng tinh 15g, Hoài ngưu tất 15g, Kim tiền thảo 20g, Hải kim sa (gói vào túi vải), Xuyên phá thạch 15g, Vương bất lưu hành 15g. Sắc uống.
* Trị trĩ: mỗi ngày dùng toàn cây Kim tiền thảo tươi 100g (nếu khô 50g) sắc uống. Đối vi trĩ nội và ngoại đều có kết quả tốt, hết sưng, hết đau.
* Trị đường mật viêm không do vi khuẩn: Kim tiền thảo sắc uống sáng một lần hoặc nhiều lần trong ngày. Mỗi ngày dùng 30g, hoặc 20g hoặc 10g. Liệu trình trị liệu là 30 ngày. Thông thường uống trong 2-3 tháng có kết quả tỉ lệ 77%
* Nước sắc Kim tiền thảo liều cao (trên 80g) thường dùng để trị sạn ở mật hoặc đường tiểu.
* Trị quai bị: đắp Kim tiền thảo lên chổ sưng đau, sau khoảng 12 giờ giảm sưng.
* Trị phỏng độ 2 và 3: đắp Kim tiền thảo

Khương Hoạt
Radix Rhizoma notopterygii, họ Hoa Tán Umbelliferae. 羌活.
Rễ cái là Độc Hoạt, rễ con là Khương Hoạt. Khương hoạt mạnh hơn, đi thẳng lên đỉnh đầu, chạy nghang cánh tay trừ phong, chữa tê. Vị đắng, cay, có mùi thơm, tính ôn. Vào kinh Bàng quang, Can, Thận. Khương hoạt trị thủy, thũng. Độc hoạt trị phong. Chủ trị trúng phong, nhức đầu, tán hàn, tán ứ, hành khí, chữa phong thấp, phù thũng, phụ nữ bị đau bụng dưới, bụng tích huyết.
Triệu chứng phong hàn: nghiến răng, sốt không ra mồ hôi, các chứng du phong nhức đầu, đau toàn thân, dùng Khương hoạt với Phòng phong, Bạch chỉ và Thương truật.
Triệu chứng phong hàn thấp: đau khớp, đau vai và lưng trên, dùng Khương hoạt với Phòng phong và Khương hoàng.
Liều dùng: ngày dùng 4-12g. Dùng quá liều gây chóng mặt, muốn ói. Cách bào chế: rửa sạch, để thật ráo, cắt lát mỏng, phơi chổ mát.
Kiêng kỵ: huyết hư mà không có phong hàn, thực tà thì không nên dùng. Không dùng khi bị thiếu máu và nhức đầu do âm suy.

Kim Ngân Hoa- Lonicera japonica, họ Caprifliaceae
Vị ngọt, tính hàn. Vào kinh Phế, Tâm và Tỳ. Thuốc thanh nhiệt, giải độc. Trị lở, mụn nhọt, phong thấp, trị ho do Phế nhiệt.
* Cảm phong nhiệt, triệu chứng sốt, khát, hàn nghịch, đau họng. Dùng Kim ngân hoa với Liên kiều và Ngưu bàng tử.
* Cảm phong nhiệt ở phần khí, sốt cao, khát, mạch Phù, Thực: dùng Kim ngân hoa với Thạch cao, Tri mẫu.
* Cảm phong nhiệt phần huyết và phần doanh, lưỡi trắng lợt hoặc đỏ đậm, lưỡi khô, hồi hộp và mất ngủ: Kim ngân hoa hợp với Mẫu đơn bì và Sinh địa.
* Mụt nhọt độc: dùng Kim ngân hoa hoặc hợp với Bồ Công Anh, Cúc hoa và Liên kiều.
* Tiêu chảy do nhiệt độc: Kim ngân hoa với Hoàng liên và Bạch đầu ông.
Liều dùng: tươi, ngày 20-50g. Khô và ngâm rượu, ngày dùng 12-16g.
Cách bào chế: Bông tươi giã nát, vắt nước, pha thêm nước nấu sôi uống. Bông khô sắc uống hoặc sấy lửa nhỏ cho khô, tán bột. Bông tươi hoặc khô đều có thể ngâm rượu đế 1/5 để uống.
Kiêng kỵ: Tỳ vị hư hàn không thực nhiệt thì không nên dùng.

Kỷ Tử Lycium barbarum.
Các tên khác Goji, Thiên tinh (tinh của trời), Địa tiên (tiên của đất), Khước lão (đẩy lui tuổi già). Tên tiếng Anh: Wolfberry.
Tương truyền, vào đời Đường, tể tướng Phòng Huyền Linh vì dụng tâm quá độ giúp Đường Thái Tông cai quản triều chính nên tinh thần luôn bất an, cơ thể mỏi mệt. Nhờ được thái y cho dùng canh kỷ tử nấu với mộc nhĩ trắng thường xuyên mà sức khỏe và tinh thần của ông dần phục hồi. Kỷ tử là trái chín phơi hay sấy khô của cây Khởi Tử.
Vị ngọt, tính bình, có công dụng tư bổ can thận, dưỡng huyết, minh mục và nhuận phế.
Chỉ cần mỗi ngày lấy 15 g kỷ tử hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 15-20 phút thì đã có được một thứ nước màu đỏ đẹp, thơm ngon, vừa có tác dụng giải khát thay trà, vừa có chức năng bổ thận, ích tinh và dưỡng can, minh mục. Loại trà này thường được cổ nhân dùng để bồi bổ cơ thể và tăng sức kháng thể, phòng chống các chứng bịnh như suy nhược toàn thân sau bịnh nặng, đầu choáng mắt hoa, giảm thị lực, lưng đau gối mỏi, nhược dương, di mộng tinh, xuất tinh sớm. Kỷ tử là vị thuốc vào được cả kinh can và thận, một mặt bổ ích thận tinh, một mặt bổ dưỡng can huyết nên có thể chữa được các chứng bịnh như đầu choáng, mắt hoa, nhìn mờ, tai ù, tai điếc, lưng đau, gối mỏi, cao huyết áp, đường trong máu cao, di tinh, liệt dương. Chống phóng xạ và ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.
Thành phần dược tố của Kỷ tử: 0,5% vitamin C (ascorbic acid); 0,1% betaine. Ngoài ra còn có: vitamin A, Beta-carotine; E; B1; B2; nicotinic acid, taurine; tetraterpene zeaxanthin, theamine; physalein; steroid solasodin; beta-sitosterol, polysaccharide; p-cumarin acid; scopoletin, amino acid; protein.
Để nâng cao tác dụng của trà kỷ tử, tùy theo thể chất và chứng trạng, người ta thường thêm một số vị thuốc khác như: Cúc hoa (để làm sáng mắt và chữa nhức đầu, chóng mặt), Mạch môn và Ngũ vị tử (tăng trí nhớ và làm cho tinh thần tỉnh táo), Thảo quyết minh, Đan sâm và Hà thủ ô (bổ can thận và làm hạ mỡ máu), Đương quy và Đại táo (dưỡng huyết, làm tăng hồng huyết cầu trong máu ngoại vi), Toan táo nhân và Ngũ vị tử (dưỡng tâm, an thần), Đông trùng hạ thảo (để bổ thận trợ dương).
*****Lạc Hồn Hoa - Poeticus recurvus, họ Amaryllidaceae. Tên khác: Poeticus Daffodil; Narcissus poeticus; Daffodil "Pheasant's eye"Lạc Tiên - Passiflora foetida, họ Passifloraceae. Các tên khác: Nhãn Lồng, Chùm Bao, dây Nhãn Lồng, dây Lưới, Mắm Nêm, dây Bầu Đường, Mỏ Pỉ; Quánh Mon, cây Lạc; cây Lồng Đèn, Hồng Tiên; Mắc Mát; Tây Phiên Liên, Long Châu quả; passion fruit. Những loài khác cũng được dùng như vị thuốc Chùm Bao là: Chanh Leo (Passiflora edulis, Sims.), Lạc Tiên Tây Forma eduli (tím), Lạc Tiên Trứng Forma flavicarpa (vàng)
Hoạt chất trong cây Lạc Tiên có tác dụng giúp trấn tĩnh, an thần, suy nhược thần kinh, căng thẳng thần kinh (stress) dẫn đến suy nhược tim mạch, cơ thể, chống hồi hộp, mất ngủ, ngủ hay mớ, giải nhiệt, mát gan, chữa chứng nhức đầu, làm giãn và chống co thắt nên dùng chữa chứng đau do co thắt đường tiêu hóa, tử cung, phụ nữ hành kinh sớm.
- Dùng dây và lá sắc uống làm thuốc anh thần, chữa mất ngủ. Lá nấu nước tắm, rửa chữa trị viêm da, mụn mủ, ghẻ ngứa.
- Trái Lạc Tiên vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi thủy, chữa ho do phế nhiệt, phù thủng, giã đắp chữa ung nhọt lở loét. Trái sắc lấy nước uống chữa lỵ
Thường được hợp với các vị thuốc khác.
Cách sử dụng: - Hái đọt non (cả lá, dây, trái) nấu canh ăn vào buổi chiều hoặc trước khi đi ngủ vài giờ, giúp chặn đứng hiệu quả cholesterol tăng bất bình thường, giúp ăn ngon miệng, điều hòa tâm sinh lý.
- Hái Chùm Bao rễ, dây, lá, trái mọc hoang khoảng 5 kg, đem về phơi khô, xắt dài 3 cm, sao khử thổ, tán nhuyển thành bột, pha thêm vào một chén nước cốt trà đen đậm, vò viên tròn cở một đốt của ngón tay út. Ngày uống 3 lần, mổi lần 5 viên, liên tục trong 60-90 ngày, trị mất ngủ.
- Trị Stress dai dẳng, mệt mỏi cơ thể:
300 g Chùm Bao tươi (cả lá, dây, trái) phơi 2 nắng hoặc sao khử thổ vừa vàng.
200 g râu bắp, ngâm sữa, rữa sạch
100 g rau Má, sao khử thổ vừa héo
Sắc chung với 500 ml nước có pha 1/4 muỗng muối hột, còn lại 200 ml nước. Uống 2 lần ngày, trưa và tối. Liên tục 7 ngày sẽ an thần.
- Người lớn tuổi khó ngủ, thường đau nhức; Phụ nữ hành kinh sớm hoặc sau khi mãn kinh dễ giận buồn, có thể dùng đơn thuốc sau:
500 g Chùm Bao (rễ, dây, lá, trái non)
300 g Bông Thiên Lý
100 g lá Mướp Đắng non.
Tất cả sao khử thổ, tán nhuyễn dạng bột, cho thêm 50 g đậu xanh (để vỏ), rang chín, tán nhuyễn. Mỗi ngày pha 3 muỗng canh vào 100 ml nước sôi để nguội. Uống mỗi khi khát. Sau 10 ngày sẽ có kết quả. Bịnh hạ huyết áp dùng đơn thuốc này cũng rất có hiệu nghiệm.
- Bài thuốc anh thần, có tác dụng trợ tim, ngủ êm, dịu thần kinh:
Hột sen 12 g
Lá Tre 10 g
Cỏ Mọc 15 g
Lá Dâu 10 g
Lạc Tiên 20 g
Vông Nem 12 g
Cam Thảo 6 g
Xương Bồ 6 g
Táo Nhân Sao 10 g
Đổ 600 ml nước, sắc còn 200 ml. Uống ngày 1 thang.
- Dạng dùng khác là cao lỏng có đường, được pha chế như sau:
cây Lạc Tiên 50 g
lá Vông 30 g
lá Dâu Tằm 10 g
Nhân Sen (Liên Tâm) 2,2 g
Đường 90 g
nước 100 g
Ngày dùng 2-4 muỗng café. Trẻ em 1-2 muỗng café. Uống trước khi đi ngủ, dùng để an thần, chữa hồi hộp, bồn chồn.
- Trị ho: ngày dùng 3-15 g, dạng thuốc sắc.
- Chữa Phù Thũng, viêm mủ da, ghẻ lở, ngứa, loét ở chưn. Dùng lá Lạc Tiên nấu nước tắm, rửa và giã cành lá tươi để đắp.

Lan Chi - Dianella ensifolia, họ Liliaceae
Lan Ngọc Điểm - Rhynchostylis gigantea
Lạy Ơn - gladiolus

Lão Quan Thảo - Geranium thunbergii Sieb Zuccgeraniaceae, họ Mỏ Hạc Geraniaceae. Tên khác: cây cỏ Quan, Jester's Jacket Geranium. Một dược thảo quý của Việt Nam. Vị đắng, cay, tính bình, quy kinh lạc gan, thận và tỳ. Chứa Carragenin, có tác dụng chống viêm mũi, nhiễm trùng đường ruột, lỵ trực trùng, lỵ amip, viêm ruột cấp và mãn tính. Có bốn công hiệu chính: Trừ phong khử thấp. Hoạt huyết, lưu phong, thông kinh lạc, hai trường hợp này chữa chứng đau tê do phong thấp gây ra. Thanh nhiệt độc, áp dụng chữa trị mụn nhọt. Ngoài ra còn dùng để trị kiết lỵ, ỉa chảy.
Liều lượng dùng: mỗi lần từ 9 - 15 g, sắc nước uống. Có thể bào chế thành dạng cao hoặc ngâm rượu uống. Dùng ngoài da nên dùng với lượng vừa phải.


Bông Lẻ Bạn - Rhoeo spathacea / Tradescantia spathacea, họ Commelinaceae, còn gọi là bông Sò Huyết (oyster plant), Moses-in-the-cradle: Bông dùng làm thuốc trị ho, canh ăn mát, bồi bổ cơ thể suy nhược. Dùng nhiều có độc, triệu chứng đau vùng miệng.

Liên Đài - houseleek
Linh Lan - muguet
 

Linh Long Thảo - Luzerne - Alfalfa, Medicago sativa, họ Fabaceae. Tên khác: Linh lăng thảo.
Người xưa coi Linh Long Thảo như "vua của cây cỏ", một loại thuốc bổ, hồi phục sức khỏe bậc nhứt. Lực sĩ dùng Linh Long Thảo để tăng thêm sinh lực và sức khỏe dẻo dai. Linh Long Thảo lọc máu, thận, giúp hấp thụ các sinh tố và chất khoáng, Calcium, Protein và các chất dinh dưỡng khác. Chữa bịnh dạ dày bị lở loét. Giúp ăn ngon miệng. Lợi tiểu tiện, dễ tiêu hóa và bồi bổ cơ thể. Giúp người nghiện rượu và ma túy hồi phục. Rễ ăn sâu tới 50 m, nên chứa tới 16 chất khoáng và tất cả các loại sinh tố, đặc biệt là sinh tố A,D,K,U, Calcium, Sắt, Potassium, Phosphore, Chlorophyll. Chứa 8 loại Enzim căn bản giúp cơ thể khỏi bị bịnh ung thư. Là loại cỏ tốt để nuôi bò, dê, trâu.

Loa Kèn - Calla lily (tên tiếng Anh), bộ Liliaceae. Tên khác: Huệ tây, huệ đất, thu thủy tiên, nghệ tây mùa thu, naked lady, autumn crocus, meadow saffron, Cây Bả chó Colchicum autumnale, họ Bả chó Colchicaceae. Là một cây tương tự như huệ đất nhưng đặc biệt nở bông vào mùa thu, cây có chất colchicine là một độc tố. Người bị ngộ độc có triệu chứng như ngộ độc thạch tín (asen), hiện không có thuốc giải. Mặc dù vậy, colchicin vẫn được sử dụng để điều trị bịnh gout (viêm khớp xương) và bịnh sốt Địa trung hải / FMF familial mediterranean fever.
Có cách phòng ngừa cũng như trị bịnh gout rất dễ dàng và không cần đến chất độc colchicin: uống black Cherry concentrate một loại nước trái cây đậm đặc (100% pure & natural, no preservatives) chai 475ml (không phải sirô) pha nước tỷ lệ 5 nước: 1 cherry juice dùng trong ngày và kiêng các món ăn có uric acid, uống nhiều nước thì sẽ khỏi bịnh lâu dài. Black Cherry tên khoa học Padus serotina synonym Prunus serotina, thuộc họ hồng Rosaceae.
Nên ăn nhiều rau cải, trái cây. Uống nhiều nước lọc hoặc trà xanh để thải acid uric ra ngoài.
Ngoài ra không nên ăn hoặc giảm bớt:
- Những thứ thức ăn từ đồ lòng của thú vật: tim, gan, óc, thận, lòng, mề.
- Tránh ăn sò, ốc, thịt
- Tránh đồ ngọt và tất cả các loại hột, trừ hột hạnh (almond)
- Tránh đường hóa học (artificial sweeteners) và dấm
- Tránh uống bia, rượu, trà đen, café vì chúng cản trở sự loại bỏ acid uric khỏi cơ thể.
- Tránh uống nước ngọt có soda (sũi bọt) như coca cola, limonade, v.v..
- Tránh mập vì cân lượng nặng, các khớp xương phải chịu nhiều sức ép.


Long Nhãn - Euphoria Longana; 學 名
Bổ huyết, dưỡng tâm an thần, bổ tỳ, kiện vị. Chủ trị các chứng thiếu máu, suy nhược cơ thể, mệt mỏi, mất ngủ, hay quên, tim hồi hộp, loạn nhịp, ăn uống tiêu hóa kém. Liều dùng 4-16g.
Món ăn - bài thuốc có long nhãn

Bài 1: Cháo long nhãn dùng cho người huyết hư, để bổ huyết, kiện tỳ, dưỡng tâm, an thần: Long nhãn 16g, đại táo 15g, ngạnh mễ (gạo tẻ) 100g, nấu cháo ăn thường xuyên mỗi ngày một thang, ăn liên tục vài ba tuần.Bài 2: Tác dụng ít khí huyết, bổ thận, dùng long nhãn 16g, hoài sơn 16g, giáp ngư 500g. Giáp ngư bỏ ruột, cắt thành miếng rồi đem hầm với 2 vị thuốc trên, khi chín nhừ nêm gia vị vào, ăn thịt và uống nước.Bài 3: Bổ can, thận, ích khí huyết dùng câu kỷ tử 12g, long nhãn 12g, hoàng tinh 12g, đường kính 50g, trứng chim bồ câu 4 trứng. Lấy ba vị thuốc đem rửa sạch, xắc nhỏ, bỏ vào nồi thêm 3 chén nước nấu sôi, sau 30 phút đập trứng chim bồ câu vào, chia đều uống làm hai ngày, mỗi ngày một lần, trong vài tuần.
Bài 4: Bổ ích khí huyết, dưỡng tâm an thần: Long nhãn tươi 300g, đường kính trắng 500g, hai thứ bỏ vào chưng kỹ, để nguội cho vào chai kín. Mỗi lần ăn 12-16g, ngày 2 lần.

Bài 5: Bổ huyết, điều trị chứng thiếu máu, cơ thể suy nhược, thể trạng mệt mỏi, đoản hơi: Long nhãn 16g, đương quy 12g, hoàng kỳ 12g, thục địa 16g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 lần, uống ấm.

Bài 6: Tác dụng an thần, trị chứng mất ngủ, trí nhớ suy giảm, hay quên, lo nghĩ quá nhiều dẫn đến tâm hồi hộp, loạn nhịp, hoa mắt, chóng mặt dùng long nhãn 16g, câu đằng 12g, toan táo nhân 10g, thục địa 16g.

Bài 7: Trường hợp tỳ hư, ăn uống tiêu hóa kém, không ngon miệng dùng bạch truật 12g, hoài sơn 12g, long nhãn 12g, ý dĩ nhân 10g, liên nhục 10g, phục thần 12g, cam thảo 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 8: Để ích khí bổ huyết, kiện tỳ, dưỡng tâm dùng bài Quy tỳ thang: Nhân sâm 10g, bạch truật 12g, hoàng kỳ 12g, long nhãn 12g, toan táo nhân 12g, phục thần 12g, viễn chí 8g, mộc hương 6g, cam thảo 8g. Sắc uống ngày một thang chia 2-3 lần, uống khi thuốc còn ấm.


Long Thủ, Rồng Nhả Ngọc, Cửu Long Nhả Ngọc - Justicia brandegeana, Beloperone guttata
Lục Bình - Water hyacinth, Eichhornia crassipes, họ Pontederiaceae. Các tên khác: Đại thủy bình, Bố đại liên, Bèo tây
Lược Vàng - Callificia frangranx, Commelinaceae:
trị viêm họng, cứng cơ, bịnh đại tràng, dạ dày, thông đại tiểu tiện, cầm máu, sỏi thận, bịnh tim mạch, tai biến não, u, bướu, cảm hàn, tê liệt chân tay

Lưỡi Mèo (vàng) - Sanseviera trifasciata, họ AgavaceaeLưu Ly Thảo - Forget me not - Myosotis, họ Boraginaceae
cây Lựu Bạch, tên khoa học Punica granatum L., thuộc họ Lựu Punicaceae. Tên khác Bạch Lựu, Thạch Lựu, Tháp Lựu. Tên tiếng Anh: Granate Apple; tiếng Pháp: Pomegranate; tên Tàu: Thạch Lựu Mộc 石榴木; Bạch Lựu
Mùa hè cây Lựu nở bông màu trắng hoặc đỏ tươi. Trái to cỡ nắm tay, vỏ dày, ngoài da có sắc xanh lá cây, khi chín có màu vàng đỏ lốm đốm. Bên trong trái có 8 ngăn xếp thành 2 từng. Lựu chứa nhiều natri, vitamin B2, sinh tố B, niaxin, vitamin C, canxi và phosphor. Chất polyphenol trong trái lựu không những làm giảm quá trình oxy hóa hủy hoại tế bào não mà còn ngăn chặn sự tích tụ protein A-beta hình thành mảng bám trong não làm bịnh Alzheimer tiến triển. Nước lựu ép uống từng được chứng minh có lợi trong việc phòng ngừa một số bịnh như ung thư tiền liệt tuyến, cao huyết áp.
Bộ phận dùng: vỏ thân, vỏ rễ, bông, trái. Dùng tươi hoặc lột vỏ phơi khô dùng. Công dụng: vỏ rễ và vỏ thân: tẩy sán dây (sán xơ mít). Bông chữa kiết lỵ ra máu. Trái chữa tiêu chảy.
- trị bịnh Kiết: đọt lựu bạch đâm, vắt lấy nước cốt 1 ly nhỏ, cho chút muối bọt, uống sẽ cầm ngay (theo Nam y thần dược).
- trị nấc cụt: rễ cau vàng, rễ cau đỏ, rễ dừa lửa, rễ lựu bạch, bốn thứ bằng nhau, sao khử thổ. Sắc 1 chén rưỡi ờn lại nữa chén. Khi uống cho chút đường cát trắng vô, uống nội trong 1 ngày sẽ hết bịnh (theo Nam y thần dược).
- trị bịnh đường ruột, truyền nhiễm như Kiết lỵ (bịnh nhân đau bụng, mắc tiêu nhưng có lần đi được có lần không, đi ra chất nhầy có lẫn máu, mùi tanh hôi. Nguyên nhân gây bịnh là ăn uống thiếu vệ sinh hoặc sống trong vùng có dịch, có thể dùng bài thuốc: Mơ tam thể (sao), Anh túc xác, vỏ Lựu bạch (sao vàng), Cở Sữa (sao vàng) mỗi thứ 12g, Hoàng đằng 20g. Các vị tán thành bột, uống với nước trà.
- trị bịnh Sản (Bạch hốn trùng): 1 lượng rễ cây Lựu bạch; 1 lượng Binh lan; 5 chỉ Xiêng đại hoàng. Sắc 2 chén còn 8 phân, đem phơi sương đến 4 giờ sáng, người bịnh để bụng đói uống.
- trị sán dây: lấy 30-40g vỏ rễ tươi hoặc vỏ thân tươi xắt nhỏ ngâm vào 750ml nước trong 6 giờ, sắc còn 500ml, lọc bỏ bã, uống buổi sáng lúc đói, chia 2-3 lần cách nhau nửa giờ uống một lần. 2 giờ sau khi uống thuốc, dùng 1 liều thuốc tẩy magiêsulfat. Khi muốn đại tiện thì ngồi ngâm đít vào 1 chậu nước ấm cho sán ra hết cả thân đầu mới được. Trẻ em và phụ nữ có thai không được điều trị bằng bài thuốc này.
- trị bịnh kiết lỵ, đại tiện ra máu, mũi chảy máu: bông lựu 5g, rau má 30g, rau sam 50g, bông kim ngân 30g, cỏ lọ nồi 30g, rễ cúc áo bông vàng 10g. Tất cả dùng tươi, rửa sạch, cắt nhỏ nấu với nước rồi cô thành cao lỏng, trộn với xirô tỉ lệ 1:1.
Trẻ em 5-10 tuổi, uống 1-2 muỗng cà phê.
10-15 tuổi, uống 3 muỗng cà phê.
trên 15 tuổi, uống 6 muỗng cà phê.
- trị tiêu chảy: vỏ hột lựu 15-20g, sắc với 400ml còn 100ml, thêm ít đường vào uống 1 lần, uống từ 7-10 ngày.
- Trị dời leo: lá cây lựu giã nát đắp lên vết dời leo.
- Trị đau răng: rễ cây bạch lựu xắt nhỏ, tẩm nước muối và rượu sắc thật đặc, ngậm một hồi sẽ hết đau răng.
- Trị đau bụng, ói mửa: trà tàu, gừng sống, vỏ lựu, quế khâu, phân cho đều, để vô siêu, sắc 3 chén còn 1 chén, uống sẽ cầm ngay.

****
Maca - Lepidium meyenii, họ Brassicaceae. Các tên khác: mace, pepper grass, pepper weed.
Giúp con người nâng cao thể trạng, sức bền, năng lượng, tăng khả năng tình dục và sinh sản.
Thảo dược "mạnh" hơn cả Viagra

Maca là một loại cây có rễ giống như một củ cải, thân ngắn và nằm dọc theo mặt đất, chỉ có mỗi chóp đầu cong lên. Maca mọc nhiều ở vùng khí hậu ẩm ướt trên dãy núi Andes Peru. 
Chừng 2000 năm trước đây, người dân Inca vùng cao nguyên đã bắt đầu sử dụng Maca làm lương thực và thuốc chữa bịnh. Trong suốt thời kỳ hưng thịnh của đế chế Inca, các chiến sĩ Inca thường xuyên sử dụng Maca trước khi bước vào trận quyết chiến, có được nó, họ sẽ trở nên mạnh mẽ hơn rất nhiều. Nhưng sau khi chinh phục được thành trì, một điều lạ là các chiến sĩ này bị cấm tuyệt đối dùng Maca, lý do là nếu có chút men của maca, các chiến sĩ sẽ khó lòng kiềm chế nổi mình trước hàng ngàn các thiếu nữ xinh đẹp nằm trong thành trì đó. Cho nên, để bảo toàn lực lượng, không một chỉ huy nào cho phép binh sĩ sử dụng Maca ngoài mục đích chiến đấu.
Mã Đề - Plantago major, họ Mã đề Plantaginaceae, bộ Hoa môi Lamiales. Tên khác: Xa tiền thảo (lá), Xa tiền tử (hột), bông Mã đề, leaved plantain, ripple grass, plantain ribwort, plantain des oiseux.
Chi Mã đề là một chi bao gồm khoảng 250 loài. Việt Nam có 3 loài, trong đó có Plantago major, Plantago asiatica (Mã đề Á hay Xa tiền). Lá Mã đề có vị ngọt lạt, tính mát. Hột có vị ngọt lạt, nhớt, tính mát. Vào kinh: Can, Phế, Thận, bàng quang, Tiểu tràng. Có tác dụng thanh nhiệt, giả độc, mát máu, cầm máu, lợi phế, tiêu thũng, thông tiểu tiện, tiểu dắt, làm sạch phong nhiệt tại gan, phổi, long đờm, kháng trùng, chống cũng như làm diệu viêm nhiễm. Dùng chữa ho lâu ngày, viêm phế quản, viêm thận và bàng quang, bí tiểu tiện, tiểu tiện ra máu hoặc ra sỏi, đau mắt sưng đỏ nước mắt chảy nhiều, nhức mắt, tiêu chảy, lỵ, chảy máu cam, ra nhiều mồ hôi. Dùng cả cây, lá và hột (bỏ rễ).
- Mỗi ngày uống 10 - 20g toàn cây hay 6 - 12g hột, dưới dạng thuốc sắc. Khi dùng làm thuốc ho cho trẻ em, Mã đề có nhược điểm là gây đái dầm.
- Lá Mã đề để tươi, giã nát, đắp bên ngoài làm mụn nhọt mau bễ và mau ra da non, các chỗ lở loét nhỏ mau lành. Có ích lợi đối với các vết cắn của côn trùng, khi bị phát ban.
- Trị phỏng, lấy cao đặc của Mã đề đắp lên vết thương băng lại, mỗi ngày thay một lần.
- Mỗi lần 5 - 15g nước ép hoặc nước hãm cây mã đề dùng chữa vết thương, viêm phế quản mạn tính, viêm màng phổi, chảy máu.
- Hột mã đề 3 - 8g sắc uống chữa tiểu tháo đường, khó tiêu, ho và bịnh vô sinh ở nam và nữ.
- Vỏ khô của hột mã đề đặc biệt của Platago psyllium và Plantago ovata nở ra khi gặp ẩm, nghiền vỏ thành bột, dùng làm thuốc nhuận trường, trị táo bón. Liều thông thường, uống hai lần trong ngày, mỗi lần 3,5 g. Vỏ dưới dạng bột được dùng với lượng 7g mỗi ngày để điều chỉnh lượng đường trong máu, và điều trị chứng cao cholesterol.
- Chữa chứng phổi nóng, ho dai dẳng: lấy khoảng 20g - 50g (một nắm) rau mã đề tươi, rửa sạch, cho vào siêu, đổ nước nửa nồi, sắc lửa nhỏ còn 1 chén) chia làm 3 lần uống hết trong ngày, cách 3 giờ uống một lần, uống lúc còn nóng. Khi đang dùng phương thuốc này, cần kiên ăn các thức cay nóng như tiêu, ớt, đồ chiên và tôm cua cá biển.
- Chữa chảy máu cam: hái một nắm lá mã đề tươi, rửa sạch, giã nát, tẩm thêm chút nước, vắt nước cất uống. Người bịnh nằm yên trên giường, gối đầu cao. Bã mã đề đắp lên trán. Nếu chảy máu nhiều cần lấy bông gòn sạch đút vào mũi bên chảy máu. Uống khoảng vài ngày sẽ khỏi.
- Chữa chứng nóng gan mật và nổi mụn: lấy một nắm mã đề tươi rửa sạch, nấu với một miếng gan heo to khoảng bàn tay, hai thứ xắt nhỏ, cho mắm muối vừa ăn để dùng vào bữa cơm trưa, dùng liên tục 6 - 7 ngày sẽ khỏi. Có thể lấy một ít rau mã đề tươi giã nhuyễn đắt lên nơi có mụn, lấy băng đắp lại. Khi dùng thức ăn này cần kiêng các thuốc cay nóng, không được uống rượu, café.
- Chữa đau mắt đỏ: một nắm to mã đề, rửa sạch, để ráo nước, xắt sợi nhỏ, nấu với 2 con cá diếc to cỡ bàn tay, nêm vừa mắm muối, ăn liền 3 ngày như vậy, đồng thời lấy một ít mã đề tươi, rửa sạch, để ráo nước, giã với muối nhuyễn cho vào vải sạch mỏng đặt nhẹ bên ngoài mắt. Cần kiêng các thức ăn cay nóng.
- Chữa bí tiểu tiện: 12g hột mã đề sắc uống nhiều lần trong ngày. Có thể sắc cùng với một ít lá mã đề uống cũng tốt.
- Chữa viêm phế quản: mỗi ngày 6 - 12g hột mã đề hay dùng cả cây sắc uống nhiều lần trong ngày.
- Chữa lỡ loét nhiễm trùng: 12g mã đề, kim ngân hoa 12g, sài đất 12g, lá cối xay 12g, 900ml nước, sắc còn 300ml, chia làm 2 - 3 lần uống trong ngày.
- Chữa ghẻ lở ở trẻ em: một nắm rau mã đề tươi, rửa sạch, xắt nhỏ, nấu với 100g đến 150g giò heo, cho trẻ ăn liền trong nhiều ngày sẽ khỏi. Nếu trẻ ăn canh này thường xuyên sẽ ngừa được ghẻ lở.
- Chữa nhiệt lỵ: mã đề, dây mơ lông, cỏ seo gà mỗi thứ 20g, sắc uống trong ngày. Chữa trẻ sơ sinh bị ướt rún: lấy một ít hột mã đề, sao cháy sém, tán thành bột, rắc lên rún bị ướt.
- Chữa đau lưng do thấp: 7 cây rau mã đề (để rễ), hành tăm (échalote) cả củ và rễ, gốc. Táo tàu 7 trái, rượu ngon 1 - 2 lít, nấu chung để uống dần.
- Chữa sốt xuất huyết: 50g mã đề tươi, củ sắn dây 30g, 1 lít nước sắc còn 500ml chia làm 2 lần uống lúc đói trong ngày, cách 1 ngày uống 1 lần, liên tiếp 3 lần.
- Chữa vàng da: một nắm to hột mã đề, bỏ vỏ ngoài, sao qua, tán thành bột, ngày uống nhiều lần bột mã đề với nước cơm hoặc nước nấu chín để còn ấm. Uống liền vài ngày sẽ có hiệu nghiệm.
- Chữa tiểu tiện ra máu: Một nắm to rau mã đề, rửa sạch giã nát, vắt lấy nước cốt uống lúc đói. Có thể thêm cỏ mực hai thứ lượng bằng nhau, cũng làm như trên và uống lúc đói trong vòng vài ngày sẽ có hiệu quả.
- Chữa tiểu ra máu, cơ thể nóng ở người già: hột mã đề một nắm, giã nát, bọc vào khăn vải sạch, đổ 2 chén nước, sắc còn 1 chén, bỏ bã, đổ vào nước đó 3 nắm hột kê (tiếng anh gọi là Millet Seeds) nấu thành cháo ăn khi đói. Ăn nhiều mắt sáng, làm người mát.
- Chữa bí tiểu tiện ở người già: lấy cành và lá mã đề, rửa sạch giã nát, vắt một chén nước hòa một ít mật ong, uống sẽ có tác dụng ngay.
- Trẻ bị sởi gây tiêu chảy: hột mã đề, sao qua, sắt uống. Nếu bí tiểu tiện thì thêm mộc thông, có thể dùng hột mã đề với rau dừa nước lượng bằng nhau, sắc uống nếu không có mộc thông.
- Chữa ngứa, đau ở bộ phận sinh dục: một nắm to hột mã đề nấu nước ngâm rửa thường xuyên sẽ khỏi.
- Chữa chứng lạnh cửa mình: 200 - 300g hột mã đề, bỏ vỏ ngoài, sao lên, tán thành bột, mỗi lần uống khoảng 4g, ngày uống 2 lần.
Kiêng kỵ:
- Phụ nữ có thai dùng nên thận trọng.
- Người già thận yếu, tiểu đêm nhiều không nên dùng.
- Các trường hợp âm hư mà không thấp nhiệt, đi tiểu quá nhiều, táo bón.

Mai Tây / Mai Mỹ / Mai Anh - Forsythia suspensa, họ Oleaceae
Mai Tứ Quí Ochna serrulata
- Ochna atropurpurea, họ Ochnaceaẹ Tên khác: Mouse Plant

Măng Cụt Garcinia mangostana, họ Bứa Clusiaceae. Tên khác: Mangoustan (Pháp); Mangosteen (Anh)Mao Căn - rễ cây Cỏ Tranh Imperata cylindrical, họ Poaceae. Các tên khác: Bạch Mao Căn, Mao Thảo Căn.
Thuốc được lấy thân rễ phơi hay sấy khô. Sử dụng làm thuốc lương huyết, chỉ huyết. Vị ngọt, tính hàn, đi vào các kinh tâm, phế, tỳ, vị và bàng quang. Tác dụng thanh nhiệt, tiêu ứ huyết, lợi tiểu tiện. Chủ trị các chứng như nục, khái huyết, thổ huyết, tiểu ra máu, chảy máu mũi, suyễn. Dùng trung bình mỗi thang thuốc cho mỗi ngày là 12-40g. Dùng tươi lượng gấp đôi, có thể sử dụng liều cao tới 250-500 g tùy theo mục đích trị liệu. Khi dùng tươi có thể giã nát lấy nước cốt uống, còn sao cháy thì chỉ sử dụng khi cần cầm máụ Với những người hư hỏa hay không thực nhiệt cũng kiêng dùng.

Mẫu Đơn, Thược Dược - Peony - Pfingstrose - Paeonia

Mẫu Tử, tên khác: Quyến Khách, Lục thảo, Lan bò lan - Chlorophytum elatum, họ tỏi rừng Asphodelaceae. Tên tiếng Anh: green spider plant. Cây trồng làm cây cảnh hoặc toàn cây cũng được dùng làm thuốc chữa ho, khan tiếng. Dùng ngoài giã đắp trị đòn ngã tổn thương, mụn nhọt và viêm mủ da.

Mắc Cở - Tickle me plant Mimosa pudica. Còn gọi là cây xấu hổ, cây trinh nữ.

Vị ngọt, tính hơi hàn, có độc nhẹ. Có tác dụng an thần, dịu cơn đau, chống ho, long đờm, tiêu viêm, thanh nhiệt, hạ sốt, lợi tiểu.
Chủ trị: suy nhược thần kinh, mất ngủ, viêm phế quản, viêm gan, viêm dạ dày, phong thấp tê bại, bịnh thống phong (gout), sốt, cao huyết áp.
Liều dùng: 10 - 25g / ngày.

Mắt Biếc - Torenia

Cây Móng Bò - Bauhinia blakeana, họ Đậu Fabaceae. Tên khác: Lan hoàng hậu Bauhinia purpurea Linn., Móng bò tím. Vỏ chát, rễ có tác dụng lợi trung tiện.

Cây lá Móng tay
- Lawsonia inermis L., họ Tử vi Lythraceae. Tên khác: cây thuốc Mọi, móng tay nhuộm, lá Móng, Lựu mọi, thuốc Mọi lá lựu, Chỉ giáp hoa, Phương tiên hoa, Tán mạt hoa, Khau thiên.
Lá cây lá Móng tay có tác dụng hoạt huyết, tán ứ, sát trùng. Dùng chữa bịnh ngoài da như lang beng, ghẻ lở, mụn nhọt. Ngoài ra dùng chữa tiêu chảy, bại liệt, trừ sán, điều kinh, trị viêm họng. Do lá có tính chất nhuộm màu nên được dùng trong dầu gội đầu, thuốc nhuộm tóc.
* Chữa tê bại, đi lại khó khăn do chấn thương cột sống hoặc té ngã:
toàn Cây lá Móng tay sao vàng hạ thổ 30g
Cốt toái bổ cạo sạch lông, sắc mỏng, phơi khô 20g
Ngũ da bì 12g
Cẩu tích đốt cháy hết lông 12g
Cam thảo 8g
Sắc với 1lít nước còn 200ml, chia 3-4 lần uống trong ngày.
* Sau khi sốt rét vàng da, sưng lá lách, đau tức hạ sườn:
Cây lá Móng tay khô, sao vàng hạ thổ 20g
Cỏ mực khô, sao vàng hạ thổ 16g
Rau má khô, sao vàng hạ thổ 16g
Sắc với 600ml nước còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày. Dùng liên tục 30 ngày. Trẻ em dùng 1/3 liều.
* Lang beng, ghẻ lở toàn thân, chảy mủ hôi thúi:
Lá tươi cả ngọn lá, 1 nắm lớn
Nấu nước tắm hàng ngày, liên tục 10-15 ngày.
Lá móng tay tươi rửa sạch, để ráo nước, giã nhuyễn, trộn với dấm nuôi thoa nơi bị lở ngứa. Ngày 1-2 lần.

Mộc Qua Cydonia oblonga, chi Cydonia. Mộc Qua Trung Quốc Pseudocydonia sinensis, chi Chaenomeles. Tên khác: Xá lỵ, Quitte

Chaenomeles speciosa - Mộc qua kiểng Tàu, bông màu hồng đậm đến đỏ, bụi cao trung bình 3m, thường được trồng làm hàng rào, thích nơi có nhiều nắng hoặc nữa bóng mát. Bông nở vào tháng 4, tháng 5.
Chaenomeles japonica - Japanese quince - Mộc qua kiểng Nhựt, bông đỏ, cao trung bình 1m-2m.
Chaenomeles speciosa Nivalis - Mộc qua kiểng, Mộc qua cảnh, mọc thành bụi, cao trung bình 2m đến 3m, lá xanh lá cây đậm, bông màu trắng nở vào mùa xuân tháng 3 tháng 4, trái vàng/xanh lá cây.

Mộc Lan Magnolias

Mộc Thông Akebia trifoliata Thumb, họ Lardizabalaceae.

Còn gọi là Tam Diệp Mộc Thông, là thân khô của cây Mộc Thông. Trái tiếng Anh: Big Purple. Cây xuất xứ từ Nhựt, có thể cao từ 10m đến 12m, bông nở vào tháng Năm. 
Vị đắng, tính hàn, vào 4 kinh: tâm, phế, tiểu tràng, bàng quang. Tác dụng lợi tiểu, lưu thông khí huyết, làm hạ sốt. Dùng chữa các chứng tiểu tiện khó khăn, mạch máu tắc nghẽn, tắc tia sữa, bế kinh. Dùng ngày 5-10 g sắc uống. Bài thuốc dùng thông tuyến sữa sau khi sanh: Mộc thông 10 g, một cặp chân heo nấu nhừ, ăn cả cái và nước, có thể cho thêm ít gạo nấu cháo.
Trái ăn, lá dùng làm trà, có tác dụng: lợi tiểu, chống viêm, giúp thông kinh nguyệt. Ngoài ra Thông mộc được cho là chữa được sỏi thận, chữa trị ung thư có hiệu quả. Ở bên tàu, Diệp mộc thông được xếp hạng thứ 13 trong số các dược thảo dùng để ngừa thai.

Mồng Gà - Cockscomb / Celosia
Môn Xanh - Philodendron, họ Araceae
Mua - Pink LasiandraMù U, cây Đồng Hồ - Balsamia inophyllum loureillo
Mỹ Nhân - California Poppy
***

Ngò Gai - Eryngium foetidum, Sawtooth Coriander, tàu: Dã Nguyên Tuy:
trị hôi miệng, kích thích tiêu hóa, giải khí trướng. Bài thuốc trị hôi miệng: lấy một nắm ngò gai sắc lấy nước đặc, thêm vào chút muối làm nước súc miệng, khò họng nhiều lần trong ngày, sau khoảng 5-6 ngày là có công hiệu.

Ngô Đồng - họ Firmiana simplex L., Sterculia platanifolia, họ Trôm Sterculiaceae. Tên khác: 梧桐, Chinese parasol tree (người Anh), Pheonix tree (cây phượng hoàng), Sterculia à feuille de platane (tiếng Pháp). Hột Ngô đồng ăn được, trái nhỏ như hột tiêu.Ngô Thù Du - Evodiae rutaecarpae. Các tên khác: Ngô Thù, Thù Du, Wu Zhu Yu 吴茱萸 Fructus evodiae là trái của Ngô Thù Du hay còn gọi là Thù Du Tử
Vị cay, đắng, tính nhiệt, có độc ít. Qui kinh Can, Tỳ Vị. Có tác dụng tán hàn hành khí, táo thấp chỉ thống, sơ can hạ khí, ôn trung chỉ tả, dùng ngoài, thuốc có tác dụng dẫn hỏa đi xuống. Chủ trị các chứng: ợ chua, muốn ói, hàn thấp tiết tả, kiết lị, cao huyết áp.
- Ngô thù với tinh dầu thơm có tác dụng kiện vị trừ phong và ức chế các loại men không bình thường ở ruột, có tác dụng cầm ói, dùng với Sinh khương tác dụng mạnh hơn.
- Ngô thù có tác dụng giảm đau tương đương với Antipyrine.
- Tác dụng hạ huyết áp: thuốc làm giãn mạch ngoại vi, làm giảm lực cản của mạch ngoại vi và phóng histamin. Dùng băng dính có bột Ngô thù du trộn dấm lòng bàn chân có tác dụng hạ áp trong vòng 12 - 24 giờ.
- Tác dụng đối với cơ trơn: Thành phần Rutamine được chế từ Rutaecarpine có tác dụng kích thích co thắt tử cung.
- Thuốc sắc Ngô thù có tác dụng lợi tiểu.
- Tác dụng kháng khuẩn: thuốc sắc có tác dụng ức chế mạnh khuẩn. Thuốc còn có tác dụng ức chế các loại trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu khuẩn, một số nấm ngoài da, một số ký sinh trùng như: sán đũa, Hirudo (đỉa) và sán đất.
- Tác dụng điều hòa nhiệt: có tác dụng hạ nhiệt nhẹ, thuốc sắc cũng có tác dụng tương tự.
- Độc tính của thuốc: liều cao Ngô thù du có tác dụng kích thích thần kinh trung ương gây rối loạn thị giác và hoang tưởng (hallucination).
Trị ói do vị hàn khí nghịch:

- Ngô thù tán bột mịn, mỗi lần uống với nước sôi ấm 2 - 5 g.
- Ngô thù, Gừng nướng lượng bằng nhau tán bột mịn, mỗi lần uống 3 - 5 g với nước sôi ấm. Trị ói kèm đau bụng, ợ chua.
- Ngô thù du thang: Ngô thù 5 g, Đảng sâm 黨參 10 g, Đại táo 10 g, Gừng tươi 20 g, sắc uống ấm.
Trị các chứng đau do hàn như nhức đầu, đau bụng, đau cước khí:
- Ngô thù du thang: như trên.
- Tả kim hoàn (Đơn khê tâm pháp): Hoàng liên (tẩm nước gừng sao) 6 phần, Ngô thù du (ngâm nước muối) 1 phần, sấy khô tán bột mịn làm hoàn. Mỗi lần uống 3 - 6 g. Trị viêm dạ dày mạn, đau bụng kèm đau sườn ngực, nôn, ợ chua, miệng đắng.
- Ngô thù thang: Ngô thù 4 g, Bình lang, Mộc qua đều 10 g, sắc uống ấm. Trị đau bụng đầy do hàn, cước khí.
- Đạo khí thang: Ngô thù 4 g, Tiểu hồi 3 g, Mộc hương 5 g, Xuyên luyện tử 10 g, sắc uống ấm. Trị đau bụng quặn từng cơn.
Trị miệng lỡ: dùng bột mịn Ngô thù du gia giấm vừa đủ làm thành hồ cho vào miếng vải bó vào huyệt Dũng tuyền và vùng 1/3 trước lòng bàn chân, 24 giờ sau lấy ra.
Giúp tiêu hóa nhanh: Ngô thù du, Mộc hương đều 2 g, Hoàng liên 1 g, sấy tán thành bột trộn đều chia 3 lần uống trong ngày.
Bìu dái chảy nước ngứa ngáy: Ngô thù du sắc nước rửa.Trị nhức răng: Ngô thù du ngâm rượu, ngậm một lúc rồi nhổ.Trị chàm (thấp chẩn): Ngô thù du 40 g (sao), Mai mực 30 g, Lưu hoàng 8 g, tán bột mịn trộn đều. Trường hợp chảy nhiều nước, bôi bột khô; trường hợp chàm khô, trộn với dầu thầu dầu hay dầu mù u, bôi 2 ngày 1 lần, bôi xong dùng vải bọc lại.
Liều dùng và chú ý:
- Liều thường dùng cho thuốc uống: 1,5 - 5g. Dùng ngoài theo yêu cầu.
-
Chú ý: Ngô thù rất táo dễ hao khí động hỏa, sinh mụn nhọt, mờ mắt, không nên dùng lâu, dùng nhiều. Thận trọng lúc dùng cho bệnh nhân âm hư nội nhiệt.
- Sách Bản kinh có ghi: "Thù du thiện đi lên, cho nên người dùng Thù du có thể có hiện tượng xung cách, xung nhãn (nặng ngực mờ mắt), rụng tóc, đau họng, động hỏa sinh nhọt", nên lúc dùng cần chú ý.

Ngọc Giá - Yucca
Nguyệt Quế - Lakeview jasmine

Ngũ Vị Tử (Ngũ Main Tử)- Fructus schisandrae chinensis Baill:

thuốc có đủ 5 vị! Trái chín phơi hay sấy khô. Chủ trị hư suyễn, di tinh, tiêu chảy, tim hồi hộp, mất ngủ.

Ngưu Bàng - Arctium lappa, họ Compositiae
Ngưu Bàng Tử - Fructus Arctii Lappae
. Các tên khác Đại đao tử, Á thực, Hắc phong tử, thử niêm tử:
Ngưu bàng tử là trái chín của cây Ngưu bàng. Vị cay đắng tính hàn, qui kinh Phế Vị. Giải cảm sốt (sơ tán phong nhiệt) thuốc có tác dụng lợi tiểu, hạ sốt, kháng khuẩn, nước sắc thuốc có tác dụng kháng khuẩn rõ rệt đối với phế cầu khuẩn. Giải độc thúc sởi mọc, lợi yết tán kết.
Liều dùng: 4 - 12 g
Trị chứng ngoại cảm phong nhiệt: sốt ho, đờm vàng ( trường hợp viêm amidan, viêm họng, viêm đường hô hấp cấp tính) dùng bài:
- Ngân kiều tán ( ôn bệnh điều biện) gồm: Ngân hoa, Liên kiều, Ngưu bàng tử, Đạm đậu xị, mỗi thứ 8 -12g, Cát cánh, Trúc diệp, Bạc hà mỗi thứ 6 - 12g, Kinh giới tuệ 4 - 6g, Cam thảo 2 - 4g, sắc nước uống. 1 - 2 thang trong một ngày. Hoặc Ngưu bàng tử, Kim ngân hoa mỗi thứ 12g, Liên kiều, Kinh giới, Bạc hà mỗi thứ 8g, sắc uống, thêm Cam thảo 2 - 4g. Hoặc Ngưu bàng tử 12g, Bạc hà 6g, Thuyền thoái 2 - 4g.
Trị bệnh sởi trẻ em:
chậm mọc, mề đay. Có thể dùng bài: Ngân kiều tán hoặc các bài sau:
- Kim ngân hoa 12g, Ngưu bàng tử 12g, Thăng ma 8g, Cát căn 12g, Cam thảo 4g, Kinh giới tuệ 4g, sắc nước uống.
- Ngưu bàng tử 12g, Kinh giới 8g, Bạc hà 4g, Phòng phong 4g, Cam thảo 3g, sắc nước uống.
Khi sởi đã mọc:
- Lá tre 20g, sài đất 20g, củ sắn dây 12g, mạch môn 12g, cam thảo đất 20g, kim ngân hoa 20g, sắc uống.
Chữa phù ( do dị ứng hoặc viêm cầu thận cấp): Ngưu bàng tử ( nửa sao nửa sống), Bèo cái sao khô lượng bằng nhau tán nhỏ trộn đều, mỗi lần 5g, ngày 3 lần với nước nóng (bài này chữa cả viêm họng sưng đau).
Chú ý khi dùng thuốc:Tây y dùng rễ Ngưu bàng làm thuốc thông tiểu, ra mồ hôi, chữa tê thấp, đau sưng khớp, lang beng, mụn trứng cá lở loét. Còn dùng trị bệnh tiểu đường (cao rễ ngưu bàng có tác dụng hạ glucoza máu), hoặc chữa mụn nhọt, ngày uống 3 lần, mỗi lần 0,6g cao thuốc (hoặc bột) trong 3 ngày. Không dùng đối với người bị tiêu chảy do tỳ hư.

Ngưu Tất Achyranthes arborescens, A. aspera (Thổ Ngưu Tất, Nam Ngưu Tất). Tên khác: Cỏ Xước

Nhân Sâm (sâm rừng, nguyên sâm) - Panax gingsen

Nhân Trần - Adenosma glutinosum, họ Scrophulariaceae, chữa bịnh vàng da, bịnh gan mật, thông tiểu tiện: mỗi ngày 8-16g sắc uống. Giúp sản phụ ăn ngon: sắc uống với Mần Tưới, Mạch Môn, Ngải Cứu, Rẻ Quạt, vỏ Bưởi, Đào khô.
Cây Nhân Trần có tác dụng làm tăng tiết mật, tăng chức năng thải trừ của gan, chống viêm, kháng khuẩn, diệt sán, không có độc tính.
Nhân trần có vị đắng, cay, tính bình. Dùng để thanh nhiệt, lợi thấp, hành khí, lợi tiểu, làm ra mồ hôi.
Công dụng: chữa viêm gan, vàng da, xơ gan, sốt, tiểu tiện không thông, lợi mật, chữa phong thấp, phụ nữ sau khi sanh uống để kích thích ăn uống, trị mụn nhọt, mẫn ngứa.
Liều dùng: 10 - 20g / ngày.

Nhục Quế - Cinnamomum cassia Presl, họ Lauraceae. Các tên khác: vỏ quế, quế bì, ngọc quế
Bộ phận dùng: Vỏ gốc hoặc vỏ khô của thân cây. Vị cay, ngọt, tính nóng. Vào kinh Thận, Tỳ, Tâm và Can.
Tác dụng: trừ lạnh và giảm đau, làm ấm kinh lạc và tăng lưu thông. Bổ nguyên dương, ấm tỳ vị, trừ lạnh, thông huyết mạch. Chữa các chứng liệt dương, lạnh tử cung, lưng gối lạnh đau, hen suyễn do thận suy, lạnh đau dạ dày, nôn ói do lạnh, bế kinh, đau bụng kinh.
- Thận dương suy biểu hiện như lạnh chi, đau và yếu vùng ngang lưng và đầu gối, bất lực và hay đi tiểu: Dùng nhục quế với Phụ tử, Sinh địa hoàng và Sơn thù du trong bài Quế Phụ Bát Vị Hoàn.
- Tỳ Thận dương hư biểu hiện như đau lạnh ở thượng vị và vùng bụng, kém ăn, phân lỏng: Dùng Nhục quế với Can khương, Bạch truật và Phụ tử trong bài Quế Phụ Lý Trung Hoàn.
- Hàn tà ngưng trệ ở kinh lạc biểu hiện như đau lạnh thượng vị và bụng, đau lưng dưới, đau toàn thân, kinh nguyệt không đều, ít kinh nguyệt: Dùng Nhục quế với Can khương, Ngô thù du, Đương quy và Xuyên khung.
- Nhọt mạn tính: Dùng Nhục quế với Hoàng kỳ và Đương qui.
Bào chế: Cạo sạch lớp vỏ thô, rửa sạch, thái phiến, phơi trong bóng mát cho khô hoặc tán bột.
Kiêng kỵ: Có thai không dùng. Kỵ lửa.

Nhục Thung Dung - Herba cistanches

Trị thể thận âm/dương hư.
Triệu chứng thể thận âm hư: bứt rứt, hồi hộp, khó ngủ, dễ quên, hay tiểu đêm, đau lưng, mỏi gối, ù tai, nóng về đêm, ra mồ hôi ở lòng bàn tay, bàn chưn, quan hệ tình dục không có lực, mau mất sức, dương nuy bất cử (dương vật không cương) , xuất tinh sớm.
Bài thuốc dùng để trị tình trạng này là Lục Vị Địa Huỳnh Hoàng, bao gồm:
- mỗi vị 12 g Ba Kích, Ích Trí Nhơn, Phục Linh, Đơn Bì, Hà Thủ Ô, Chích Bắc Kỳ.
- 16 g Thục Địa.
- 10 g Tục Đoạn, Nhân Sâm, Sơn thù, Sơn Thù, Hoài Sơn Bắc.
- 8 g Nhục Thung Dung.
- 8 g Trạch Tả (sao rượu).
- 4 g Ngũ Vị.
Cách nấu: lần 1, cho các vị thuốc trên vào nồi đất cùng 4 chén nước, sắc còn 1 chén. Lần 2, cho vào 3 chén nước, sắc còn nửa chén. Hợp nước lần 1 và 2 rồi chia làm 3 phần để dùng trưa, chiều, tối. Dùng trước bữa ăn khoảng 1 giờ.
Triệu chứng thể thận dương hư: gồm một số triệu chứng giống thận âm hư, nhưng kèm một số chứng khác như: eo lưng và chưn lạnh, hay bị rối loạn tiêu hóa, thường đi tiêu vào lúc sáng sớm, lòng bàn tay và bàn chưn lạnh.
Bài thuốc trị chứng này gồm:
- 10 g Âm Dương Hoắc, Nhục Thung Dung, Tục Đoạn, Sơn Thù, Hoài Sơn Bắc, Nhung Nai.
- 12 g Ba Kích, Đỗ Trọng, Nhân Sâm, Chích Bắc Kỳ, Kỷ Tử, Phục Linh, Đơn Bì.
- 8g Ích Trí Nhơn, Trạch Tả.
- 4 g Phụ Tử, Ngũ Vị.
- 6 g Nhục Quế.
Cách chế biến cũng giống như bài thuốc thể thận âm hư, riêng Nhục Quế thì để riêng, đem hãm nước sôi, đợi nấu xong thuốc rồi mới cho vào sau cuối.
Các bài thuốc khác:Ôn Thận Ích Tinh Thang: Ngũ vị tử 10 g, Thỏ ty tử 15 g, Câu kỷ tử 15 g, Thục địa 20 g, Sơn dược 20 g, Sơn thù nhục 10 g, Đảng sâm 黨參 12 g, Bạch truật 10 g, Phục linh 12 g, Tiên linh tỳ 12 g, Ba kích 12 g, Nhục thung dung 12 g, Lộc giác giao 12 g, Phụ tử 10 g, Nhục quế 6g, Chích cam thảo 6g. Cách dùng: Sắc nước uống trong ngày. Liên tục 20 ngày (1 liệu trình), nghỉ 5 ngày rồi tiếp tục liệu trình khác. Tác dụng: Bổ thận trợ dương, ích khí điền tinh. Dùng chữa cho nam giới vô sinh do tinh loãng, thể "Thận dương bất túc, tinh khí suy thiểu". Những biểu hiện: Lượng tinh dịch ít, trong, loãng, lạnh hoặc trong tinh dịch có những cục đông đặc, ham muốn tình dục giảm, có thể kèm theo những triệu chứng toàn thân như ghét lạnh, ngón chân ngón tay lạnh, sắc mặt nhợt nhạt, tinh thần uể oải, ăn ít, tiêu hóa kém, lưng đau, gối mỏi, lưỡi bệu, chất lưỡi nhạt, mạch chìm nhỏ yếu.
Tư Âm Ích Khí Điền Tinh Thang: Thành phần: Thục địa 15 g, Sinh địa 15 g, Sơn dược 20 g, Sơn thù nhục 15 g, Đan bì 10 g, Đảng sâm 黨參 12 g, Mạch môn 15 g, Thiên môn 15 g, Quy bản 15 g, Hà thủ ô chế 20 g, Hải cẩu thận 1 cặp, Câu kỷ tử 15 g. Cách dùng: Sắc nước uống theo từng liệu trình 20 ngày. Tác dụng: Bổ âm, ích khí, tăng tinh dịch... Dùng chữa nam giới vô sinh do tinh loãng, thể: "Thận âm bất túc, tinh khí suy thiểu" với những biểu hiện chính: Lượng tinh dịch ít và đặc, ham muốn tình dục bình thường hoặc cao hơn bình thường, nhưng lưng, gối đau mỏi, tinh thần uể oải, người mệt mỏi, khó tập trung tư tưởng, hay quên, có thể kèm theo chứng choáng đầu hoa mắt, miệng khô họng ráo, buồn phiền mất ngủ, tóc rụng nhiều, răng lung lay, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít, mạch nhỏ, nhanh.
Hoạt Huyết Trục Ứ Thông Tinh Thang: Thành phần: Đương quy 12 g, Sinh địa 15 g, Đào nhân 10 g, Hồng hoa 10 g, Xuyên khung 10 g, Ngưu tất 20 g, Chỉ xác 10 g, Thỏ ty tử 15 g, Câu kỷ tử 15 g, Tiên mao 15 g, Tiên linh tỳ 15 g, Cam thảo 6 g, Tạo giác thích 6 g. Cách dùng: Sắc nước uống trong ngày, theo từng liệu trình 15 ngày. Tác dụng: Hoạt huyết hóa ứ, kiêm bổ thận điền tinh, sơ thông tinh lô. Dùng chữa nam giới vô sinh do loãng tinh, thể: "Huyết ứ trở trệ, thận tinh bất thông", với những biểu hiện chính: Tinh dịch đặc, lượng tinh trùng giảm nhiều; thường kèm theo triệu chứng như: tính tình trầm mặc, dễ nổi giận, vùng ngực có cảm giác đầy tức khó chịu, có lúc nhói đau hoặc có cảm giác lạnh ở dương vật hoặc tinh hoàn; chất lưỡi tối, có điểm ứ huyết, mạch chìm rít.
Hóa Đàm Thông Tinh Thang: Thành phần: Quất hạch 12 g, Lệ chí hạch 12 g, Hải tảo 12 g, côn bố 12 g, Xuyên luyện tử 12 g, Chỉ xác 10 g, Mẫu lệ 30 g, Miếp giáp 30 g, Quy bản 20 g, Ngưu tất 15 g, Hà thủ ô 30 g, Sài hồ 10 g. Cách dùng: Sắc nước uống trong ngày. Dùng theo từng liệu trình 15 ngày. Tác dụng: Hóa đàm nhuyễn kiên, bổ thận thông tinh. Dùng chữa nam giới vô sinh do tinh loãng, thể: "Đàm trọc ngưng trệ, tinh lạc bất thông", với những biểu hiện: Lượng tinh dịch ít, tinh trùng ít, kèm theo đau tức ở hai bên bụng dưới; người uể oải, chân tay nặng nề, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng nhớt mạch chìm, trơn, có trường hợp tinh hoàn sưng đau.
**Oải Hương Thảo - Lavender, Spike, Nard, Elf - (tiếng Latin: Lavare, có nghĩa là rửa wash) - Lavandula angustifolia, họ Lamiaceae Lindl

cây Óc Chó. Tên khác: Cát Tuế Tử * (xem thêm ở trên) , Sung dại (Bắc) , Ổi dại (Nam), chó, vú bò. Tên khoa học Juglans regia, họ Juglandaceae
rễ của cây óc chó Ficus hirta Vahl có vị ngọt hơi đắng, tính bình, tác dụng khử phong thấp, mạnh gân cốt, khử ứ tắc, tiêu thũng, sinh tân. Sử dụng nhựa mủ trắng của cây óc chó pha trộn cùng nghệ vàng làm hoàn để trị chứng bụng trướng đầy, đại tiện táo kết. Lá hay trái cây óc chó giã nát đắp chữa vết thương bầm tím.
Cây óc chó loại to mọc ở rừng có vị ngọt hơi chát, tính ấm, đi vào hai kinh phế, thận, để bổ dưỡng gan thận, làm mạnh lưng gối, hạ suyễn, cố thận, sáp tinh. Công dụng làm thuốc bồi dưỡng cơ thể, trừ ho đờm, lao lực quá độ sinh ho, hen suyễn, lưng đau mỏi gối, chân yếu, làm thuốc dưỡng da, đen tóc, lợi tiểu, trừ trĩ. Lá óc chó còn sử dụng làm thuốc mỹ phẩm cho da, làm săn da, sát khuẩn, khử lọc máu. Dầu óc chó dùng chữa phòng lở chàm và nhuộm đen tóc. Cũng có tài liệu đông y nói rằng hột óc chó còn gọi là hồ đào nhục, có vị ngọt, tính bình hơi ấm, tác dụng bổ phế, thận, làm mạnh sức, đen tóc, trơn da, chữa các chứng tiết tinh, ho lâu, gối lưng đau mỏi.
Cây óc chó cũng có tác dụng chữa bệnh hở van tim và ngừa nhồi máu cơ tim. Dùng 9 đọt cây ócchó, cho ½ ly nước rồi giã vắt lấy nước cốt. Lấy cùng 1 bó hẹ tươi chừng 1 nắm tay, cũng cho ½ ly nước giã vắt lấy nước để riêng. Hai ly này đem phơi sương trong đêm, cho đến 12 giờ đêm mang vào và uống riêng từng ly một, mỗi lần uống từng ly này cách nhau 30 phút (uống ly nào trước cũng đều được). Mỗi tuần uống hai đêm liền, nhưng sang tới tuần thứ hai cũng uống liên tiếp hai ngày liền trùng vào hai ngày tuần trước đã uống, 4 lần uống sẽ có hiệu quả.
* Chữa vết thương đau nhức: Dùng nhân hạt óc chó giã nhỏ hòa với rượu uống, kết hợp lấy lá óc chó tươi hay vỏ trái giã nát đắp rịt bên ngoài vết thương.
* Chữa người già hen suyễn, đái ra cát sỏi: Giã hạt óc chó nấu cháo thường ăn sẽ khỏi.
* Chữa phỏng, lở chàm, nhuộm đen tóc: Lấy dầu óc chó bôi ngoài, hay chải tóc.
* Chữa thận lạnh, đau ngang lưng, mỏi mệt, liệt dương, tiểu són, tiểu nhiều, vãi đái, tiết tinh: Nhân hạt óc chó (hồ đào nhục) 12g, ba kích 10g, nhân, trái, rể (ích trí nhân) 8g, ô dược 8g, cẩu tích 8g, sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.Chi Ficus tiếng Anh gọi chung "figs", gồm hơn 850 loại, họ Dâu tằm Moraceae. Một số loại Ficus:
Ficus heterophyllus cây Vú bò, Vú Chó.
Ficus championi Đa xanh.
Ficus virens Sung xanh.
Ficus carica đồng nghĩa Ficus caprificus;
Ficus sycomorus, english: Sycamore fig.
Ficus natalensis, english: Bark cloth fig; Natal fig.
Ficus cotinifolia, english: Strangler fig.
Ficus padifolia; Ficus pertusa, english: Perforated fig; Plum leaved fig tree
Ficus benghalensis đồng nghĩa: Ficus indica; Cây Dong, Cây Đa lá tròn. English: Banyan fig.
Ficus hispida Cây Ngái; english: Rough leaved fig.
Ficus callosa, cây Gừa.
Ficus semicordata Cây Cọ nọt, Đa lá lệch.
Ficus elastica Đa búp đỏ; India rubber fig; Ornamental rubber tree; Rubber plant.

Ficus macrophylla
; Ficus erecta đồng nghĩa: Ficus japonica Blume.
Ficus carica Vô hoa quả, Trái Vả.
Ficus auriculata Cây Vả; english: Roxburgh fig.
Ficus drupacea Cây Đa lông, english: Brown woolly fig; Hairy fig.
Ficus religiosa Cây Bồ đề; english: Bo tree; Bodhi tree; Peepul tree; Sacred fig.
Ficus racemosa cây Sung, Ưu đàm thụ, Tụ quả dong, Thiên sinh tử. tên Anh: Cluster tree, Cluster fig;
Cây Si Ficus stricta, trái có độc.
Cây Sanh Ficus benjamina, họ Moraceae. tên tiếng Anh: Weeping fig, Benjamin tree
.
Cây Trâu Cổ Ficus pumila đồng nghĩa Ficus pisocarpa, họ Moraceae. Tên khác: cây Xộp, Sộp, Vẩy ốc, Vương bất lưu hành, Climbing fig, Creeping rubber plant. Bộ phận dùng: trái (fructus fici pumilae), lá, cành, rễ, nhựa. Trái có tác dụng tráng dương, cố tinh, lợi thấp, thông sữa, kinh nguyệt không đều, viêm tinh hoàn, liệt dương, di tinh. Rễ, khư phong hoạt lạc, hoạt huyết, giải độc. Lá, tiêu thũng, giải độc, viêm khớp xương, nhức mỏi chưn tay, đòn ngã tổn thương, đinh sang, nhứa lở. Liều dùng: - cành lá ngày dùng 30g, trái 10-15g, thân 10-20g, dùng tươi sắc uống hoặc nấu thành cao ngày dùng 5-10g chữa đau xương, người già đau mình, làm thuốc điều kinh, thuốc bổ, giúp tiêu hóa. Dùng cành và lá Trâu cổ hợp với đậu đen, ngâm rượu uống bổ, chữa di tinh, liệt dương, đau mình, đau lưng.

Ông Lão - Clématite, Clematis họ Hoàng liên Ranun culaceae. Tên khác: Dây vằng, dây mộc thông. Chi Clematis gồm hơn 230 loài. Ở Việt Nam có 16 loài: Clematis armandii; -brevicaudata; -chananiana; -chinensis; -fasciculiflora; -gouriana; -henryi (ông lão henry; Thiết tuyến liên lá đơn); -leschenaultiana; -loureiriana; -meyeniana; -smilacifolia; -uncinata; -loureiriana (ông lão Loureiro); -orientalis; -songarica; -uncinata
*Phật Thủ - Buddha's Hand
cây Phèn đen
Tên khoa học: Phyllanthus reticulatus, họ Thầu dầu Euphorbiaceae. Cây mọc thành bụi, mọc hoang ở ven rừng khắp mọi miền đất có độ cao 500m so với mặt biển. Cây cao khoảng 2 đến 4m, cành nhánh màu đen lợt, lá đơn nguyên, mọc so le, có hình dạng thay đổi như hình trái xoan, hình bầu dục, hình trứng. Phiến lá rất mỏng, dài 1,5 đến 3cm, rộng 6-12mm, mặt trên đậm hơn màu mặt dưới, lá kèm hình tam giác hẹp. Bông mọc nách lá, riêng lẻ hay xếp thành 2-3 cái một. Trái hình cầu, chín có màu đen. Ra bông và kết trái khoảng tháng 8, tháng 10 hàng năm. Bộ phận dùng làm thuốc là rễ và lá với tên dược liệu Radix et Folium Phyllanthi Reticulati. Vỏ thân cũng dùng làm thuốc. Thuốc được thu hái vào mùa Thu, rửa sạch, cắt nhỏ phơi khô, cất sử dụng dần. Lá hái vào mùa hè, phơi trong bóng mát. Vỏ thu hoạch quanh năm.
Rễ Phèn đen có vị chát, tính lạnh, có công năng tiêu viêm, thu liễm, chỉ tà. Chủ trị lỵ, lao ruột, viêm ruột, viêm gan, viêm thận, trẻ em cam tích. Ngoài ra còn dùng trị bị thuốc độc và rắn cắn. Lá có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn, lợi niệu, dùng trị sốt, tiêu chảy, phù thũng, ứ huyết do đòn, té ngã, huyết nhiệt sinh đinh nhọt, dùng riêng hay chung với lá long não, xuyên tiêu giã ngậm trị chảy máu chân răng. Người ta còn lấy lá trị rắn cắn như nhai nuốc nước còn bã đắp lên vết thương. Vỏ thân cây phèn đen có vị lạt chát, thường dùng trị lên đậu có mủ hay tiểu tiện khó khăn.
- Trị kiết lỵ: lá phèn đen tươi giã nát, thêm nước rồi lọc lấy nước. Sau đó lấy mạch nha, cam thảo đất, ý dĩ khô tán bột lượng mỗi vị như nhau và mỗi lần lấy nửa muổng cà phê bột thuốc uống với nước phèn đen đã lọc sẵn.
Hoặc dùng rễ cây phèn đen 20g, dây mơ lông 20g, cỏ seo gà 20g, cỏ tranh 20g, gừng tươi 2 lát, sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần (theo Nam dược thần hiệu).
- Tiêu chảy, lỵ do nhiệt: dùng phèn đen cả cành và lá 40g, đậu đen sao 40g, ngày 1 thang cho nước sắc kỹ lấy nước thuốc chia 3 lần uống.
- Trị đại tiện ra máu: phèn đen cả cành và lá, xắt nhỏ khoảng 3 chén ăn cơm, sắc kỹ lấy nước thuốc đặc chia 2 lần uống.
- Trị bịnh trĩ: lá phèn đen 1 nắm, lá trắc bạch diệp 1 nắm, lá huyết dụ 7 lá. Sao vàng hạ thổ, sắc lấy nước uống 1 chén, nước còn lại dùng rửa vùng bị trĩ ngày 1-2 lần.
- Trị chảy máu nướu răng: lá phèn đen khô ngậm, có thể hợp lá long não và lá xuyên tiêu.
- Trị nhọt độc mới phát: lá phèn đen cùng với lá bèo ván giã đắp nơi phát đinh.
- Trị chấn thương: lá phèn đen giã nát đắp nơi sưng đau.
- Trị vết thương sưng đau: lá phèn đen khô tán bột rắc lên vết thương ngày 1-2 lần sẽ mau lành và mau lên da non.
- Trị tiểu tiện khó: vỏ thân cây phèn đen 20g-40g sắc lấy nước uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần trong ngày.

Phong Lữ - Phong Lữ Thảo, Thiên Trúc Quỳ - Geranium pelargonium, họ Geraniaceae
Phân biệt giữa chi Phong Lữ và chi Mỏ Hạc: Mỏ Hạc họ Geraniaceae, bao gồm cả chi Geranium. Geranium có 5 cánh bông đối xứng, trong khi Pelargonium có cánh bông không đều hay có vết đốm.
loại thơm:
- Pink capitanum
- Attar of roses
- Afonie snowflake

Phúc Bồn Tử Raspberry (dâu tây trái tròn đỏ) - Rubus idaeus, họ Rosaceae. Loại khác: Blackberry (màu đỏ đen) Dâu đen - Rubus fruticosus, họ Rosaceae; Dâu dại Wild Berry - Maesa indica, họ Myrtaceae; Blue Berry - Vaccinium myrtillus, họ Ericaceae.

Phù Dung - Confederate Rose/ Cotton Rose




Thổ Phục Linh, Smilax glabra. Tên khác: củ khúc khắc.
Thổ phục linh có vị ngọt lạt, chát, tính bình. Có tác dụng tiêu độc, thanh nhiệt, giải độc, tiêu thủng, trừ phong thấp, mạnh gân xương, lọc máu. Chủ trị: Thấp khớp, đau nhức gân xương, mụn nhọt, lở ngứa, giang mai, giải độc thủy ngân, dị ứng, kích dục, thuốc bổ sau khi đẻ, đái đục, khí hư bạch đới. Liều dùng: 10 - 60g / ngày.

Phục Linh Poria cocos, họ nấm Polyporaceae
Nấm mọc hoại sinh trên rễ cây thông.Thể hình khối to, có thể nặng tới 5kg nhỏ cũng có thể bằng nắm tay, mặt ngoài màu xám đen, nhăn nheo có khi hình bướu, cắt ngang sẽ thấy mặt lổn nhổn màu trắng hoặc hồng xám có khi có rễ thông ở giữa nấm. Thường phân biệt loại màu trắng gọi là Bạch linh, loại hồng xám gọi là Phục linh, loại có rễ thông đâm xuyên giữa gọi là Phục thần. Hái nấm vào tháng 10-11 sau tiết lập thu. Khi đào lên, người ta ngâm nước một ngày, rửa sạch, gọt bỏ vỏ, xắc mỏng 2-3 mm, phơi hay sấy khô. Khi dùng thì sắc với thuốc thang. Vị ngọt lạt, tính bình; có tác dụng lợi thủy thẩm thấp, kiện tỳ, định tâm. Ðược dùng làm thuốc bổ, thuốc lợi tiểu, chữa thủy thũng, đầy trướng, ỉa chảy, tỳ hư ít ăn. Còn dùng làm thuốc trấn tĩnh, an thần phách, chữa các chứng sợ lửa, mất ngủ, di tinh. Liều dùng 9-15 g, dạng thuốc sắc, thuốc bột hay thuốc viên. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.
- Chữa tim yếu hay hồi hộp, sợ hãi, ngủ không yên, hay quên, mất trí, tinh thần suy nhược, ăn uống kém sút, rũ mỏi thích nằm; Phục thần, Ðẳng sâm, Liên nhục, Long nhãn, Ðại táo, đều 16g; Táo nhân sao, Viễn chí, Xương bồ đều 8g, sắc uống, hay tán bột, viên với mật ong, uống mỗi ngày 10-12g.
- Chữa phù thũng mắt, mặt, chân tay đều phù, bụng trướng. Vỏ Phục linh, vỏ Quýt cũ (Trần bì), vỏ trái Cau, vỏ rễ Dâu, vỏ Gừng sống, mỗi vị 15-20 g hoặc thêm vỏ cây Dướng, Mộc thông bằng các vị trên cùng sắc uống (theo sách Nam dược thần hiệu).

Phượng Đỏ - Flame Tree
Phượng Tím - acaranda
**
Quỷ Kiến Sầu - Tribulus cistoides, họ Gai chống Zygophyllaceae.
(xem thêm Bạch Tật Lê)
Tên khác: Jamaican feverplant, Puncture vine, Tật lê, Gai ma vương, Burrnut, Caltrop, Goats head. Cây có gai nhọn, phân nhiều nhánh, mọc bò lan, hoang trong vùng khí hậu nóng, ấm ở nhiều nước ở châu Á, châu Phi, châu Âu. Ở Việt nam, cây mọc dại ven biển, ven sông ở các tỉnh từ Quảng Bình trở vào.
Ghi chú: loài Gai ma vương Tribulus terrestris, họ Gai chống Zygophyllaceae mọc ở đất khô vùng duyên hải, có bông tháng 5-7 cũng được dùng như Quỷ kiến sầu.
Lá kép lông chim, mọc đối hoặc gần đối gồm 5 đến 7 đôi, phiến lá dài 6 đến 15mm, rộng 2,5mm, phủ lông trắng ở mặt dưới. Bông mọc riêng lẻ ở nách lá, bông 5 cánh mỏng, màu vàng như bông mai, mau rụng. Nhị có 5 cái dài 5 cái ngắn. Trái thường có 5 cạnh, có gai và có lông dày. Nở bông tháng 5-8, có trái tháng 8-9. Trái hái khi chín, có thể hái cả cành mang trái, phơi khô, đập lấy trái già. Dùng sống hay sao qua cho cháy gai.
Bộ phận dùng: trái - Fructus Tribuli, thường gọi là Tật Lê. Trái chứa chất béo, một ít tinh dầu, chất nhựa và nitrat, alcaloid, phylocrythrin, tanin, flavonosid, rất nhiều saponin, trong đó có diosgenin, ruscogenin, hecogenin, gitogenin, tribuloside, kaempferol-3-rutinoside, astragalin, harmin.
Tính vị, tác dụng: trái có vị cay, tính hơi ấm, bình can giải uất, hoạt huyết khư phong, minh mục, chỉ dương.
Công dụng: thường dùng chữa nhức đầu, chóng mặt, ngực bụng trướng đau, tắt sữa, đau vú, mắt đỏ, nhức vùng mắt, chảy nước mắt, ngứa ngáy. Còn dùng làm thuốc bổ thận, trị đau lưng, tinh dịch không bền, ốm yếu, lở loét miệng, mụn lở, viêm họng đỏ và chữa kiết lỵ.
Đơn thuốc:
- Chữa bịnh mắt mù lâu năm: tật lê hái về phơi râm cho khô, tán nhỏ, mỗi lần uống 4g. Ngày uống 2 lần sau bữa ăn, uống lâu sẽ khỏi (theo Nam dược thần hiệu).
- Chữa đau mắt: cho tật lê vào chén nước, nấu sôi rồi hứng mắt vào hơi nước.
- Chữa thận hư tiết tinh, di tinh, hoạt tinh, liệt dương: tật lê, kỷ tử, củ súng, hột sen, nhị sen, thỏ ty tử, mỗ vị 16g. Trái dùm dũm, ba kích, kim anh (bỏ ruột) mỗi vị 12g sắc uống.
- Chữa kinh nguyệt không đều, có kinh đau bụng: tật lê 12g, dương quy 12g, nước 400g sắc còn 200g. Chia 2 lần uống trong ngày.
- Chữa lở miệng, mụn lở: trái tật lê nấu cao, trộn mật ông rồi bôi.
- Chữa kiết lỵ: 8-16g nghiền trái thành bột uống, hoặc sắc uống.

Quỳnh Hoa - Epihyllum oxypetalum, họ Xương rồng Cactaceae
Quỳnh có 2 nhóm, loại trổ bông về đêm và loại nở bông giữa ban ngày. Loại nở về đêm gọi chung là Night blooming cereus, bao gồm các chi Helicocereus, Selenicereus, Penioce reus và một số loại lai tạo (hybrid). Trong nhóm này loại đẹp và quý nhứt là Epiphyllum grandilo (hay E. oxypetalum, tên cũ Cereus oxypetalis).
Quỳnh cho bông ban ngày: cây Quỳnh đỏ Epiphyllum ackermannii (Epiphylle d'Aclerman)
Phần được dùng làm dược liệu là Bông và thân. Bông có vị ngọt, tính bình. Có tác dụng chống viêm, chống sưng và cầm máu. Bông thường được dùng để chữa ho ra máu (lao phổi), xuất huyết tử cung, sưng cổ họng: Sắc và uống 3-5 bông. Bông cũng được nấu chung với thịt heo để trị sưng phổi, ho và các bịnh đường hô hấp. Có thể giã nát đắp lên vết thương sưng đau.
Thân có vị chua, mặn, tính mát. Có tác dụng chống sưng. Toàn cây có tác dụng thanh phế, trị ho. Trái của Quỳnh loại Hylocereus undatus, loại cho bông về đêm, đó chính là Trái Thanh Long (Red Pitahaya, Dragon fruit).

* xem thêm truyền thuyết Quỳnh Hương

***
hoa Rạng Đông, cây Chùm Ớt - Flame vine, golden shower, flaming trumpet - Pyrostegia venusta, họ Bognoiaceae

cây Rau Trai Commelina communis, họ Commelinaceae. Các tên khác: Trai Thường, Thài Lài, blue-eyed grass

Bộ phận dùng: toàn cây Herba Commelinae, thường gọi là Áp Chích Thảo. Hái ngọn non làm rau luộc hay nấu canh ăn. Toàn cây quanh năm lấy về rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô để làm thuốc.
Vị ngọt lạt, tính hơi hàn, có tác dụng giải nhiệt, kháng sinh, chống viêm, lợi tiểu, tiêu sưng, tiêu thũng. Thường được dùng để chữa bịnh cảm cúm, nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm họng, viêm amiđan, nhiễm trùng đường tiết niệu, sinh dục, phù thũng.
Các bài thuốc:
- Chữa viêm họng, viêm amiđan: rau trai tươi 30 g sắc uống, ngày 1-2 lần, uống 3-4 ngày, có thể dùng 90-120 g giã nát chắt nước, cho thêm chút muối, uống hàng ngày.
- Chữa viêm ruột, kiết lỵ: rau trai tươi 30 - 40 g sắc uống trong 3 - 5 ngày.
- Chữa viêm cầu thận, phù thũng, tiểu ít: rau trai 30 g, cây cỏ nước (cỏ Xước) 30 g, bông mã đề 30 g. Sắc uống thường xuyên hằng ngày.
- Chữa phong thấp, viêm khớp, phù tim: rau trai 40 g xắt nhỏ, đậu đỏ 40 g, nấu chín ăn hàng ngày, ăn cả cái lẫn nước.
- Chữa viêm nhiễm đường hô hấp trên: rau trai 30 g, Bồ công anh 30 g, lá Dâu tằm 30 g, dùng sắc uống hàng ngày.
- Trị cảm cúm, viêm nhiễm phần trên đường hô hấp, viêm amiđan, viêm hầu họng, phù thũng, nhiễm khuẩn đường niệu và sinh dục, viêm ruột thừa, kiết lỵ. Liều dùng 30 - 40 g dạng thuốc sắc.
- Dùng ngoài trị viêm mủ da, giải chất độc do rắn rết bò cạp cắn đau buốt và đầu gối, khớp xương bị sưng đau, lấy 16 g cây tươi rửa sạch, nhai nuốt nước, bã đắp lên chỗ rắn cắn, hoặc giã đắp, ngày làm 1-2 lần.
****
Sa Sâm rễ thường dùng là Launae pinnatifida.
Radix Glehniae, Glehnia liloralis, họ Umbelliferae. Các tên khác: Nam Sa Sâm Adenophora tetraphylla Fisah; Adenophora stricta Mio, họ Camphalulaceae.

Dùng rễ. Rễ nhỏ, chắc, trắng ngà, hơi thơm nhiều bọt, giòn là tốt. Loại to xốp, vụn nát, mọt là không tốt. Vị ngọt, hơi đắng, tính hơi hàn. Tác dụng: dưỡng âm, thanh Phế, tả hỏa, chỉ khát. Chủ trị âm hư, Phế nhiệt ho khan, kém tân dịch, miệng lưỡi khô, khát. Liều dùng: ngày dùng 5-12 g.
Cách bào chế: chùi bỏ tạp chất, bỏ đầu cuống, rửa sạch, ủ mềm, cắt ra từng đoạn ngắn, phơi khô dùng. Theo kinh nghiệm Việt Nam: Không được rửa, bẻ đoạn ngắn, dùng sống. Có khi tẩm gừng sao qua (Phế hàn). Rễ dễ bị mọt, cần tránh nóng, ẩm. Để nơi khô ráo, mát trong hủ đất có chất hút ẩm. Không nên phơi nắng nhiều.
- Phế Âm suy kèm nhiệt biểu hiện như ho khan, ho có ít đờm, giọng khàn do ho kéo dài, khô cổ và khát: Dùng Sa sâm với Mạch đông và Xuyên bối mẫu.
- Sốt lâu ngày làm mất tân dịch biểu hiện như khô lưỡi và kém ăn: Dùng Sa sâm với Mạch đông, Sinh địa hoàng và Ngọc trúc trong bài Ích Vị Thang.
Bài thuốc Ích Vị Thang: Sa sâm 15g, Mạch môn đông 10g, Ngọc trúc 10g, Phục linh 10g, Sinh địa 12g, Hoắc hương 12g, Sa nhân 8g, Trích cam thảo 8g. Sắc nước uống mỗi ngày 1 thang.
Kiêng kỵ: không phải âm hư phổi ráo, mà ho thuộc hàn thì không nên dùng. Sa sâm tương tác với lê lộ.
Sài Hổ - Bupleurum chinense 
Sài hồ có vị đắng, mùi thơm, tính mát. Có tác dụng hạ nhiệt, giải cảm, thông khí, nhuận gan, sáng mắt, trừ sốt rét. Chủ trị: sốt cao, nhức đầu, chóng mặt, sốt do thương hàn, sốt rét, ngực bụng đầy trướng, kinh nguyệt không đều, viêm gan vàng da, viêm túi mật, đái tháo đường, viêm dạ dày tá tràng. Liều dùng: 5 - 12g / ngày.
Sâm Đại Hành - Eleutherine subaphylla
Còn gọi là Tỏi Lào, Sâm cau. Sâm đại hành có vị ngọt, tính bình. Có tác dụng ức chế đối với phế cầu khuẩn, tụ cầu vàng, chống viêm cấp tính và mãn tính, giảm ho, cầm máu, tiêu độc. Chủ trị: chữa thiếu máu, vàng da, xanh xao, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi, băng huyết, ho ra máu, ho gà, viêm họng, viêm phổi, mụn nhọt, lợi tiểu, kiết lỵ, sa trực tràng, rối loạn tiêu hóa. Liều dùng: 5 - 12g / ngày.
sen - Lotus
Sen Cạn - Tropaeolaceae
Sim - Rose Myrthe / Downy myrthe


Sơn Thù Du - Fructus Cornus officinalis, họ Cornaceae. Các tên khác: Sơn Thù, Thù Nhục, Táo Bì 山茱萸 Shãn Zhũ Yú
Tên thuốc: Fructus corni, là trái bỏ hột phơi khô của cây Sơn thù du. Theo kinh nghiệm Việt Nam: bỏ hột, rửa qua cho nhanh, để ráo nước, lấy 1 kg Sơn thù cho vào 60 ml rượu đế trộn đều, chưng khô, đem phơi khô. Đậy kín, để nơi khô ráo , dễ mốc mọt. Không nên sấy khô quá sẽ mất chất nhuận. Sơn thù vị chua, tính bình, qui kinh Can Thận. Chủ trị các chứng: Can thận hư tổn, hoạt tinh di tinh, nạp tinh khí, tê thấp, băng lậu, điếc tai, lở ở mặt, ra mồ hôi, làm bớt chứng tiểu nhiều, cường lực, cường dương, bí tinh, rối loạn kinh nguyệt, bổ thận khí, hưng dương đạo, liệt dương, trị ù tai. Can, Thận hư triệu chứng hoa mắt, mờ mắt, đau lưng dưới, chân yếu, di tinh, bất lực. Sơn thù nhục thường hợp với nhiều vị thuốc khác trị các chứng do cơ thể hư nhược. Liều lượng: uống 6 - 12 g, có thể dùng 30 g cho vào thuốc thang sắc uống. Người hỏa thịnh không nên dùng.
- Trị chứng suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể do thận hư, liệt dương, di tinh, ù tai, điếc tai, tiểu nhiều lần.
1.Thảo hoàn đơn
: Sơn thù, Bổ cốt chỉ, Đương qui đều 10 g, Xạ hương 0,1 g, tán bột mịn, luyện mật làm hoàn, uống với nước muối lạt.

2.
Sơn thù, Thạch xương bồ, Địa hoàng, Cam cúc hoa, Hoàng bá, Ngũ vị tử lượng bằng nhau 6 g, sắc uống hàng ngày hay ngâm rượu uống, uống 15 ngày, nghỉ 10 ngày rồi uống tiếp 3 - 5 lần.
- Trị chứng ra mồ hôi trẻ em hoặc cơ thể suy nhược sau khi bịnh: 1. Lai phục thang: Sơn thù, Đảng sâm đều 30 g, Sinh Long cốt, Sinh mẫu lệ, Sinh Bạch thược đều 12 g, Cam thảo 3g, sắc uống. Trị ra mồ hôi nhiều.
2. Sinh Mẫu lệ 10 - 15 g ( sắc trước), Phù tiểu mạch 6 - 15 g, Sơn thù nhục 6 - 10 g sắc uống. Trị chứng ra mồ hôi ở trẻ em còi xương, suy dinh dưỡng.
- Trị phụ nữ kinh nguyệt ra nhiều do cơ thể yếu hoặc do tiểu cầu giảm dùng bài: 1. Sơn thù du 30 g, Nhân sâm 4 - 8 g sắc uống (nếu huyết nhiệt không dùng). 2. Sơn thù nhục, Thục địa đều 15 g, Đương qui, Bạch thược đều 12 g, sắc uống.
-
Trị chứng tăng cholesterol máu: Lục vị địa hoàng: Thục địa 20g, Hoài sơn, Sơn thù đều 10 g, Trạch tả, Phục linh, Đơn bì đều 8 g, sắc uống.

Sơn Tra - Fructus crataegi / Crataegus cuneata sieba / tên thường gọi Hawthorn Berry / Hawthorn Fruit / Crataegus fruit:
trái hái vào cuối thu hoặc đầu đông, phơi nắng, nướng hoặc dùng sống. Liều dùng: 10 - 15 g
Trị khó tiêu đặc biệt do thức ăn mỡ, đau bụng, ỉa chảy. Dùng phối hợp Sơn tra, Thần khúc (Massa fermentata medicinalis), Mạch nha (Hordeum vulgare L. / Fructus Herdei germinatus), Mộc hương (Radix saussurea, Chỉ xác (Citrus aurantium L. / họ Cam quít Rutaceae).
Đau bụng sau khi đẻ và do ứ máu: dùng phối hợp Sơn tra với Đương qui (Angelica sinensis / Radix Angelicae Sinensis), Xuyên khung (Ligusticum wallichii) và Ích mẫu thảo (Leonurus heterophyllus Sweet).


Súng - Nymphaea stellata, họ Nymphaeaceae - Water Lily*****
Tầm Cốt Phong Herba aristolochiae Mollissimae
寻骨风 Xun gu feng
Dùng toàn bộ cây, thu hái vào mùa hè hoặc thu, rửa sạch phơi khô. Vị cay, đắng, tính ôn. Qui kinh Can. Trừ phong thấp, đau khớp, tê cứng tay chưn, co thắc gân và cơ. Thông các kinh, lạc và giảm đau, đau do chấn thương ngoài. Dùng riêng tầm cốt phong dạng thuốc sắc hoặc ngâm trong rượu hoặc hợp với các dược liệu khác để trừ phong, thấp. Liều dùng 10 - 15 g (xem thêm những bài thuốc tại đây).

Tần Giao
Genliana dakuriea Fisch, họ Genlianaceae
Dùng rễ, rễ có sắc vàng, thơm, dẻo. Vị đắng, tính bình. Vào Kinh Vị, Đại Trường, Can, Đởm. Tác dụng: tán phong thấp, thanh nhiệt, lợi tiểu, hòa huyết. Chủ trị nónhttp://www.blogger.com/post-edit.g?blogID=2616059603297130746&postID=3248065537503579413g lạnh, phong tê, gân xương co quắp, hoàng đản, đại tiện ra huyết, lao nhiệt cốt chưng, trẻ em cam nóng. Ngày dùng 6-12 g.
Kiêng kỵ: không có phong thấp lại hay tiểu gắt thì không nên dùng. Không dùng cho người có thể trạng yếu hoặc bị tiêu chảy.
Cách bào chế: lấy vải chùi sạch lông vàng trắng, ngâm nước một đêm rửa sạch phơi khô dùng.
Theo kinh nghiệm, bỏ cuống, lần ra cho khỏi rối, chùi bỏ tạp chất, rửa sạch cắt khúc ngắn phơi khô, sau đó có thể tẩm rượu dùng. Để nơi khô ráo, mát, thoáng gió.
- Phong thấp đau nhức do nhiệt: Tần giao dùng với Phòng kỷ và Nhẫn đông đằng.
- Phong thấp đau nhức kèm lạnh: Tần giao dùng với Khương hoạt, Độc hoạt, Quế chi và Phụ tử.
- Sốt về chiều do âm hư: Tần giao với Thanh hao, Miếp giáp, Tri mẫu và Địa cốt bì, bài thuốc Tần Giao Miếp Giáp Thang.
- Vàng do thấp nhiệt: Tần giao với Nhân trần cao và Chi tử.

Tang Ký Sinh (tang=dâu, ký sinh=sống nhờ) Loranthus parasiticus, họ Chùm gửi Loranthaceae. Các tên khác: Tầm Gửi Quả Chùy, Mộc Vệ Ký Sinh, Sang Ji Sheng, Surrula parasitica.
Bộ phận dùng: Cành, lá và toàn cây. Ra bông vào tháng 1-3. Vị đắng chát, tính bình, không độc. Vào 2 kinh Can, Thận. Có tác dụng tức phong định kinh, khư phong trừ thấp, bổ thận, mạnh gân xương, thông cân lạc, ích huyết, an thai. Thường dùng làm thuốc bổ gan thận, mạnh gân cốt, lợi sữa. Trị phong thấp, đau nhức xương, lưng mõi gối đau, gân cốt tê bại ở chân tay lưng khớp, kiện tinh, chắc răng. Đàn bà thiếu sữa, thai động không yên, cao huyết áp, phù thũng, cũng được dùng chữa viêm khớp, đau dạ dày. Nước ép lá chùm gửi có tác dụng chữa bịnh tim mạch ở giai đoạn đầu, chữa bịnh ung thư. Từ xa xưa, chùm gửi được dùng làm thuốc chữa bịnh và được gọi là "Cây Thần Kỳ".
Liều dùng 12-20g, dạng thuốc sắc hoặc nấu nước uống thay trà.
- Lá dùng làm trà, pha loãng uống hàng ngày. Tốt cho sản phụ luôn khát nước, và bị nôn oẹ, biếng ăn.
- Chân tay lạnh vào mùa Thu, Đông, đêm đi tiểu nhiều lần, đi đứng khó khăn, thiếu sức, thiếu hơi, đau lưng, mỏi gối: Tang ký sinh 20g, Hoàng kỳ 20g, Táo tàu 3 trái. Nấu nước uống.
- Thần kinh suy nhược: Tang ký sinh 12g, Hà thủ ô 12g. Nấu nước uống sau bữa cơm tối hoặc uống trong ngày.
- Chè gồm trứng gà, trà Tang ký sinh và đường phèn. Dùng để tư nhuận nội tạng, bổ huyết, dưỡng da cho mọi lứa tuổi, đang bịnh hay đã khỏe đều dùng được.
Chú ý: khi dùng Tang ký sinh trong đồ ăn thức uống nên dùng lượng ít để tránh gây vị đắng làm mất ngon.

Thạch Thung Dung - Thrift
Thạch Thảo - Aster amellus, họ Asteraceae. Tên khác: Cúc cánh mối, Starwort, Aster, Oeil de Christ

Thiên Điểu - Strelitzia reginae. Tên khác: Hoa chim thiên đường; Bird of paradise
Thiên Lý - Telosma cordata, họ Asclepiadaceae. Tên khác: Dạ lý hương; Dạ lài hương, Tonkin creeper
có tác dụng trợ dương, dân gian có câu: "thương chồng nấu cháo le le, nấu canh hoa lý, nấu chè hạt sen". Vị ngọt tính bình, giải nhiệt, chống rôm sảy, là một vị thuốc an thần, ngủ ngon giấc, bổ tâm, thận, bớt tiểu đêm, đỡ mệt mỏi đau lưng, có tính chống viêm và làm tan màng mộng, làm mau lên da non, sử dụng trị các chứng viêm, mờ đục màng mắt. Bông dùng trị sán lãi.
- Phòng rôm sảy ngày hè: hằng ngày nấu canh hoa thiên lý ăn. Cho trẻ em, nghiền lá và bông ra, nấu chung với bột khi cho ăn dặm.
- Trị lãi kim: lấy lá thiên lý non, nấu canh cho trẻ em ăn liền từ 7-10 ngày sẽ có hiệu quả.
- Chữa lòi dom, dạ con: lấy 1 nắm thiên lý rửa sạch, giã nát cho và0 5% muối ăn, vắt lấy nước cốt thấm bông rịt vào hậu môn, hay âm hộ ngày thay 1-2 lần, sử dụng liền 5-7 ngày sẽ có tác dụng co dần.
- Làm giảm đau mình mẩy, nhức xương cốt: hằng ngày lấy bông thiên lý xào với thịt bò hoặc chấm với muối mè ăn.
- Làm người khoan khoái, ngủ dễ, ngon giấc, đỡ mệt mỏi, giảm tiểu đêm: hằng ngày lấy bông thiên lý nấu canh ăn.
- Chữa đinh nhọt: lấy lá cây thiên lý 30-50 g giã nhỏ đắp lên chỗ mụn nhọt, ngày thay 1 lần, vài ba ngày sẽ khỏi.
- Chữa tiểu đau, tiểu ra máu, cặn trắng, tiểu dắt: lấy rễ cây thiên lý từ 10-20 g, sắc lấy nước uống 2-3 lần trong ngày.
Chú ý: không ăn chung hoặc xào nấu thiên lý với các thức ăn giàu chất sắt như gan, tiết, thịt nạc, heo, rau muống v.v., chất sắt (Fe) có trong các loại thức ăn này sẽ đẩy kẻm (Zn) ra khỏi cơ thể.

Thiên Tuế - Vạn Tuế - Sơn Tuế Cycad revoluta, họ Cycadaceae
Phân biệt giữa Thiên Tuế và Vạn Tuế:
- Thiên Tuế thân nhỏ hơn so với Vạn Tuế, có vảy ở thân là thẹo do lá già đã rụng; lá xanh sáng bóng. Thiên Tuế thường mọc ở vùng núi đá khô cằn hay trong hang núi, thân thường có hình thù kỳ quái, cong queo như rồng rắn. Nếu trồng tốt, mổi năm Thiên Tuế cao được một tấc (2 lần ra lá mới).
- Vạn Tuế hay trong Nam gọi là Sơn Tuế, lá lớn và thưa hơn Thiên Tuế, lá màu xanh đậm hơn và không bóng. Ở rừng miền Trung có cây cao hơn 2 mét, rất nặng, người ta bó cây Vạn Tuế lại rồi cho lăn xuống núi.
Nếu nói về ý nghỉa của tên "Thiên Tuế - Vạn Tuế" thì Vạn Tuế quý hơn, bởi vì thời phong kiến bên Tàu, chỉ có hoàng đế mới được gọi là Vạn Tuế, ngoài ra tất cả từ hoàng hậu, vương gia, ... chỉ được gọi là Thiên Tuế, ngay cả quyền thần lấn át hoàng đế cũng chỉ được gọi "Cửu thiên tuế" mà thôi!

cây Thông Thảo Tetrapanax papyriferus, họ Nhân Sâm Araliaceae. Tên khác: Aralia papyrifera, Thông Thoát mộc, Rice-paper plant.

Cây cao khoảng 3-4m, thân cứng nhưng giòn, bên trong có lõi xốp trắng, cây càng già thì lõi càng đặc và chắc hơn.
Bộ phận dùng: lõi thân khô của cây Thông thảo - Medulla Tetrapanacis, phơi khô chứ không sấy, khi dùng xắt lát mỏng. Rễ, nụ bông cũng được dùng, có bông tháng 10 - 12. Vị ngọt, lạt, tính hơi hàn (lạnh), vào hai kinh Phế và Vị. Lõi dùng làm thuốc thông tiểu tiện, giãm sốt, trấn tĩnh, thanh thấp nhiệt, giải độc.
Hợp với Hoạt thạch, Xa tiền tử, chữa bịnh sốt khát nước, tiểu tiện khó, ho, tiểu buốt, tiểu mót.
Còn dùng làm thuốc hành khí, tiêu thực, lợi sữa. Ngày dùng 3-10 g dưới dạng thuốc sắc.

Chữa bịnh tiểu đỏ, bịnh lậu đái buốt, thủy thũng tiểu ít, trướng bụng, tuyến sữa không thông.
Đơn thuốc lợi sữa: Thông thảo 10g, cám gạo nếp 10g, hột Bông (sao vàng) 15g, nước 300ml, sắc còn 200ml, chia làm 3 lần uống trong ngày.
Phụ nữ có thai không được dùng.

Thốt Nốt - Hygrophylla salicifolia

Thổ Phục Linh - Salsepareille, Sarsaparilla



Sinh Địa có vị ngọt, đắng, tính lạnh. Có tác dụng bổ âm, thanh nhiệt, sinh huyết dịch, cầm máu. Công dụng: Sinh địa chữa âm hư, phát nóng về chiều, khát nước, đái tháo đường, thiếu máu, suy nhược cơ thể, tạng chảy máu, băng huyết, kinh nguyệt không đều, động thai, viêm họng, tâm thần không yên, mất ngủ. Liều dùng: 10 - 30g / ngày.
Thục Địa - Radix Rehmanniae glutinosae Conquitae, họ Scrophulariaceae

Thục địa là do Sinh địa chế biến thành, Thục địa là phần rễ của cây Địa hoàng Rehmannia glutinosae Libosch. Vị ngọt, hơi ôn. Qui kinh Can Thận. Tác dụng dược lý: Dưỡng huyết, bổ tinh ích tủy. Chủ trị các chứng huyết hư, phụ nữ kinh nguyệt không đều, băng lậu, can thận âm hư.
Đại bổ huyết hư, bất túc thông huyết mạch, ích khí lực. Bổ cốt tủy, trưởng cơ nhục, sinh tinh huyết, bổ ngũ tạng, nội thương bất túc, làm rõ tai mắt, làm đen răng tóc, nam tử ngũ lao thất thương, nữ tử thương trung bào lậu, kinh lậu bất điều, thai sản bách bịnh. Bổ huyết lấy Thục địa làm chính và Khung qui làm tá dược. Trị âm huyết hư không thể không có Thục địa. Bổ huyết lấy Thục địa mà nấu chưng rượu, vị đắng thành ngọt, tính lương thành ôn vào kinh can bổ huyết... ích tâm huyết, bổ thận thủy. Tư thận thủy cốt tủy, lợi huyết mạch, bổ ích chân âm, làm rõ tai mắt, làm đen râu tóc. Còn bổ tỳ âm, trị cửu tả, trị lao thương phong tý, âm hư phát nhiệt, ho khan, ho có đàm, suyễn, tức khó thở. sau khi mắc bịnh chân đùi đau nhức, sau khi sanh bụng rốn đau cấp, chứng cảm âm hư, tiện táo, không ra mồ hôi, các chứng huyết động, tất cả chứng can thận âm hư, bách bịnh hư tổn là chủ dược thuốc tráng thủy.
-
Nước sắc Đại hoàng có tác dụng kháng viêm.
-
Địa hoàng làm hạ đường huyết.
-
Thuốc có tác dụng cường tim, hạ áp, cầm máu, bảo vệ gan, lợi tiểu, chống chất phóng xạ, chống nấm.
-
Thuốc có tác dụng ức chế miễn dịch kiểu cocticoit nhưng không làm ức chế hoặc teo vỏ thượng thận. Thực nghiệm đã chứng minh Sinh địa và Thục địa đều có thể làm giảm tác dụng ức chế chức năng vỏ tuyến thượng thận của cocticoit.
Trên lâm sàng Đông y, thường dung Thục địa trong các bài thuốc để trị các chứng sau:
1. Trị chứng huyết hư kinh nguyệt không đều ở phụ nữ hoặc các chứng huyết hư khác như sắc da tái, hoa mắt, ù tai, thiếu máu:
thường dùng bài Tứ vật thang (Cục phương) gia giảm.
- Tứ vật thang: Thục địa 20g, Đương qui, Bạch thược mỗi thứ 12g, Xuyên khung 6 - 8g.
- Gia giảm: Khí hư gia Đảng sâm, Hoàng kỳ để bổ khí sinh huyết, nếu ứ huyết nặng gia thêm Đào nhân, Hồng hoa ( tức bài Đào hồng Tứ vật) để tăng tác dụng hoạt huyết hóa ứ. Trường hợp huyết hư kiêm hàn gia Nhục quế, Bào khương để ôn dưỡng huyết mạch. Nếu huyết hư sinh nội nhiệt gia thêm Liên kiều, Đơn bì, Thục địa thay bằng Sinh địa để lương huyết dưỡng huyết. Trường hợp huyết hư kèm chảy máu bỏ Xuyên khung gia A giao, Hoa hòe để bổ huyết chỉ huyết.
2.Trị chứng âm hư (hư nhiệt sốt âm ỉ vào chiều tối nặng hơn, sốt kéo dài, ra mồ hôi, môi khô, lưỡi thon đỏ, mạch tế, sác)
thường gặp trong các bịnh nhiễm thời kỳ hồi phục, bịnh ung thư suy kiệt, bịnh chất tạo keo, viêm đa khớp dạng thấp, bịnh suy giảm miễn dịch. Tùy theo bịnh lý có thể chọn dùng các bài sau:
- Tả qui hoàn (Cảnh nhạc toàn thư): Thục địa 20g, Sơn thù, Câu kỷ tử, Thỏ ty tử, Lộc giác giao, Qui bản mỗi thứ 12g, Sơn dược 16g, Ngưu tất 12g, tán bột mịn luyện mật làm hoàn. Mỗi lần uống 8 - 12g, ngày 2 lần.
- Lục vị Địa hoàng hoàn (Tiểu nhi dược chứng trực quyết): Thục địa hoàng 32g, Sơn dược 16g, Sơn thù 16g, Bạch linh, Trạch tả, Đơn bì mỗi thứ 12g. Thục địa sắc lấy nước còn bã cùng các vị thuốc khác sấy khô tán bột mịn trộn với nước Thục địa cho thêm mật ong vừa đủ làm hoàn nhỏ. Mỗi lần uống 8 - 12g, ngày 2 - 3 lần với nước sôi nguội hòa nước nuối nhạt, chủ yếu là bổ thận âm.
- Đại bổ âm hoàn (Đơn khê tâm pháp): Thục địa (rượu chưng), Qui bản (dấm chích) mỗi thứ 24g, Tri mẫu, Hoàng bá mỗi thứ 16g, Thục địa sắc lấy nước như trên, các vị thuốc tán bột mịn cùn tủy heo chưng chín luyện mật làm hoàn, mỗi lần uống 8 - 12g, ngày uống 2 lần sáng tối.
Đối với những bệnh viêm thận mạn, huyết áp cao, tiểu đường, suy nhược thần kinh thể âm hư, dùng bài Lục vị gia giảm!

3.Trị hư suyễn:
Kinh nghiệm cổ nhân có nói: "Thục địa là thuốc trị hư đờm". Bịnh nhân hư suyễn có thể dùng Thục địa uống thay trà hợp với Ngưu tất càng tốt. Có thể dùng các bài:
- Đô khí hoàn (Lục vị địa hoàng gia Ngũ vị tử) mỗi lần 8 -12g, ngày 2 lần, tùy trạng thái bịnh có thể gia vị sắc uống.
- Kim thủy lục quân tiễn (Cảnh nhạc toàn thư): Đương qui 12g, Thục địa 16g, Trần bì 6g, Bán hạ chế gừng 8g, Bạch linh 12g, Chích thảo 4g, sắc uống.
4.Trị táo bón do âm hư:
thường trở thành tập quán dùng Thục địa 80g sắc với thịt nạc heo uống.
5.Trị tiểu đường:
dùng bài:
- Sinh tân chỉ khát thang (kinh ngiệm): Đại Thục địa 12g, Thái tử sâm 16g, Sơn dược 20g, Ngũ vị tử 8g, sắc uống.
6.Trị huyết áp:
mỗi ngày dùng Thục địa 20 - 30g liên tục trong 2 tuần.
7.Trị viêm thoái hóa cột sống:
dùng Thục địa 30 cân, Nhục thung dung 20 cân, đều sấy khô, tán bột mịn, Cốt toái bổ, Dâm dương hoắc, Kê huyết đằng, mỗi thứ 20 cân, La bạc tử 10 cân, sắc thành cao còn 22 cân, gia mật 3 cân, trộn đều luyện thành hoàn nặng 2,5g/hoàn, mỗi lần uống 2 hoàn, ngày uống 2 - 3 lần, liệu trình một tháng.
8.Trị tế bào thượng bì thực quản tăng sinh:
dùng Lục vị địa hoàng gồm: Thục địa, Sơn thù, sơn dược, trạch tả, Phục linh, Đơn bì theo tỷ lệ 8:4:4:3:3:3, tán mịn, luyện mật làm hoàn. Mật, thuốc tỷ lệ mỗi thứ 1/2, mỗi hoàn 10g, mỗi lần uống 1 -2 hoàn, ngày uống 1 - 3 lần liên tục trong 12 năm.
Liều lượng thường dùng: 10 - 30g, thuốc sắc, nấu cao, hoàn tán.Chú ý lúc dùng:




























  • Thục địa tính nê trệ cùng dùng với Trần bì, Sa nhân để dễ tiêu hóa hấp thụ.
  • Theo kinh nghiệm cổ truyền: Thục địa sao thành than để cầm máu.
  • Thục địa ngâm rượu vừa có tác dụng bổ huyết vừa hoạt huyết.
  • Trường hợp tỳ vị hư hàn, tiêu chảy, biếng ăn hay đầy bụng, lúc cần nên phối hợp thuốc kiện tỳ hành khí.
  • Thục Quỳ (hoa Quỳ đất Thục), Mãn Đình Hồng - Hollyhock Mallow (hock leaf) - Althaea rosea, họ Malvaceae:
    Sử dụng làm thuốc giúp dịu các cơn đau bao tử, ho và khó chịu đường tiểu. Bông dùng nấu nước uống giúp sản phụ dễ sinh và giúp tăng sữa. Trẻ em đang mọc răng được cho nhai cọng hoa để giúp giảm đau nướu, lợi. Nước sắc toàn cây dùng làm thuốc súc miệng, trị viêm họng. Lá tươi giã nát dùng đắp vết thương, vết cắn do côn trùng. Hollyhock thường được dùng hợp với * Inula helenium, Tussilago farfara (Khoản Đông Hoa họ Cúc) và Thymus (Cỏ Xạ Hương họ Hoa Môi Lamiaceae) để làm xi rô trị ho. Lá non ăn thay rau. Cánh hoa và nụ hoa nấu chín trộn sa lát.
    Inula helenium Thổ Mộc Hương, tên khác: Hoàng Hoa Thái, thuộc họ Cúc Asteraceae. Lá phía gốc to hơn lá ở thân, mọc so le. Mép lá có răng cưa không đều, bông màu vàng.
    Bộ phận dùng: rễ củ. Thu hoạch rễ vào mùa thu từ cuối năm thứ 2 đầu năm thứ 3.
    Vị cay, đắng, tính ôn, không độc. Vào kinh Tâm, Phế, Can, Vị, Tỳ, Bàng Quang, Đại Trường.
    Có tác dụng trừ độc, trị tà khí, điều hòa khí, kiện vị, giúp ăn ngon miệng. Trị ngực bụng đầy trướng, đau bụng, ói mửa, tiêu chảy, lỵ, phù thũng, thông tiểu.
    Người âm hư, táo nhiệt không dùng. Thổ mộc hương có tác dụng tiết khí, vì vậy người khỏe mạnh uống lâu ngày sẽ không tốt.
    Dùng để điều khí thì dùng sống. Rễ ngâm nước, vớt ra, ủ trên vải ướt, khi nước ngấm vào mềm đều, xắt phiến, phơi khô dùng sống hoặc trộn với bột mì đem nướng rồi dùng. Rửa sạch, phơi trong bóng mát cho khô, cắt mỏng, tán bột. Khi dùng, cho vào nước thuốc đã sắc xong, quậy đều uống hoặc mài với nước thuốc thang đã sắc rồi, uống.
    Liều dùng 2 - 12 g
    - Hoa Mãn Đình Hồng vị ngọt/mặn, tính hàn, làm lợi tiểu, nhuận táo, hoạt huyết, điều kinh, tán ung, giải độc. 12 g hoa, sắc nước uống, trị đại, tiểu tiện không thông, phụ nữ kinh nguyệt không đều, trị phong thấp.
    - Hột có vị ngọt, tính hàn, tác dụng lợi tiểu, thông lâm, thông đại tiện, hạ nhiệt.
    - Rễ dùng trị kiết lỵ, làm dịu.
    Chú ý: cây Thục Quỳ vàng còn gọi là Bụp Mì Abelmoschus manihot, họ Malvaceae, lá ăn thay rau, hoa trị bịnh tương tự như Mãn Đình Hồng. Thân, lá, hoa chứa chất nhầy abelmoschus mucilage, 17% protein và 82% polysaccharid. Dùng trị viêm phế quản mạn tính, ho dai dẳng.

    Lá Thúi Địt - Paederia lanuginose, Paederia tomentosa, Paederia consimilis, Paederia scandens. Họ Càfe Rubiaceae. Tên khác: Mơ lông; Dây Mơ tam thể; lá Mơ; Ngưu Bì Đống; La ma
    Vị hơi mặn, thơm, không độc, tính bình. Dược năng: điều hòa khí huyết, tiêu đàm, giải độc. Chủ trị đau bụng nóng, kiết lị, đau ruột, tê thấp, hạ cung huyết, ứ huyết, chữa sạn thận, bí tiểu tiện. Ăn sống như gia vị, rau. Có thể nấu tươi 30g, nấu khô 10g uống, hay chưng hoặc xào ăn.
    - Chữa táo bón, đi vệ sinh ra máu và đau: trứng gà và lá thúi địt trong vòng 3 ngày là khỏi.
    200g lá thúi địt rửa sạch xắt nhỏ; 2 trứng gà đánh và trộn với lá thúi địt, nêm thêm gia vị: muối, bột canh. Cho chút dầu vô chảo, chiên hổn hợp, ăn ngay lúc nóng với cơm.
    - Trị kiết lị, đau bụng nóng: 40-50g lá thúi địt xắt nhỏ, chưng với một trứng gà, ăn 2-3 lần là khỏi.
    - Hạ huyết áp và ứ máu: Lá thúi địt tươi 50g, lá Giấp cá 40g, nấu với 1/2 lít nước, uống mổi ngày 2 lần, trong 3 ngày.

    Lá Thuốc Vòi - Pouzolzia zeylanica (Linnaeus) Bennett, thuộc họ Urticaceae. Tên Khác: Cây Thuốc Dòi, 雾水葛 Wu Shui Ge.
    Trị ho dai không dứt, chữa viêm họng, bài thuốc dân gian: dùng một nắm lá thuốc dồi, 1 nắm nhỏ lá Ngải Cứu, vỏ nửa trái cam hay quýt; một nắm nhỏ Cam thảo đất. Tất cả đâm nhuyển, nước một trái dừa xiêm cho vào tổng hợp đã đâm nhuyễn, lược xong chia ra nhiều phần, uống mỗi ngày một trái.

    Thược Dược -Dahlia, họ Asteraceae tên gọi của một vài loài Mẫu Đơn Paeonia



    Thương Lục Mỹ - Phytolacca americana, họ Phytolaccaceae. Rễ củ - Radix Phytolaccae Trái và lá đều được dùng. Thường dùng ngoài da để điều trị bịnh về da, nấm da đầu. Lá giã nát, sao nóng đắp lên những vết ghẻ lở, lang beng. Rễ dùng làm thuốc lọc máu trong lúc điều trị bịnh thấp khớp, béo phì.
    - Mỹ da đỏ dùng trà từ trái Thương Lục Mỹ để trị lỵ. Trái giã ra trị lở loét.
    - Rễ dùng trị phỏng, trặc, sưng.
    - Lá được chế thuốc làm long đờm, giã đắp lên vết thương, mụt.
    Chú ý: - Không dùng cho phụ nữ có thai và người tỳ vị hư, nhược. - Một số người lầm gọi nó là Sâm Cao Ly, Nhân Sâm, dẫn đến trường hợp ngộ độc!
    Thương Truật Atractylodes carlinoides, Atractylodes chinensis, họ Compositae. Các tên khác: Mao Truật, Xích Truật, Nam Thương Truật là thân rễ của cây Thương Truật
    Thương Truật vị cay đắng, tính ôn, qui kinh Tỳ vị. Có tác dụng táo thấp kiện tỳ, phát hãn, trừ phong thấp, minh mục quáng gà, mắt khô.
    - Trị viêm khớp đau do phong hàn thấp hoặc do thấp nhiệt:
    Thường Truật; Tần Giải; Tần Giao; Mộc Qua; Ý Dĩ Nhân; Tang Ký Sinh; Thạch Hộc; Hoàng Kỳ; Thục Địa; Thạch Xương Bồ: mỗi vị đều 10 g
    Quế Chi 6 g; Tàm Sa 10 g; Cam Thảo 3 g, sắc uống. Trị viêm khớp mạn thể phong hàn thấp.
    * Nhị Diệu Hoàn: Thương Truật, Hoàng Bá Sao (sao) lượng bằng nhau, tán bột mịn làm hoàn, mỗi lần uống 6-10 g, ngày 3 lần với nước ấm. Trị viêm khớp thể thấp nhiệt.
    - Trị rối loạn tiêu hóa, bụng đầy, tiêu chảy, ói:
    *Bình Vị Tán: Thương Truật, Cao Bản, Xuyên Khung, Khương Hoạt, Bạch Chỉ, các vị đều 6 g
    Cam Thảo 3 g, Tế Tân 3 g, tán bột mịn, uống ấm.
    - Trị chứng quán gà, Thương Truật nấu với gan heo ăn.
    Liều lượng dùng và chú ý:
    5-10 g dùng sống tính táo của thuốc mạnh, sao lên bớt táo. Không dùng trong trường hợp âm hư nội nhiệt, biểu hư, nhiều mồ hôi, đại tiện táo bón. Bịnh âm hư, triệu chứng huyết thiểu tinh bất túc, nội nhiệt cốt chưng, miệng khô, ho có đàm, thổ huyết, chảy máu mũi, họng tắc, đại tiện táo thì không dùng.

    Tiên Mao - Curculigo orchioides Gaerten, họ Thủy tiên (Amaryllidaceae). Tên khác: Sâm cau (vì lấy rễ làm thuốc nên gọi là Sâm, lá giống lá Cau), Ngải cau. Tên thuốc: Rhizoma Curculiginis
    Dược thảo chứa testosteron, một nội tiết tố sinh dục nam. Bộ phận xử dụng là rễ củ Tiên mao. Đào củ rễ vào đầu xuân, bỏ rễ xơ, phơi nắng và xắt lát mỏng. Có vị cay, hơi đắng, tính ấm, có độc, đi vào kinh Thận giúp ôn thận, tráng dương, mạnh gân cốt, trừ hàn thấp. Chủ trị chứng dương suy, lãnh tinh. Ngoài ra còn dùng để chữa phong thấp, tâm can suy nhược, liệt dương, ho, trĩ, vàng da, đi tiêu lỏng, ghẻ, viêm da (giã nát đắp bên ngoài). Có khả năng tăng cường công năng miễn dịch, gia tăng khả năng chịu đựng của cơ thể trong lúc thiếu dưỡng khí, có tác dụng trấn tĩnh, chống co giựt, kháng viêm, chống huyết tắc, chống nấm, kháng ung thư, tăng sức hoạt động của tim, giãn mạch vành. Tiên mao rất hợp với Sâm.
    - Thận dương hư có triệu chứng như bất lực, đau lạnh ở lưng phần dưới và đầu gối do thấp phong hàn xâm nhập làm ngưng trệ: dùng Tiên mao với Dâm dương hoắc.
    Liều dùng trung bình mỗi thang là 10-15g Tiên Mao dạng thuốc sắc hoặc luyện thành hoàn. Người bị âm hư, hỏa vượng không được dùng.
    - Dùng cho loại "Mệnh môn hỏa suy", gồm cách triệu chứng như: giao hợp không xuất tinh, nhu cầu tình dục giãm, lưng gối yếu, chân tay không ấm, tiểu nước trong, đại tiện phân nát.
    Phụ tử chế 6g, nhục quế 3g, thục địa 15g, sơn dược 12g, sơn thù 6g, câu kỷ tử 12g, thỏ ty tử 15g, đương quy 12g, tiên mao 12g, tiên linh tỳ 12g, mộc hương 9g, trần bì 6g, ngô công phấn 1,5g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2-3 lần.
    - Rượu tiên mao: Có công hiệu trị liệt dương, lưng đau lạnh, phong thấp, thần kinh suy nhược. Gồm tiên mao (xắt mỏng sao vàng) 50g, rượu gạo 650ml. Cho tiên mao vào rượu ngâm, sau 7 ngày có thể dùng được (hằng ngày lắc nhẹ bình ngâm 1-2 lần). Ngày uống 2 lần vào bữa ăn, mỗi lần uống 1 chén chừng 30ml.

    Tiểu Kế - Herba cephalanoplosis, Cephalonoplos segetum, họ bông Cúc Asteraceae. Tên khác: Miêu kế, Thích kế thái, Thích nhi thái, Thiên châm thảo.
    Dùng toàn cây. Vị ngọt đắng, khí hàn, tính lương không độc. Qui kinh Tâm Can. Có tác dụng lương huyết, chỉ huyết, giải độc, tiêu ung, lợi tiểu, hạ huyết áp, trị viêm gan, viêm thận, trĩ. Trị lạc huyết, thổ huyết, băng lậu, nhiệt độc sang ung, xuất huyết do nhiệt, tiêu ra máu, dùng đắp ngoài da cầm máu, trị ung nhọt.
    - Trị chảy máu cam, dùng bông gòn thấm nước Tiểu kế nhét mũi, mỗi ngày 3-4 lần.
    - Trị xuất huyết sau khi sanh do tử cung co bóp thiểu năng, dùng cao nước tiểu kế (1:10) mỗi lần 1-3ml, ngày uống 3 lần.
    - Phòng, trị kiết lỵ dùng 100ml thuốc sắc có 50g thuốc sống, người lớn ngày uống 50ml, trẻ em giảm liều, uống cách nhật, 3 lần một ngày.
    Liều uống 10-30g. Thuốc tươi dùng 30-60g, có thể giã đắp mụn nhọt hoặc vắt nước uống. Đối với mụn nhọt dùng thuốc nấu nước rửa.
    Thận trọng lúc dùng đối với bịnh nhân dễ bị tiêu chảy, tỳ vị hư hàn, bịnh nhân yếu.

    Trầu Không - Betel pepper
    - Uống hỗn hợp nước cốt trầu không pha chung với sữa loãng, một chút đường sẽ giúp chấm dứt được tình trạng tiểu giắt.
    - Chữa nhức đầu: Lá có tác dụng giảm đau và làm mát. Lá trầu giã dập rồi xoa vào thái dương hay đỉnh đầu.
    - Khi mắc bịnh về phổi, lấy lá tẩm dầu mù tạt rồi hơ ấm, đặt lên ngực day nhẹ sẽ giảm được ho và giúp bệnh nhân thở dễ hơn.
    - Phỏng nước sôi: Lấy lá trầu không hơ nhẹ để lá mềm ra rồi phết một lớp dầu thầu dầu rồi đặt nhẹ lên vết phỏng, sau vài giờ lại thay 1 lá trầu không mới. Sau vài lần, dịch trong vết phỏng sẽ tiêu hết, chỗ dộp không mọng nước, không gây mủ. Nên dùng vào ban đêm và bỏ lá đi vào sáng sớm.
    - Khi đau họng, dùng trầu không sẽ rất công hiệu. Lấy lá trầu không và ít hoa trái xay nhuyễn lấy nước, trộn thêm mật ong rồi ngậm thật lâu, nếu uống được thì càng tốt, sẽ giảm các kích thích gây ho.
    - Chống viêm nhiễm: Lá trầu không luôn có tác dụng hữu hiệu với bịnh thấp khớp và viêm tinh hoàn.
    - Khi bị thương, vắt nước cốt trầu không rửa vết thương rồi dùng lá trầu không sạch phủ lên, băng lại. vết thương sẽ khô, kín miệng sau 2 ngày.
    - Suy nhược thần kinh: Khi đau dây thần kinh, hay mệt mỏi, suy nhược thần kinh, lấy nước cốt vắt từ vài lá trầu không với một muổng mật ong. 1 muổng hỗn hợp này chia làm 2 lần trong ngày.
    - Dùng lá trầu không hơ nóng hoặc nước cốt trầu không trộn với dầu dừa rồi đắp vào thắt lưng sẽ giúp giảm đau lưng nhanh chóng.
    - Khi đang cho con bú bị tắc tuyến sữa, hãy lấy lá trầu không tẩm một chút dầu gió xoa nhẹ, sẽ kích thích sữa chảy nhanh và tuần hoàn dòng sữa tốt.
    Chú ý: không nên áp dụng nhiều vì bé dễ bị khó tiêu, viêm lợi.

    Tục Đoạn Dipsacus japonicus, họ Dipsacaceae

    Cây Thương Lục Mỹ

    Rễ giống Củ Sâm
    Coi chừng kẻo lầm
    Mang họa vào thân.
    cây Tiền - Crassula arborescens
    Tiểu Quỳnh - Christmas Cactus
    Ti-Gôn – Coral Vine/Chain of love/Bleeding Heart - Antigonon leptopusTim Vỡ - Bleeding Heart
    Trà Mi - Camellia japoniaca, họ trà teaceae. Các tên khác: Trà My, hồng Nhật bản, CamellusTrang - Ixora mauiTrinh Nữ - Mắc Cở - Cỏ Thẹn - Mimosa pudica - Tickle Me Plants
    Trúc Đào - Nerium oleander
    Tử Đinh Hương - Lilac
    ****
    Uất Kim Hương - Tulip

    Thông và Tùng Bách là chung một Bộ, cùng là cây lá kim. Tất cả các loại thực vậy có trái hình nón như Tuyết Tùng, Thông, Vân Sam, Linh Sam, Thông rụng lá, Cự Sam, Hoàng Đàn, Tùng Tháp hay Thanh Tùng v.v. đều được gộp vào trong bộ này. Thông là họ thân gỗ cao, Tùng là họ cây thân gỗ thấp hoặc cây bụi. Các họ: họ Thông Pinaceae; họ Bách Tán Araucariaceae; họ Thông Dù Sciadopityaceae; họ Hoàng Đàn, Tùng Bách Cupressaceae; họ Đỉnh Tùng Cephalotaxaceae; họ Thanh Tùng Taxaceae.
    Tùng Bách - Juniperus chinensis, họ Cupressaceae. Tên khác: Tùng Xà
    Đỗ Tùng
    - Juniperus communis, họ Cupressaceae.
    Dẻ Tùng - Amentotaxus, họ Thanh Tùng / họ Thông đỏ / Thủy Tùng - Taxus baccata, họ Taxaceae
    Đỉnh Tùng - họ Cephalotaxaceae
    Tùng La Hán - Podocarpus macrophyllus, họ podocarpaceae
    Vạn Niên Tùng - Juniperus squamata. Tên khác: Tùng Tháp
    Vạn Tuế (Bắc), Sơn Tuế (Nam) - Cycas revoluta, Eukaryota, họ Cycadaceae
    (* coi giải thích)

    Viễn Chi - Polygale, Polygala senegalá Vối - Cleistocalyx circumscissa, họ Myrtaceae, Schima khasiana, S. argentea, họ Theaceae
    Dùng tươi hoặc phơi nắng thật khô giòn rổi dùng.
    Lá Vối khô cho vào ấm, cho nước lạnh nấu đến khi sôi, uống nóng hoặc lạnh. Nụ Vối cũng nấu tương tự như vậy, hoặc có thể hãm trong nước sôi như hãm trà. Nước Vối có vị đắng nhẹ, hơi ngọt. Dùng chủ yếu để uống giải khát, cũng có thể chan cơm như một loại canh. Nước sắc đặc có thể dùng làm thuốc sát khuẩn chữa bịnh ngoài da như ghẻ lở, mụn nhọt, diệt được một số loại vi khuẩn gây bịnh như Streptococcus, Staphylococcus, vi khuẩn Bạch hầu, phế cầu, Salmonella, Bacillus subtilis. Lá Vối tươi vò nát, nấu với nước sôi có thể gội đầu chữa ghẻ chốc, lở loét.

    Cây Xá Xị - Cinnamomum parthenoxylon Meissn, họ Lauraceae. Các tên khác: Vù Hương, Gù Hương, Rè Hương, Re Dầu, Re Hương, Cô Châu, Canh Châu, Hoàng Chương, Hương Chương, bois de vierge
    - tinh dầu gỗ thân và gỗ rễ cây có mùi giống mùi nước uống xá xị (Salsepareille) nên người miền Nam đặt cho cây này tên như vậy.
    Hột chứa nhiều dầu béo. Cây mọc nhiều nhứt ở vùng Lâm Đồng, Đồng Nai, Sông Bé.
    Bộ phận dùng: rễ, thân, lá, trái (Radix, Caulis, Folium, Fructus Cinnanomi Parthenoxyli).
    Vị hơi đắng, cay, tính ấm. Rễ, thân có tác dụng ôn trung tán hàn, tiêu thực hóa trệ. Lá có tác dụng cầm máu. Trái giải biểu thoát nhiệt. Cũng như Long Não, tinh dầu, dầu của hột được dùng chữa đau, tê thấp.
    Rễ, thân dùng trị cúm, cảm mạo, ăn uống không tiêu, bụng đầy trướng, đau dạ dày, viêm khớp xương do phong thấp, tiêu hóa không bình thường, ho gà.
    Lá dùng trị ngoại thương xuất huyết.
    Trái dùng trị cảm mạo sốt cao, bịnh sởi.
    Loại nước xá xị của Mỹ, Kim thường uống là loại này ... ngon lắm ... khi nào ăn không tiêu ạch ử khó chịu, uống một lon vô, ngủ một giấc là khỏe như mới. Cũng có xá xị làm tại Thái và Tàu, nhưng Kim không uống vì không bảo đảm không có chất độc trong đó, của Mỹ vì được duyệt xét kỷ và hảng của họ cũng xét kỷ, vì nếu có độc người dân uống bịnh, kiện bắt đền là xập hảng của họ nên bảo đảm hơn.
    * chuyện của bản thân nói về đồ hộp của Tàu và Thái: có một lần mua một hộp hột sen đã nấu chín bỏ trong nước đường sản xuất tại Tàu và một lần mua hộp Sương Sáo làm tại Thái. Khui hộp hột sen ra ăn xong đem quăn cái lon mới thấy phía trong của lon có 1 chổ bị móp vô nứt một lằn cở 1 cm, từ chổ đó có rỉ ... ít nên nước không bị đổi màu nên Kim không thấy, thì ra là xui xẻo mua nhằm cái lon bị móp một tí, vì có nguyên tấm giấy nhản che chổ móp nên mua không để ý. Đem lon ra mắng vốn chủ tiệm, rốt cục ăn trét luôn, không có cả một tiếng xin lổi của họ :( . Lần khác mua lon Sương Sáo, làm xong sẳn sàng nước cốt dừa hòa đường ngào, nước đá nhận, hý hửng khui lon Sương Sáo, tưởng có được một món ăn mát rượi ngày hè. Đang Cắt thành hột lựu cho vào tô, cắt luôn nguyên một cái con gì đó như con gián vậy, hét lên một tiếng hải hùng ... từ đó về sau ... đói sắp chết cũng không mua đồ hộp Made in China or Made in Thailand :(

    Xà Sàng Tử - Fructus cnidii Monnieri. Tên khác: hột Giần sàng, She chuang zi;
    Giần Sàng Cnidium monnieri, họ Apiaceae

    Xà Sàng Tử là trái của Giần Sàng, trái hình bầu dục, hơi dẹp, dài khoảng 2-5 mm, rộng 1-5 mm, có rìa mỏng dạng cánh. Hột phơi hay sấy khô. Vị cay, đắng, tính ấm, bình, không độc, có tác dụng ôn thận tráng dương, táo thấp, khư phong, sát trùng. Thường dùng chữa liệt dương, phụ nữ lạnh tử cung vô sinh, khí hư, vùng âm đạo ngứa, sưng đau, lưng gối mỏi đau, nam giới liệt dương. Liều dùng 4-12 g dạng thuốc sắc, uống riêng hay hợp với các vị thuốc khác. Uống lâu mạnh chân âm sẽ sinh con, làm nhẹ mình, trừ khí tắc, lợi khớp, chữa động kinh.
    Dùng ngoài, nấu nước rửa chữa phụ nữ ngứa ở âm đạo, viêm âm đạo, ghẻ lở.
    Xà sàng lấy hột để sao qua
    Tính nó ấm cay chẳng độc mà
    Thận thấp âm nuy tiêu ghẻ lở
    Khứ phong trục ứ giúp muôn nhà
    - Chữa nam giới âm nang thấp ngứa: Xà sàng tử 16g, ba kích 12g, viễn chí 10g, ngưu tất 12g, hà thủ ô 12g, dương khởi thạch 10g. Nước 600ml, sắc còn 200ml uống 2 lần trong ngày giữa 2 bữa ăn.
    - Trị âm hộ sưng đau: Xà sàng tử 12g, ba kích 10g, ngưu tất 10g, đỗ trọng 12g, tục đoạn 10g, địa hoàng 10g, hoàng bá 10g. Nước vừa đủ sắc còn một nửa, uống 2 lần trong ngày.
    - Trị khí hư bạch đới: Xà sàng tử 12g, hoàng bá 10g, sơn thù nhục 10g, ngũ vị tử 8g, phục linh 12g, xa tiền tử 10g, hương phụ chế 10g, tục đoạn 10g, bồ cốt khí 8g. Nếu khí hư ra đỏ thì thêm bạch giao 10g, a giao 10g cắt nhỏ cho vào thuốc đã sắc xong hòa tan uống. Cách sắc như bài trên.
    - Trị liệt dương: Xà sàng tử 200g, ngũ vị tử 100g, thỏ ty tử 100g, tất cả nghiền nhỏ hòa mật, quết nhuyễn làm viên bằng hột bắp. Ngày uống 3 lần mỗi lần 30 viên với rượu ấm; không uống được rượu thì pha rượu vào nước nóng mà uống để dẫn thuốc nhanh.
    - Trị không có kinh mà khí hư trắng hoặc đỏ: Xà sàng tử 100g, phèn chua nướng khô 100g, hai thứ giã nhỏ trộn đều hòa với dấm làm viên vừa phải đặt vào âm hộ. Ngày làm 1 lần.
    - Trị tử cung lạnh: Xà sàng tử 50g nghiền nhỏ, cho thêm chút ít bột hoàn viên như trái táo tàu đặt vào sẽ ấm.
    - Trị đàn bà hay ngứa âm hộ: Xà sàng tử 40g, bạch phàn 8g. Sắc nước rửa hằng ngày.
    - Sau khi sanh, sa tử cung: Hạt xà sàng 200g, ô mai 14 trái. Sắc nước rửa ngày 5-6 lần. Đàn bà âm hộ đau cũng dùng nước này ngâm rửa.
    - Nam giới tinh hoàn sưng đau: Bột hạt xà sàng vừa đủ hòa với 1 tròng đỏ trứng gà đắp lên chổ đau.
    - Trị lòi dom: Hột xà sàng 40g, cam thảo 40g. Nghiền nhỏ mỗi lần uống 4g với nước ấm, ngày uống 3 lần.
    - Đau trĩ, lở sưng đau: Dùng hột xà sàng sắc nước ngâm rửa trĩ.
    - Trị trẻ em bị lở ngứa: Bột hột xà sàng hòa mỡ heo bôi chỗ ngứa.
    - Trị tai chảy nước: Hoàng liên 4g, hạt xà sàng 4g, khinh phấn chút ít, nghiền nhỏ thổi vào tai.
    - Trị răng sâu đau: Hột xà sàng sắc nước đặc, ngậm lúc nước nóng, ngày ngậm 2-3 lần, mỗi lần ngậm 5-10 phút.
    - Trị đau cổ họng đờm tắc: Hột xà sàng đốt trong lò sưởi, dùng phễu hứng khói hít khói đó, tác dụng thông đờm.

    Xô Hương - Sage
    Xuyên Ngưu Tất - Huai Niu Xi, Radix achyranthis Bidentatae, officinalis Kuan
    Rễ phơi hay sấy khô. Vị đắng, chua, bình. Qui kinh Can Thận.
    Thuốc có tác dụng hoạt huyết khu ứ, bổ can thận dưỡng gân cốt, lợi niệu thông lâm, dẫn huyết và hỏa xuống phần dưới cơ thể. Chủ trị các chứng: rối loạn kinh nguyệt, đau kinh, tắt kinh, đau bụng sau sanh, đau do chấn thương, lưng gối nhức mỏi, huyết niệu, tiểu tiện đau buốt, không thông, các chứng thổ huyết, nục huyết, đau lợi răng, miệng lưỡi lở, nhức đầu chóng mặt, sanh khó.
    - Chủ hàn thấp nuy tý, chân tay co quắp, gối đau không duỗi được, trục huyết khí, lở loét do hỏa nhiệt, trụy thai.
    - Trị nam thận âm suy giảm, người già tiểu không tự chủ, tăng cốt tủy, trị đau trong não và cột sống thắt lưng, trị phụ nữ kinh nguyệt không đều, huyết kết, ích tinh, lợi âm khí, giảm tóc bạc.
    -
    Ngưu tất sao rượu bổ can thận, dùng sống trừ ác huyết (máu độc). Trị đau lưng gối, chân teo, âm tiêu (yếu sinh lý) tiểu không tự chủ (thất niệu), sốt rét lâu ngày (cửu ngược). Thuốc còn trị chứng trưng hà, các chứng tâm phúc thống, ung thũng ác sang, họng lợi răng đau, tiểu đau, tiểu ra máu, các chứng kinh thai sản nhờ thuốc có tác dụng khử ác huyết.
    - Trị chứng ngũ lâm, dùng Ngưu tất 1 lạng gia thêm ít Nhũ hương sắc uống vài thang là khỏi, nhờ tác dụng đi xuống mà thông được tiểu tiện.
    - Ngưu tất nguyên là thuốc bổ, chuyên đưa khí huyết đi xuống, mà dùng làm thuốc dẫn dược.Thuốc trị chứng thận hư, đùi lưng đau, gối đau không co duỗi được, cẳng teo không đi lại được. Trị con gái kinh bế huyết khô, có tác dụng dục sản. Trị chứng tiểu buốt (lâm thống), thông lợi tiểu tiện.
    Trị bệnh phụ khoa: như rối loạn kinh nguyệt, đau kinh, kinh bế, đau bụng sau sanh do thuốc có tác dụng thông kinh, khu ư,ù chỉ thống. Thường dùng hợp với Đào nhân, Hồng hoa, Đương qui. Có thể dùng các bài thuốc sau:
    - Xuyên Ngưu tất 20g sắc nước uống với rượu trị kinh bế, kinh không thông.
    Thoát hoa tiễn: Hồng hoa, Xuyên khung mỗi thứ 6g, Xuyên Ngưu tất 16g, Đương qui 12g, Nhục quế (tán bột hòa uống) 3g, Xa tiền tử 12g, sắc uống trị sinh khó, thai chết lưu không ra.
    - Ngưu tất tán: Ngưu tất, Đương qui, Xích thược, Đào nhân, Diên hồ sách, Đơn bì đều 12g, Quế tăm, Mộc hương đều 6g, tán bột mịn, mỗi lần uống 10g, ngày 2 - 3 lần với rượu ấm trị hết kinh đau bụng.
    Trị các chứng gân cơ yếu: (thuốc có tác dụng tư bổ can thận) thường phối hợp với Thục địa, Qui bản, Tỏa dương, Hổ cốt. Bài thuốc thường dùng:
    - Hổ tiên hoàn ( Y phương tập giải): Qui bản, Hoàng bá, Tri mẫu, Thục địa, Đương qui, Tỏa dương, Bạch thược, Trần bì, Hổ cốt, Ngưu tất.
    Trị chứng tê thấp khớp đau: dùng Ngưu tất phối hợp với Thương truật, Hoàng bá, Ý dĩ như các bài:
    - Tam diệu tán (hoàn) ( Y học chính truyền): Thương truật 12g, Xuyên Ngưu tất 12g, Hoàng bá 8g, tán bột mịn trộn đều mỗi lần uống 10g, ngày 3 lần với nước gừng.
    - Tứ diệu hoàn (Thanh phương tiện độc) gồm Ngưu tất gia Mộc qua, Phòng kỷ, Tỳ giải.
    Trị chứng tiểu ra máu: (viêm niệu, sạn niệu) dùng Ngưu tất gia Đương qui, Cù mạch, Hoạt thạch ( Ngưu tất thang trong sách Bị cấp thiên kim yếu phương).Phòng trị chứng Bạch hầu: Ngưu tất 7 phần, Cam thảo 3 phần, sắc uống thay nước trà hằng ngày.Trị chứng thổ huyết, nục huyết ( chảy máu cam): thường dùng hợp với Tiểu kế, Bạch mao căn, Chi tử. Dùng Ngưu tất, Đại giá thạch, Tiên hạc thảo lượng bằng nhau trị chảy máu cam, uống trung bình trên dưới 10 thang đều khỏi.
    Trị tử cung xuất huyết cơ năng: dùng Xuyên Ngưu tất mỗi ngày 30 - 45g sắc uống. Uống liên tục 2 - 4 ngày hết xuất huyết, trường hợp xuất huyết lâu ngày, uống tiếp thêm 5 - 10 ngày.
    Trị Lactosurie: dùng Ngưu tất 90 - 120g, hột rau cần 45 - 60g, sắc 2 lần trộn uống chia 2 - 3 lần, uống 6 thang khỏi, 3 tháng thấy có kết quả.

    Rau - Cải - Củ - Cây Thuốc

    Bạc Hà - Alocasia odora
    Bầu - Opo
    Bí - Fuzzy squash
    Bí Đao - Benincasa hispida, Cucrubita hispida
    Boa rô - Leek
    Cải Trời - Blumea glandulosa, họ Asteraceae
    Càng Cua - Crab claw herb
    Cỏ chữ điền - Marsilea quadrifolia, họ rau bợ Marsileaceae. Tên khác: Tứ diệp thảo, cỏ bợ, bợ nước, rau Bợ, tần, four leaf clover, european waterclover. Vị ngọt, hơi đắng, tính mát, thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu sưng, giải độc, nhuận gan, sáng mắt, trấn tĩnh. Thành phần hóa học: nước, protid, glucid, carotene, vitamine C, cyclau, acid nucleicdenol. Dùng tươi, ăn sống, xào, luộc, nấu canh hoặc khô làm thuốc lợi tiểu, an thần, suy nhược thần kinh, sốt cao, mất ngủ, trị khí hư, chữa rắn cắn. Chữa viêm thận, sạn thận, bàng quang, tiểu ra máu, tiểu đường, sốt, viêm gan, viêm nớu, đau răng, khí hư, sốt rét, động kinh. Lượng dùng: 20g đến 30g cây tươi, phơi khô sao vàng dùng dưới dạng thuốc sắc.
    - Chữa tiểu đường, tiêu khát: rau Bợ 15g, Rễ Qua lâu 15g, tán thành bột hòa với sữa uống.
    - Sưng lở, nổi mận do nhiệt, giã cỏ bợ tươi xoa hoặc vắt nước uống.
    - Sỏi thận, sỏi bàng quang, giã nát lá tươi, thêm nước, gạn nước trong uống sáng sớm, mỗi lần 1 chén, liên tiếp 5 ngày. Dùng riêng hoặc hợp với 20g búp non Thơm dại (Pandanus tectorius Soland, họ Thơm gai Pandanaceae. Tên khác: Thơm gỗ, Thơm núi, Lỗ cổ tử) , Ngãi cứu 10g, Phèn đen 10g.
    * Thơm dại hay Dứa dại Pandanus tonkinensis mọc hoang nhiều ven biển miền Trung, nhứt là dọc ven biển Bình Thuận. Trái già hái về xắt mỏng phơi khô, sao vàng. Chủ trị: sỏi thận, viêm gan siêu vi, xơ gan, đái tháo đường tuýp II. Liều dùng: 10 - 20g / ngày.
    * Qua lâu còn gọi là Dược qua, tên khoa học Trichosanthes kirilowii Maxim hay Trichosanthes rosthomii Hams, họ Bí Cucurbitaceae. Rễ còn gọi là củ Qua lâu hay Thiên hoa phấn Radix Trichosanthis, thành phần gồm tinh bột, saponozid. Vị ngọt, tính hàn. Vào kinh Phế, Vị, Đại trường. Chủ trị ho có đờm, lở độc, sưng, khát khi bịnh tiểu đường. Liều dùng 10-16g. Kỵ dùng khi Tỳ, Vị hư hàn.
    Cỏ Mực - Eclipta prostrata
    Còn có tên Cỏ lọ nồi, Hạn liên thảo. Cỏ mực có vị chua ngọt, mặn, tính mát. Có tác dụng bổ thận, mạnh xương, đen tóc, mát huyết, cầm máu, giải độc. Công dụng: Cỏ Mực làm thuốc bổ máu, cầm máu, ho ra máu, lỵ ra máu, rong kinh, băng huyết, chảy máu cam, sốt xuất huyết, trĩ, tiểu ra máu, ban sởi, ho, viêm họng, lao phổi, di mộng tinh, nấm da, ứ tắc làm phì đại gan, lách, viêm gan vi khuẩn. Liều dùng: 10 - 20g / ngày.

    rau Choại - Stenochloena
    cây Chùm Ngây - Moringa oleifera
    rau Cóc - Grangera maderaspatana
    rau Heo - Sesuvium portulacastrum
    dây rau Kền - Gymnanthera nitida
    rau Dền - Pigweed
    rau Dệu - Alternanthera repens
    rau Diếc - Alternanthera sessilis
    rau Dừa nước - Jussiaea repens
    rau Đắng đất - Glinus oppsitifolius
    rau Đay - Corchorus
    rau Mui, Cúc biển, Sài đất hai bông - Wedelia biflora, họ Cúc Asteraceae. Bộ phận dùng: toàn cây. Lá có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, tán ứ, tiêu thũng. Bông gây xổ mạnh. Thân lá già có độc. Dùng đọt lá non làm rau. Lá dùng làm thuốc trị nổi mề đay: lấy 3 nắm lá, đâm, vắt nước pha đường hoặc muối để uống. Lá giã ra dùng làm thuốc đắp lên da bị biến màu, vết cắt, sâu bọ cắn lở loét, các chỗ đau, sưng và dãn tĩnh mạch. Đắp lên bụng phụ nữ sau khi sinh và dùng cho những loại đau đớn không rõ nguyên nhân. Dùng hợp với Đại hoàng, trị táo bón mạn tính. Lá dùng sắc uống trị tiểu ra máu và thông tiểu. Rễ trị rối loạn vùng âm đạo, bịnh lậu và sỏi thận hoặc dùng đắp vết thương và ghẻ ngứa. Lá giã và nghiền ra để đắp trị mụn nhọt, các vết cắn của sâu bọ. Rễ và lá hãm, nước dùng để làm dịu các cơn đau dạ dày. Cây dùng trị phong thấp, đau xương. Thân và lá trị nhức đầu và sốt. Thân và lá già có độc với dê, ngựa sinh ói mữa, tiêu chảy và có thể bị chết.
    rau Mương - Jussiaea linifolia
    rau Muống biển - Ipomaea pes
    rau Muống đồng - Ipomaea aquatica
    rau Ngổ Trâu - Enhydra fluctuans.

    Rau Om - Rau Ôm - Rau Mùi - Rau Ngổ Limnophila aromatica, họ Plantaginaceae
    Vị chua cay, hơi the, tính mát, thơm. Có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, chống độc, làm giãn cơ ruột, giãn mạch, lọc thận nên thường được sử dụng để trị sỏi thận, tiểu ra máu, chữa băng huyết. Rau có tính giải độc, tiêu viêm nên còn được dùng để chữa trị rắn cắn, trị bịnh ngoài da.
    - Trị sỏi thận: rau Ngổ 20-30g, giã nát, cho thêm nước sôi đã để nguội, chắt lấy nước uống hàng ngày.
    - Trị sỏi thận: rau Ngổ tươi 50g, rửa sạch, giã nát, vắt nước, pha thêm ít muối, uống một lần, ngày dùng hai lần như vậy. Dùng 5-7 ngày liên tiếp. Dùng riêng hoặc kèm với râu ngô, mã đề.
    - Người bị rắn cắn: rau Ngổ khô 20-40g sao vàng, sắc nước uống 4-5 ngày liền.
    - Chữa rắn cắn: rau Ngổ tươi 15-20g, kiến cò 25g, giã nát, cho thêm 20-30ml rượu trắng, chắt nước uống, bã đắp lên vết thương.
    - Trị sổ mũi, ho: rau Ngổ 15-30g sắc nước uống hàng ngày.
    - Trị herpes hoặc bịnh ngoài da: rau Ngổ tươi giã nát, chắt nước cốt bôi lên herpes, nấu nước rau Ngổ rửa hàng ngày.
    - Chữa đái dầm: rau ngổ 20g, mùi tàu 20g, cỏ mần trầu 20g, cỏ sửa lá nhỏ 10g. Tất cả xắc nhỏ phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống sau bữa ăn chiều. Dùng 3-4 lần.
    - Tiểu ra máu: rau ngổ 10g, cỏ tháp bút 10g, rễ cỏ tranh 10g, xắc nhỏ phơi khô, tẩm rượu, sao vàng rồi sắc uống làm 2 lần trong ngày.
    - Chữa ban đỏ: rau ngổ 20g, dây vác tía 20g, măng sậy 10g, đọt tre mỡ 10g, rửa sạch, xắc nhỏ, sắc uống trong ngày.
    - Chữa sổ mủi, rắn cắn: rau ngổ 20g, xuyên tâm liên 15g, giã nát, thêm ít rượu, vắt nước uống, bã đắp
    rau Răm - Polygonum odoratum, họ Polygonaceae (họ thân đốt, họ rau răm). Tên khác: Hạn Thài, Thủy Lục.
    Vị cay, thơm, có chút độc, tính nhiệt. Dược năng: tán hàn, tiêu thực, lợi tiểu, sát trùng. Giúp tiêu hóa, ăn ngon, trị đau bụng đầy hơi, chuột rút (vọp bẻ), trị lở ngứa, nhọt độc, rắn rết cắn hoặc chó dại cắn. Ăn sống như gia vị, có thể nấu tươi 30g, nấu khô 5g, uống.
    - Trị lang ben: lá Răm tươi giã nát, pha chút muối, xoa chỗ đau. Bị ghẻ lở cũng làm vậy.
    - Rắn cắn, chó dại cắn: nhai môt ít lá Răm, nuốt nước, còn bã đắp chổ bị thương.
    - Trị sốt rét : sáng lúc bụng đói, ăn 15g lá Răm tươi với nước nấu sôi.
    Chú ý: ăn nhiều rau Răm có hại cho dương khí.

    Rau Tía Tô - Perilla ocymoides, Perilla frutescens. Họ Lamiaceae (họ Hoa môi). Tên khác: Tử Tô, Tô Ngạnh
    Vị cay, thơm, không độc. Tính ấm. Dùng giải phong hàn, thấp khí, hạ nhiệt. Trị cảm mạo, nhức đầu, ho suyễn, xung huyết, nghẹt đàm, giúp tiêu hóa, an thai, trừ độc tôm, cua, cá biển và sò hến, đặc biệt trị các vết đao thương và rắn rết cắn. Ăn sống như gia vị hay nấu tươi 30g, nấu khô 10g uống.
    - An thai: dùng cành tía tô tươi 30g, khô 5-10g, nấu uống mỗi ngày 2 lần, trong vòng 2 ngày.
    - Đàm suyễn: dùng hột tía tô 10-20g, vỏ bưởi 20g, nấu với 1/2 lít nước, uống mỗi ngày 2 lần, trong 3-5 ngày.
    - Trúng độc, đau bụng: lá tía tô 10g, gừng 10g, cam thảo 5g, nấu với 1/2 lít nước uống.
    - Trị sưng vú: tía tô tươi 30g, nấu sôi uống 1/2 ly, nhai sống đắp chỗ sưng.
    Cấm kỵ: rất kỵ cá chép, ăn chung sẽ bị ngứa.

    rau Trai - Commelina diffsa

    cây Đỏ Ngọn - Cratoxylon prunifolium Dyer, họ Hypericaceae. Các tên khác đồng nghĩa: Ngành ngạnh; Thành ngạnh; Lành ngạnh; Vàng la; Cúc lương, Coàng ngưu trà; Voòng a mộc; Mạy tiên; Co-kín-lang; Cratoxylum prunifolium; Cratoxylon pruniflorum Kurtz.
    Tác dụng điều hóa tuần hoàn, kích thích tiêu hóa, tăng cường trí nhớ cho người lớn tuổi, bồi bổ sức khỏe sau khi đau yếu hay sau khi sanh, bảo vệ thành mạch, chống lão hóa.
    - Kích thích tiêu hóa, ăn ngon hàng ngày hoặc khi đau yếu, sau khi sanh. Ngày uống khoảng 15-30 lá đã phơi khô dưới dạng thuốc sắc hoặc dùng như trà. Có thể hợp với lá Vối nấu nước uống cho tiêu cơm.

    rau Má Centella asiatica, họ Umbelliferae. Các tên khác: Tích Tuyết thảo, Liên Tiền thảo:
    Rau má giải độc, dưỡng âm, chống lão hóa. Là một loại rau thông dụng có tác dụng sát trùng, giải độc, thanh nhiệt lương huyết. Ngoài ra, rau má cũng là một loại dược thảo có tính bổ dưỡng rất cao, có nhiều sinh tố, khoáng chất, những chất chống oxy hóa, có thể dùng để dưỡng âm, giúp trí nhớ, làm chậm lão hóa, tốt cho hệ tuần hoàn và chữa nhiều chứng bịnh về da.
    - Kích thích tiêu hóa, nhuận gan, nhuận trường, lợi tiểu, giải độc, tăng sức đề kháng của cơ thể. Tùy theo tình trạng của người bịnh và điều kiện mà gia, giảm vị thuốc hoặc liều thuốc: 8 g rau má, 8 g Rễ Tranh 4 g lá Muồng Trâu, 8 g Cỏ Mần Chầu, 8 g Cỏ Mực, 8 g Cam Thảo Nam, 8 g Ké đầu ngựa, 4 g Củ sả, 4 g Gừng tươi, 4 g Vỏ Quít. Đổ 3 chén nước sắc còn non một chén, uống lúc thuốc còn ấm.
    - Hoàn ích khí, dưỡng âm, trợ cơ, cứu đói. Làm thuốc bổ dưỡng cho trẻ em, người già, người bịnh mới khỏi hoặc dùng làm lương khô mang theo đi xa phòng khi thiếu thốn thực phẩm. Toa thuốc gồm 4 vị: Lá Dâu Tầm, Mè đen, Bột Củ Mài, Rau Má. Mỗi vị ngang nhau, tán bột làm hoàn, mỗi hoàn khoảng 5 g. Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần 1 hoặc 2 hoàn.
    - Thoái nhiệt đơn, có công dụng giảm nhiệt, hạ sốt, trừ khát, trấn kinh: 15 % Rau Má, 30 % Hoạt Thạch, 20 % Sắn dây, 15 % Sài Hồ, 10 % Thạch Cao, 10 % Cam Thảo. Tán bột, ngày uống 3 lần, mỗi lần 4 g.
    - Thuốc hạ huyết áp: 16 g Rể Nhàu, 12 g Rể Kiến Cò, 12 g Lá Tre, 12 g Rể Tranh, 12 g Rể Cỏ Xước, 16 g Rau Má, 12 g Lá Dâu, sắc uống hoặc đóng viên làm trà uống thay nước hàng ngày.
    - Sốt xuất huyết: 20 g Rau Má, 16 g Cỏ Mực, 16 g Rau Sam, 16 g Đậu đen, sắc uống.
    - Nước ép Rau Má là một cách đơn giản và thông dụng nhứt. Mỗi người mỗi ngày có thể dùng 30-40 g Rau Má tươi. Lá mua về rửa sạch, giả hoặc xay nát, cho thêm một ít nước vào, vắt và lọc bỏ xác, thêm ít đường cho dễ uống.
    Chú ý: Rau Má có tính lạnh, nên những người có Tỳ Vị hư hàn, hay đầy bụng hoăc đi tiêu lỏng cần cẩn thận khi dùng. Những trường hợp này chỉ nên dùng vài lá mỗi lần hoặc khi dùng kèm theo vài lát gừng sống. Nếu dùng ngoài da thì không có giới hạn.
    rau Ngót Sauropus androgynus, họ Euphorbiaceae. Các tên khác: Bồ Ngót, Bù Ngót
    Lá nấu canh dùng chữa sót nhau, hóc xương, tưa lưỡi, ban sởi, viêm phổi, bí tiểu tiện. Lá hay rễ tươi giã nát, ép vắt lấy nước ngâm, uống dùng để lợi tiểu, thông huyết. Canh rau ngót có tính bổ dưỡng, mát, lành, nên dùng cho người bịnh mới khỏi, đàn bà mới sanh. Uống nước sắc hoặc nước vắt từ rễ và lá tươi giã nát, ngày dùng 20 - 40 g.

    rau Giấp Cá, Diếp Cá, Dấp Cá - Houttuynia cordata, họ Saururaceae. Tên khác: Heartleaf, Lizardtail (đuôi thằn lằn)
    Vị cay, chua, hơi hàn, hơi độc, tính mát. Vào Phế kinh. Có tác dụng tán nhiệt, tiêu ung thũng, dùng chữa phế ung, ngoài dùng chữa ung thũng, trĩ, vết lỡ loét, trừ độc, sát trùng, lợi tiểu, đạu mắt đỏ, sốt rét, các chứng trĩ lậu, cũng có tác dụng điều kinh. Ăn sống như gia vị, có thể giã lấy nước cốt pha chút muối uống, mỗi lần khoảng 40g.
    - Chữa trĩ: Diếp cá 6-12 g, sắc lấy nước xông và rửa vùng bị trĩ. Hợp với ăn sống lá Giấp cá trong bữa ăn.
    - Trĩ ra máu: Lá Diếp cá khô 500g, Bạch cập 250g, tán 2 thứ thành bột, mỗi ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 10g.
    - Chữa sưng, tắc tia sữa: rau giấp cá 20 g, táo đỏ 10 g, sắc với 600 ml nước còn 200 ml, thuốc chia 3 phần uống hết trong ngày.
    - Chữa tiểu đau: rau giấp cá 50 g, rau má tươi 50 g, rau mã đề tươi 50 g, vò nát trong nước, sau gạn lấy nước uống, ngày 1-2 lần.
    - Chữa sốt xuất huyết: rau giấp cá, lá rau ngót, lá cỏ mực mỗi thứ 100 g, sắc lấy nước đặt uống trong ngày.
    - Chữa viêm tuyến sữa: rau giấp cá và rau cải trời mỗi thứ 30 g, giã nát thêm chút nước, vắt lấy nước cốt uống, còn bã chưng nóng với giấm, thoa vào chỗ vú sưng đau. Ngày 1-2 lần.
    - Điều kinh: lá Diếp cá khô 15g, cỏ Mần chầu khô 15g, nấu với 1/2 lít nước uống mỗi ngày 2 lần trong 3 ngày. Trị luôn huyết bạch.

    Rau Sam Portulaca oleracea, họ Portulacaceae. Tên khác: Mã Xỉ Hiện, một thứ rau có lá giống hình răng con ngựa (Hiện là một thứ rau - Xỉ là răng - Mã: con ngựa)
    Dùng toàn cây, phơi hoặc sấy khô, thu hái mùa hè và thu, vào tháng 5-7, hái cả cây, có thể cắt bỏ rễ rồi rữa sạch. Thường dùng tươi. Ở nhiều nơi, hái rau Sam tươi về lập tức được nhúng nhanh vào nước sôi rồi lấy ra ngay, rửa cho sạch nhớt sau đó mới phơi hay sấy khô. Khi dùng hoàn toàn không cần biến chế gì thêm.
    Vị chua, tính hàn (lạnh), không có độc, vào 3 kinh: Tâm, Can, Tỳ. Trị huyết lỵ (lỵ ra máu), tiểu tiện đục, trừ lãi, dùng bên ngoài trị ác thương.
    Chú ý: những người tỳ vị hư hàn, tiêu chảy chớ nên dùng, hoặc muốn dùng thì phải hợp với những vị thuốc cay, ấm để không làm trệ tỳ. Rau Sam hoạt huyết và tính hàn nên cũng không sử dụng được cho người có thai. Ngoài ra do hàm lượng nitrate và oxalate có trong rau Sam nên cần cẩn thận trong khi dùng cho người có tiền sử về sạn thận.
    Liều dùng: dùng làm rau ăn sống thay xà lách hoặc nấu chín, hoặc 6-12 g rau Sam khô dưới dạng thuốc sắc. Dùng ngoài da không giới hạn liều lượng. Có thể dùng riêng hoặc hợp với các dược thảo khác.
    - Chữa lỵ trực tràng, giã nát đắp mụn nhọt, thuốc lợi tiểu tiện, tẩy lãi kim.
    - Chữa lỵ cho trẻ em: 250 g rau Sam tươi (hay 50 g dạng khô), 600 ml nước, sắc còn 100 ml. Dùng trong ngày! Nếu muốn sắc một lần dùng nhiều ngày thì phải thêm vào 0,5 g natri bezoat hay 0,3 g nipagin để giữ tươi. Có thể sắc như trên rồi đóng ống, mỗi ống 5 ml không cần thêm thuốc giữ tươi, chỉ cần hàn và hấp diệt trùng ngay. Trẻ em dưới 6 tháng tuổi ngày uống 4 lần, mỗi lần 5 ml. Trẻ em từ 6 tháng đến 1 tuổi mỗi ngày uống 4 lần, 10 ml. 2 tuổi trở lên mỗi tuổi thêm 5 ml. Thí dụ: 5 - 7 tuổi ngày uống 4 lần, mỗi lần 25 ml.
    - 100 g rau Sam, 100 g Cỏ Sữa. Nếu đi tiêu ra máu thì thêm 20 g Cỏ Nhọ Nồi và 20 g Rau Má, 600 ml nước, sắc còn 200 ml. Người lớn uống cả liều, ngày uống 2 liều. Trẻ em tùy theo tuổi: 2 tuổi uống 5-10 muổng cà phê; 3 tuổi ngày uống 3 muổng ăn canh; 5 tuổi ngày uống 3 muổng ăn canh, 10 tuổi ngày uống 5 muổng ăn canh; 15 tuổi ngày uống 150 ml. Thời gian điều trị là 5-7 ngày.
    - Thuốc trừ lãi kim: 50 g rau Sam, rửa sạch, thêm ít muối giã nát, vắt nước, thêm ít đường cho dễ uống. Uống liên tiếp 3-5 ngày. Hoặc 80 g rau Sam tươi, giã nát lọc lấy nước, thêm chút muối. Uống từ 3-5 ngày.
    - Xích Bạch Đới: giã nát rau Sam vắt lấy nước, hòa với tròng trắng trứng gà, hấp chín, ăn trong vài ngày. Mỗi ngày dùng 100 g rau Sam tươi.
    - Trẻ em có ghẻ trên đầu: giã nát Sam tươi, thêm nước, sắc đặt bôi lên hay đốt ra than, hòa với mỡ heo bôi lên. Mụn nhọt: rau Sam tươi giã nhỏ đắp lên mụn nhọt, ngòi mụn dễ ra. Hoặc rau Sam tươi một nắm, giã nát đắp lên mụn nhọt băng lại.
    - Tiểu ra máu: rau Sam nấu canh ăn hàng ngày liên tục 3-7 ngày.
    - Chữa viêm cầu thận, viêm bàng quang, niệu đạo: 600 g rau Sam tươi, 7-9 lát Gừng sống. Nấu sôi khoảng 400 ml nước, khi sôi lần lượt cho rau và Gừng vào. Đảo qua lại vài lần, chỉ sau khoảng 7-10 phút là có thể chắt nước ra uống. Thời gian nấu nhanh có thể bảo đảm tối đa hoạt chất và chất bổ dưỡng. Khi uống cho thêm chút muối. Chia ra uống nhiều lần trong ngày. Mỗi lần cách nhau khoảng 2-3 giờ. Có thể ăn luôn xác. Gừng có tác dụng hạn chế bớt tính hàn của rau Sam, không làm trệ tỳ lại có thể tăng chức năng khí hóa ở Thận và Bàng quang.
    - Chữa xơ động mạch, làm hạ cholesterol trong máu: 100 g rau Sam tươi, 3 lát Gừng sống. Luột hoặc nấu canh ăn hàng ngày. Ăn cả nước lẫn xác, có thể thêm gia vị tùy thích. Thỉnh thoảng ăn mỗi đợt từ 5-7 ngày.
    - Chữa khí hư, bạch đới ở phụ nữ: 100 g rau Sam tươi, giã nát vắt lấy nước, hòa 2 tròng trắng, trứng gà, khuấy đều hấp chín. Chia ra ăn 2 lần trong ngày, ăn từ 3-5 ngày.
    - Chữa kiết lỵ cấp tính: 100 g rau Sam tươi, giã nát vắt lấy nước, nấu nóng cho thêm chút mật ong để uống.
    - Trừ sán sơ mít: 100 g rau Sam tươi, giã, lọc lấy nước, thêm chút muối và 1 muổng cà phê giấm, uống lúc sáng sớm khi bụng đói.

    Củ Hành Ta - Allium fistulosum, họ Hành Liliaceae.
    Vị cay, tính bình không độc. Tác dụng thông dương, hoạt huyết. Giúp ra mồ hôi, lợi tiểu, sát trùng, chữa đau răng. Nước sắc chữa các chứng sốt rét, cảm, nhức đầu, phù thủng mặt, yên thai, sáng mắt, lợi ngũ tạng.
    * Dùng quá nhiều tóc bạc, hư khí không ra mồ hôi được.
    * Kích thích thần kinh làm cho tỉnh táo, tăng dịch tiêu hóa, phòng ngừa ký sinh trùng đường ruột, trị tê thấp.
    * Dùng thoa bên ngoài chữa mụn nhọt, hành giã nát ngâm trong nước sôi sông hoặc nhỏ mũi chữa nghẹt mũi cấp tính và mãn tính, viêm niêm mạc mũi.
    * Ăn cháo hành nóng, chữa đau lưng, kiết lỵ, cảm mạo, phong hàn, nhức đầu.
    * Ăn hành sống để phòng dịch lây nhiễm qua đường hô hấp.
    * Có tác dụng tăng hoạt tính hòa tan và hạ thấp mỡ trong máu.
    * Hành làm thông khí, khí đẩy huyết, huyết đẩy khí, điều hòa kinh mạch và tạng phủ.

    Hành Tây - Allium cepa. Tên khác: Dương thông, hành trọn. Thân vảy dùng làm rau.
    Công dụng: chữa ho, trừ đờm, ra mồ hôi, lợi tiểu, chữa chứng bụng nước do gan cứng, đắp mụn nhọt, phòng chữa chứng huyết áp cao, táo bón, giãm mỡ trong máu, kéo dài thời gian đông máu nên được dùng phòng ngừa bịnh động mạch vành và chứng xơ cứng động mạch.

    cây Huyết Dụ - Cordyline fruticosa, họ Asparagaceae. Các tên khác: Phật Dụ, Thiết Dụ:
    Vị lạt, tính mát, làm mát máu, cầm máu, tan máu ứ, giảm đau. Dùng để chữa các trường hợp bị thương và phong thấp gây đau nhức.
    - Chữa các loại chảy máu, xuất huyết tử cung và tiêu tiểu ra máu: Lá tươi huyết dụ 40-50 g, sắc uống (hoặc lá khô, bông khô với lượng bằng 1/2 lá tươi). Chú ý không dùng sau khi nạo thai hoặc sau đẻ.
    - Chữa ho ra máu, chảy máu cam và chảy máu dưới da: Lá huyết dụ tươi 30 g, lá Trắc Bá (sao cháy) và cỏ Nhọ Nồi mỗi vị 20g, sắc uống.
    - Chữa bạch đới, đi lỵ, rong huyết, viêm dạ dày, viêm ruột, trĩ nội, hậu môn lở loét ra máu: Huyết dụ tươi 40 g, lá Thuốc Bỏng (Sống Đời), lá Băn (Xích Đồng Nam) đều 20 g, sắc uống.
    - Chữa bị thương ứ máu hay phong thấp đau nhức: Dùng huyết dụ cả lá, bông, rễ 30 g, huyết giác 15 g, sắc uống.

    Ích Mẫu, Sung Úy - Leonurus heterophyllus, họ Lamiaceae

    Khế - Starefruit

    Khổ Qua - Momordica charantia, họ Cucurbitaceae. Tên khác: Cao Mướp Đắng, Bitter melon, Bitter Gourd, 苦瓜 (Khổ~Đắng; Qua~Dưa,Mướp)
    100 g Khổ Qua, phần ăn được khoảng 84 g, trong đó có 260 mg Potassium. Tác dụng: hạ đường huyết vì trong toàn cây, trái và hột có Charantin là một hỗn hợp steroid làm hạ đường và điều hòa lượng dung nạp đường. Ngoài ra rễ và lá của Khổ Qua còn có tác dụng kháng khuẩn, phá đi thể Aspergillus nudulans và độc hại tế bào ung thư máu. Tính chống thụ thai, tính giảm đau và chống viêm, đầy hơi, khó tiêu, táo bón, kiết lỵ, trĩ.
    - Lỵ amip là do đơn bào histolytica amoebidae gây ra, Amip trú ở lớp dưới niêm mạc đại tràng hoặc theo đường máu, bạch huyết đến gan, phổi, lá lách, thận, mào, tinh hoàn, cổ tử cung. Truyền nhiễm bịnh từ người sang người hoặc gián tiếp qua ăn uống.
    Bài thuốc Đông y trị Lỵ amip: Dây Khổ Qua tươi khoảng 200 g, cắt khi cây đang cho trái, rửa sạch cắt khúc khoảng 5-8 cm, nấu với 2 lít nước, sắc lại còn khoảng 400 ml, gạn ra ly, chia làm 2 lần uống trong ngày. Một đợt trị khoảng 10 ngày. Hoặc có thể dùng dây Khổ Qua khô, thì sau khi rửa sạch, cắt ngắn, đem phơi trong mát cho đến khô, sao vàng rồi cho vào hũ đây kín để dùng dần, mỗi lần nấu khoảng 30 g dây Khổ Qua khô.
    Độc Tính: Không nên dùng quá 4 trái một tuần. Trái tươi chế biến làm thức ăn tốt hơn thuốc chiết xuất !
    Vì có tính chất hạ đường huyết, người bịnh có triệu chứng đường xuống thấp không nên dùng. Phụ nữ có thai không nên dùng vì có thể làm xuất huyết tử cung và co thắt làm hư thai.
    Lớp màng đỏ bao quanh hột có chất vicine, một độc tố có thể gây ngộ độc cho trẻ em, gây triệu chứng như nhứt đầu, sốt, đau thắt bụng và hôn mê.
    Độc hại, làm tăng enzym gan và có khả năng thay đổi hình dáng tế bào gan.

    Lá Lốt - Pepper leaf; Piper lolot, họ Piperaceae
    rau Má - Gotu kola
    Môn Đốm - Caladium bicolor, họ Araceae

    Mồng Tơi; Mùng Tơi; Tầm Tơi, tên Hán: lạc quỳ, chung quỳ, yên chi thái, đằng thái - Ceylon spinach; tên khoa học: Basella rubra, họ. Tính hàn, vị chua. Tác dụng nhuận trường, tán nhiệt, mát máu, lợi tiểu, giải độc, làm nhuận da, hoạt thai dễ đẻ. Một số cách dùng rau mồng tơi:
    - canh rau mồng tơi, hoặc kèm rau đay, mướp, cua, tôm... ăn với cà pháo.
    - Hoạt trường thanh nhiệt dưỡng âm giúp da tươi nhuận: Rau mồng tơi luộc chấm hoặc trộn mè đen đã rang tán bột.
    - Chữa đầy bụng: Rau mồng tơi 50g, rau đay 50g, khoai sọ 1 củ (lột vỏ xắc nhỏ) nấu canh ăn vài ba ngày. Hoặc dùng 4 loại rau sau đây với lượng bằng nhau nấu canh: mồng tơi, đay, rau khoai, rau má.

    - Chữa táo bón lâu ngày gây thoát giang: Lá mồng tơi, lá vông non mỗi thứ 30g, rễ đinh lăng 20g, củ mài 12g (xắc mỏng sao vàng), mè đen 30g (rang nổ) sắc với 600ml nước còn 300ml. Người lớn chia 2 lần, trẻ em tùy tuổi dùng ít hơn.
    - Chữa khí hư, suy nhược: Gà ác 1 con, lá mồng tơi 1 nắm, đậu đen 1 nắm, ninh nhừ ăn nóng cả nước và cái. Tuần ăn 1-2 lần cách nhau 3-6 ngày. Khi thấy có kết quả cho thêm một nắm đậu nành, 2 nắm lạc. Món này giúp đàn bà bồi dưỡng sau khi sanh và làm cho da hồng hào, tóc đen mượt. Người bị đau dạ dày, ợ chua ăn món này cũng tốt.
    - Để da tươi nhuận hồng hào: Dùng rau mồng tơi nấu canh với cá trê vàng, mỗi tuần ăn 1 lần.
    - Chữa tiểu tiện buốt nóng: Lá mồng tơi 1 nắm, giã nhuyễn, lấy nước cốt pha thêm nước, chắt lấy nước, uống nóng với ít muối. Bã đắp vùng bàng quang.
    - Nhức đầu do đi nắng: Lá mồng tơi giã nhuyễn lấy nước uống, bã đắp vào 2 bên thái dương băng lại.

    - Tráng dương, trị "yếu sinh lý": Rau mồng tơi, rau ngót, rau má. Mỗi thứ 1 nắm, 1 bộ lòng gà hay vịt, đủ cho 1 người lớn ăn 1 bữa. Nấu canh, ăn với cơm. Tuần ăn vài lần. Nếu uống kèm nước cơm rượu, hiệu quả càng lớn.
    - Canh rau mồng tơi hợp với tôm: Tôm tươi bóc vỏ bỏ đầu ướp hành muối xào săn, chế nước dùng sôi cho rau mồng tơi sôi lại. Tác dụng bổ dương cường thận.
    - Chữa di mộng tinh: Rau mồng tơi, đậu nành, đậu phọng. Mỗi thứ 1 nắm, nấu với 1-2kg xương heo (xương ống tốt hơn), hầm kỹ xương heo trong nồi áp suất rồi mới cho đậu phọng và cuối cùng cho rau mồng tơi. Có thể cho thêm tiêu bột, nước tương, nước mắm. Ăn nóng, ăn xong uống nước nóng.
    - Chữa hoạt tinh: Trường hợp tinh xuất quá nhanh và sau giao hợp thường bị mệt mỏi đuối sức, xanh xao. Rau mồng tơi 1 nắm, rau dền tía 1 nắm nấu với 1 đôi bầu dục để nguyên lớp mỡ và vỏ bọc (không bóc vỏ) cho gia vị. Ăn nóng. Ăn xong uống nước trà gừng nóng sẽ tăng hiệu quả. Trước khi đi ngủ ăn 1 muỗng mè đen (đã rang thơm) nhai kỹ nhuyễn rồi nuốt. Xong uống 1 chén nước cơm rượu, càng có hiệu quả cao hơn.
    - Chữa đầu vú sưng, nứt, trĩ, mụn nhọt: Lá mồng tơi rửa sạch giã nhuyễn với ít muối đắp lên chỗ tổn thương. Da mặt khô nhăn nẻ, tay chân bị cước cũng có thể dùng lá mồng tơi như vậy. Chú ý rau mồng tơi phải rửa sạch.

    rau Muống - Ong choy

    Mướp ăn được - Edible luffa (loofa, loofah).
    edible có nghĩa là những thứ không độc, ăn được.
    luffa là loài Mướp. Tên khác: luffa aegyptiaca: mướp hương, sponge gourd; bitter melon: khổ qua hay còn gọi là mướp đắng; okra: đậu bắp. Tên khoa học (botanic) Luffa (cylindrica), họ Cucurbitaceae.

    Nghệ - crocus
    rau Nhút - Nuptinia oleracea
    cây Óc Chó, Sung dại, Ổi dại - Ficus hirta Vahl, Juglans regia
    rau Om - Rice paddy herb
    rau Răm - vietnamese coriander
    Sả - Cympobogon citratus, họ Poaceae - Lemongrass
    Tần Dẩy Lá - Mexican mint
    Ngò Rí (Nam), Thì Là (Bắc) - Dill

    Tía Tô - Perilla frutescens, họ Lamiaceae. Tên khác: Coleus
    , Red perilla.
    Lá: Tên thuốc trong y học cổ truyền là tô diệp. Dược liệu có vị cay, mùi thơm, tính ấm, không độc, có tác dụng phát tán, phong hàn, hành khí. Chữa cảm sốt, trong người khó chịu, mệt mỏi: Lá tía tô, kinh giới, cam thảo đất, cúc tần hay sài hồ nam, mỗi thứ 3g, kim ngân 4g, mạn kinh 2g, gừng 3 lát. Tất cả sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày. Đồng thời, dùng dạng món ăn, bài thuốc dân gian thay cho bữa ăn trong ngày là ăn cháo giải cảm gồm tía tô và củ hành.
    Chữa ho do cảm lạnh: Lá tía tô, lá xương sông, lá hẹ, mỗi thứ 12g; kinh giới, gừng mỗi thứ 8g. Sắc uống lúc nóng.
    Chữa sốt, sổ mũi, chân tay nhức mỏi: Tía tô, kinh giới, lá tre, cúc tần, bạc hà, cát căn mỗi thứ 20g; cúc hoa, địa liền mỗi thứ 5g. Tất cả tán nhỏ, rây bột mịn, ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 4 - 6g.
    Chữa đau bụng, kiết lỵ, tiêu chảy: Tía tô 20g, rau sam 20g, cỏ sữa 16g, cam thảo đất, cỏ mần trầu, kinh giới mỗi thứ 12g. Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 10 – 12g dưới dạng thuốc bột hoặc thuốc hoàn. Nếu bệnh cấp, có thể sắc uống.
    Dùng ngoài, lá tía tô phối hợp với lá thanh yên, lá chanh, lá ráy, lá lốt, mỗi thứ 50g, giã nhỏ, gói vào một miếng lá chuối tươi, dùi nhiều lỗ thủng, hơi nóng, đắp lên vết thương sau khi đã rửa sạch và sắc bột màng lụa bên trong vỏ trái chanh để chữa mụn nhọt độc vỡ mủ lâu ngày, không liền miệng. Ngày làm một lần trong nhiều ngày.
    Cành: Tên thuốc là tô ngạnh, bỏ rễ để riêng, cắt thành từng đoạn dài 5 – 10cm, phơi hoặc sấy khô (chỉ lấy thân chính, không lấy những cành nhỏ).
    Chữa động thai: Cành tía tô 8g, rễ cây gai 8g, ngải cứu hoặc cam thảo dây 4g. Tất cả sắc uống. Nếu thấy ra máu, thêm lá huyết dụ 10g, hoặc cành tía tô, tục đoạn, ngải cứu, mỗi thứ 12g, rễ gai, thục địa, hoài sơn, mỗi thứ 20g, chỉ xác 8g, sa nhân 6g. Sắc uống làm 2 lần trong ngày.
    Chữa băng huyết, động thai: Cành tía tô 10g, lá huyết dụ 10g, hoa cau đực 10g, tóc đốt thành than một dúm. Tất cả sao vàng, sắc uống ngày một thang.
    Chữa sưng vú: Cành tía tô, rễ gai, mỗi thứ 12g, ngải cứu, cỏ nhọ nồi, trắc bách diệp sao cháy đen, mỗi thứ 30g. Sắc đặc, uống làm một lần.
    Chữa suy nhược thần kinh: Cành tía tô 8g, câu đằng, thảo quyết minh, cam thảo dây, mỗi vị 12g; cúc hoa, hương phụ, chỉ xác, uất kim, mỗi vị 8g. Sắc uống.
    Chữa bế kinh: Cành tía tô 8g, đan sâm, ngưu tất mỗi thứ 12g; xuyên khung 10g; quế chi, bạch chỉ, uất kim, nga truật, mỗi thứ 8g. Sắc uống trong ngày.
    Dùng ngoài, cành tía tô phối hợp với rễ cây vương tùng, vỏ thân cây thông, xác ve sầu (thuyền thoái) mỗi thứ 20 – 30g. Nấu nước tắm rửa chữa phù toàn thân.
    Rễ: Tên thuốc là tô căn. Xắc nhỏ, phơi hoặc sấy khô, dùng trong, rễ tía tô với rễ cây gai, rễ đu đủ và rễ cỏ lào mỗi thứ 20 - 30g. Sắc uống chữa kiết lỵ, tiêu chảy.
    Dùng ngoài, rễ tía tô, lá thanh yên, nõn khoai môn, lá lốt, giã nhỏ, gói vào vải xô, hơ nóng, đắp chữa vết thương tụ máu và đau nhức. Ngày làm 2 – 3 lần.

    Tỏi - Allium sativum, họ hành tỏi Liliaceae. Dùng củ, tỏi khô qua hong sấy giảm hoạt tính.
    Tỏi là một kháng sinh thiên nhiên, điều trị những bịnh liên quan đến đường hô hấp, bịnh do ký sinh trùng. Chống tắt nghẽn mạch máu giống aspirin, có hoạt tính làm hạn chế phần tử tự do, có khả năng làm chậm quá trình lão hóa tế bào, bảo vệ hồng huyết cầu không bị oxy hóa. Làm giảm xung huyết và tiêu viêm, tiêu tan mệt mỏi, phục hồi nhanh thể lực, tiêu mỡ. Tỏi làm giảm cholesterol để phòng bịnh tim mạch, đề phòng tắc nghẽn mạch máu. Tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, diệt ký sinh trùng, diệt sán lãi. Chữa rối loạn tiêu hóa, kích thích tiết dịch vị, tiết mật, đầy hơi, khó tiêu, chống co thắt dạ dày. Giã nát một tép tỏi đắp lên rún, băng kín trong vòng 30 giây đến tối đa 1 phút (đắp lâu sẽ bị phỏng rộp), sẽ hết chứng đau bụng trướng, bụng bí trung tiện do thần kinh.

    Sa Kê - Artocarpus altilis hay Artocarpus incisa, họ Dâu tằm Moraceae. Tên khác Xa kê, cây bánh mì
    Chủ trị bịnh trĩ, táo bón. Bộ phận sử dụng làm thuốc trị bịnh là lá, rễ, vỏ và nhựa cây. Rễ sa kê sát khuẩn, dùng trị họ, hen suyễn, các chứng rối loạn dạ dày, đau răng hay bịnh về da. Vỏ sa kê có tác dụng tiêu viêm, tiêu độc, lợi tiểu, dùng trị ghẻ. Nhựa pha loãng trị tiêu chảy, lỵ. Lá sa kê hợp với lá đu đủ non, tươi, giã với vôi để đắp trị mụn nhọt. Trong dân gian sử dụng lá sa kê để trị phù thũng hay viêm gian vàng da bằng cách lấy lá tươi nấu uống. Lá sa kê hợp với một số vị thuốc khác trị gút, sỏi thận, tiểu đường, tăng huyết áp.
    Trị tiểu đường týp 2: 100g (khoảng 2 lá) sa kê tươi, 100g đậu bắp tươi, 50g lá ổi non. Cho vào nồi nấu nước uống hàng ngày.
    Trị gút (gout, thống phong), sỏi thận, tiểu tháo đường:
    bài 1: 100g lá sa kê tươi, 100g dưa leo, 50g cỏ xước khô. Cho tất cả vào nồi nấu nước uống trong ngày.
    bài 2: 100g lá sa kê úa vàng tự rụng, 20g búp ổi non, 100g đậu bắp. Ba vị sắc uống liên tục.
    Chữa viêm gan vàng da: 100g lá sa kê tươi, 50g diệp hạ châu tươi, 50g củ móp gai (ráy gai) tươi, 20-50g cỏ mực (lọ nồi) khô. Nấu chung, lấy nước uống trong ngày.
    Trị chứng tăng huyết áp dao động: 2 lá sa kê vàng (vừa rụng) 50g rau ngót tươi, 20g lá trà xanh (camellia sinensis). Nấu chung lấy nước uống trong ngày.
    Trị đau răng: lấy rễ sa kê nấu nước ngậm và súc miệng.

    Trái sa kê xắt thành từng lát, nhúng bột chiên giòn, ăn ngon như ăn bánh mì. Trái dùng nấu cà ri, xay thành bột chế biến thành nhiều món ăn.
    Cây Móp gai - Củ Móp
    Cây Móp còn gọi là rau Móp, cây móp gai, chóc gai, Sơn thục gai, rau Mác gai, rau Chân vịt, ráy gai, là một loại cây hoang dã, thường mọc bờ bụi ven sông, chỗ đất ẩm thấp và mọc nhiều ở miền Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Tên khoa học Lasia spinossa, họ Ráy/Araceae.
    Cây có thân rễ và cuống lá đều có gai, cao 40 - 70 cm, thân rễ nằm ngang được chia thành nhiều đốt. Lá hình mũi tên về sau xẻ lông chim, có khi đa dạng. Cuống lá có bẹ, lá non hình mũi tên, lá già xẻ lông chim, mặt dưới có gai. Cụm bông không phân nhánh, có mo dài bao lại, phần gốc mở ra còn phần trên khép kín. Trục bông hình trụ, ngắn hơn mo nhiều. Bông nhiều, tất cả đều lưỡng tính. Bao bông gồm 4-6 mảnh, bộ nhụy gồm 4-6 nhụy có chỉ nhụy ngắn, bầu một ô có chứa một noãn treo. Trái mọng hình trứng vuông, có gai ngắn rậm ở đỉnh, hột dẹp. Ra bông vào mùa hè.
    Tính vị: vị cay, tính mát. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi niệu, tán ứ, tiêu đờm, trừ suyễn.
    Chủ trị: Viêm gan, vàng da, suy gan, sốt rét, ho, đau họng, phù thũng, tê thấp, tiểu vàng. Liều dùng: 10 - 20g.

    Ở VN tỷ lệ người viêm gan cấp tính cũng như mãn tính khá cao, do môi trường ô uế, ăn uống nhiều chất độc hại cho gan như rau cải có chất trừ sâu, dùng thuốc Tây (là hóa học) để điều trị các bịnh khác như trị lao, trị cao huyết áp, trị bịnh động kinh, ... đã xảy ra nhiều phản ứng phụ có hại cho gan, dùng nhiều bia rượu, bị bịnh sốt rét lâu ngày, bị suy dinh dưỡng kéo dài, nhưng nguy hiểm nhứt là viêm gan do siêu vi trùng. Siêu vi trùng loại B và C dễ dẫn đến viêm gan cấp tính và mãn tính nhứt, chúng rất nguy hiểm và điều trị cũng rất khó khăn. Các loại vi khuẩn này hủy hoại tế bào gan, làm viêm gan, làm suy giảm chức năng của gan, gây xơ gan, ung thư gan... Người bị viêm gan thường có các triệu chứng như: vàng da, vàng tròng trắng mắt, mệt mỏi, đau vùng hông vùng bụng bên phải, sốt nhẹ, có khi lạnh run, nhức đầu, nước tiểu vàng... Người có các triệu chứng trên phải đi bác sĩ xét nghiệm máu tìm vi khuẩn gây ra viêm gan và xác định chức năng gan bị suy giảm ra sao đề chửa trị càng sớm càng tốt cho người bịnh.
    Ngoài một số loại thuốc Tây y dùng để điều trị viêm gan, Đông dược cũng có một số bài thuốc điều trị viêm gan rất có hiệu quả.
    Bài thuốc trị viêm gan, xơ gan giai đoạn đầu:
    bài 1: Nhuận Gan Tiêu Độc
    10g mỗi vị:
    cây Chó đẻ răng cưa
    Sâm đại hành
    Nhân trần Nam
    Củ móp gai
    Trái Thơm dại
    Sanh địa
    Bạch thược
    6g mỗi vị:
    Thổ phục linh
    cây Trinh nữ
    Chi tử
    Cỏ mực
    Sài hồ
    Gia giảm tùy theo:
    * nếu có sự suy nhược, kém ăn: Đảng sâm 15g, Huỳnh kỳ 15g, Bạch truật 10g, Đương qui 10g hay Đinh lăng lá xẻ 30g (rễ, thân, củ phơi khô).
    * Bị sưng chân, sưng mặt, tiểu ít: lá Đại bi 10g, rễ Tranh 10g.
    * Vàng da, vàng mắt: dùng Nhân trần, Chi tử 10g.
    * đi cầu lòng: Sa nhân 5g, Càn cương 5g.
    * Viêm gan siêu vi B, C: Trái Thơm dại 20g, Nhân trần 15g, Rau Ngổ (Rau Om) tươi 50g
    Cách dùng: mỗi ngày dùng 1 thang. Sắc uống.
    Nước 1: cho 600ml nước (3 chén), sắc còn 200ml (gần 1 chén).
    Nước 2: cũng sắc như nước 1.
    Sắc nước nào uống nước ấy.
    Dùng từ 30 đến 50 thang. Bài thuốc này ngoài tác dụng điều trị viêm gan siêu vi, còn trị được gan nhiễm mỡ, giải độc, cơ thể bị phong ngứa, mụt nhọt, táo bón,...

    Bài thuốc Nam đơn giản, có tác dụng kiện Tỳ, lợi thấp và nhuận gan giải độc
    bài 2:
    Nhân Trần 20g
     Vỏ Bưởi 8g
    Chó đẻ răng cưa 16g
    Hậu phác 12g
    Thổ phục linh 16g
    Nếu cơ thể quá suy nhược, có thể thêm rễ Đinh lăng 12g. Nhiệt nhiều thêm rau má 12g, hột dành dành 12g, vỏ đại 8g.

    lá Xương Sông - Blumea

    Xuyên Tâm Liên - Andrographis paniculata, đồng nghĩa Justicia paniculata, họ Ô rô Acanthaceae. Tên khác: Công Cộng, Nguyên Cộng, Lam Khái Liên, cây Lá Đắng, Khô Đảm Thảo, Lãm Hạch Liên, Hùng Bút, Nhất Kiến Hỷ. Tác dụng thanh nhiệt thải độc, hoạt huyết, tiêu thũng. Vị đắng, tính hàn (lạnh) người hư hàn không nên dùng liều quá cao. Bộ phận dùng: toàn cây, chính là lá Herba Andrographitis.
    Dùng làm thuốc bổ cho phụ nữ sau khi sinh bị ứ huyết, đau nhức tê thấp, kinh nguyệt bế tắt, mụt nhọt hai bên cổ. Thuốc bổ cho người yếu toàn thân. Dùng thay thế kháng sinh, một thần dược cho nhiều bịnh kèm theo sốt do vi khuẩn và virus gây ra, sốt ở đường hô hấp, tai mũi họng, đường tiết niệu, viêm ruột và dạ dày, lỵ cấp tính, viêm da, viêm họng, thanh quản. Trị các bịnh của gan và mắt. Làm tăng khả năng thực trùng của Bạch cầu. Có tác dụng giảm đau tương tự Aspirin, làm hạ huyết áp. Chữa rối loạn tiêu hóa cho trẻ em và trị các bịnh giun lãi. Bôi ngoài da chữa rắn độc cắn, xương khớp đau nhức.
    - 5-6g bột khô Xuyên Tâm Liên mỗi ngày sau khoảng 4 ngày, giảm các triệu chứng của bịnh cảm cúm thông thường như sốt, nhức đầu, mệt mỏi, mất ngủ, đau cổ họng, sổ mũi, làm giảm các cơn ho.
    - Viêm miệng, họng: lấy 2-3 lá nhai ngậm với chút ít muối và vài lát gừng tươi.
    - Viêm Amidan: Xuyên tâm liên, Huyền sâm, Mạch môn, Kim ngân hoa mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang.
    - Viêm phế quản, viêm phổi: Xuyên tâm liên, Huyền sâm, Mạch môn mỗi thứ 12g, vỏ Quýt, Cam thảo mỗi thứ 4g. Sắc đặc uống ngày một thang, chia ra 2-3 lần uống trong ngày.
    - Lở ngứa, rôm sải, sưng tấy, nhiễm trùng ngoài da, mụn nhọt: Lá Xuyên tâm liên 1 nắm giã nát với rượu, dùng để xoa, đắp. Hợp với thuốc uống sắc: Kim ngân hoa, Sài đất, Bèo cái, lá Trắc bá, lá tre mỗi thứ 1 nắm nhỏ, sắc đặc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần.
    - Trị rắn cắn: nhai nát nuốt nước lá Xuyên tâm liên cùng với rau Răm, mỗi thứ 12-20g, bã đắp chỗ vết cắn.
    - Lỵ trực khuẩn cấp tính: Xuyên tâm liên, mơ lông, rau sam, cỏ seo gà mỗi thứ 1 nắm nhỏ, sắc uống ngày một thang.
    - Viêm nhiễm đường ruột, sình bụng, ỉa chảy, nhiễm độc thức ăn, đau bụng kinh, viêm loét cổ tử cung, khí hư, viêm âm đạo, viêm đường tiết niệu, huyết áp cao, đau nhức cơ thể. Liều dùng 10-20g toàn cây sắc uống. Tán bột uống mỗi ngày 2-4g, chia làm 2-3 lần.
    - Dùng ngoài da không kể liều lượng, giã đắp hoặc nấu nước rửa. Có thể chế thuốc mỡ để bôi. Dùng để đắp lên mụn nhọt, ghẻ lở và rắn cắn.

    Long Tu - Aloe vera

    Một Số Các Loại Bông Ăn Được:
    Bông Bí Benincasa hispida, họ Cucurbitaceae. Dùng để ăn là bông bí đực của cây bí rợ, không thể đậu trái.
    Bắp Chuối. Thường buồng chuối trổ đủ nải rồi, người ta cắt bớt đi các bắp chuối để trộn gỏi, nấu canh, ăn ghém hay chiên làm đồ chay...
    Điên Điển - Sesbania sesban, họ Fabaceae.
    Thân cây Điên Điển thường được dùng làm đế giày, nút chai. Bông Điên Điển màu vàng, xào tôm đất tép đồng, nấu canh hoặc làm dưa chua bông điên điển.
    Bông Lục Bình Monochoria hastata; Eichhornia crassipes tên khác; Sen nhật, bèo tây. Bông mọc thành chùm ở ngọn, màu tím xanh. Dùng làm gỏi, hay chấm nước cá kho...

    Cây Dong nước, Rau mát, Rau muống đồng Monochoria hastata, họ Lục Bình Pontederiaceae. Vị lạt, tính mát. Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng, lợi niệu. Bộ phận dùng: toàn cây dùng trị lỵ, viêm ruột, viêm đau lợi răng, sưng amydal cấp tính viêm họng, rắn cắn. Lá dùng để hút mủ, chữa mụn nhọt. Cây dùng chữa bịnh tâm thần.

    Bông Hẹ Allium odorum Lour, tiếng tàu gọi là Cửu thái, tiếng anh là Chives. Bông màu trắng. Nấu canh với tàu hủ tươi ăn giải nhiệt. Xào với lòng gà (tim, gan, mề), nghệ, ăn trị ho.

    Bông Mướp Luffa cylindrica màu vàng. Luộc, xào lòng gà, ngon nhứt là bông mướp hương, ăn bùi và béo.

    Cây Bông Ngọt - Sauropus androgynus. Tên khác: Rau Ngót, Bồ Ngót, Bù Ngót, Cây Mì Chính. Làm thuốc dùng cây từ 2 tuổi trở lên. Tính mát lạnh, nấu chín sẽ bớt lạnh, vị ngọt. Công dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, hoạt huyết hóa ứ, bổ huyết, cầm huyết, nhuận trường, sát khuẩn, tiêu viêm, sinh cơ. Rau ngót là thuốc "công bổ kiêm thi" vừa tăng sức kháng thể vừa chống lại nguyên nhân bịnh từ bên ngoài xâm nhập cơ thể. Là một dược thảo giúp tăng sức khỏe cho người bịnh mới khỏe lại, người già yếu, phụ nữ sau khi sanh.
    Kiêng với người hư hàn.
    - Trẻ sơ sinh tưa lưỡi, lưỡi trắng rộp, bỏ bú: Nước ép rau ngót tươi bôi lên lưỡi, có thể hòa mật ong.
    - Sót đau sau khi sanh, nạo thai: cho sản phụ uống một chén nước rau ngót tươi hàng ngày. Hoặc 400g lá tươi rửa sạch, giã nát, hòa chút nước nấu sôi đã để nguội, vắt lấy 100ml chia làm 2 lần uống. Mỗi lần uống cách nhau 10 phút.
    - Rau ngót nấu canh với thịt heo nạc: bồi dưỡng sau khi sanh con.
    - Canh giải nhiệt mùa hè.
    - Phụ nữ sắp sanh con: canh rau ngót nấu với Mồng tơi giúp tăng sức cho bắp thịt, giúp sanh dễ.
    - Chữa cốt thống: nhức trong xương không phải sưng đau khớp, nấu canh rau ngót với ống tủy xương heo.
    - Trẻ em bị âm hư, ra mồ hôi, người luôn nóng: rau ngót 30g, rau bầu đất 30g, nấu với bầu dục heo.
    - Trẻ em đái dầm, bịnh dị ứng: 40g rau ngót tươi rửa sạch, giã nát, khuấy đều với chút nước đã nấu sôi để nguội, để lắng gạn lấy nước. Phần nước gạn chia làm 2 phần để uống, uống mỗi lần cách nhau 10 phút.
    - Bàn chưn sưng nhức: lá rau ngót giã với nước muối, đắp.
    - Ống chân, cổ chưn bị lở dai dẳng: rau ngót 2 phần, vôi đá 1 phần, giã nhuyễn đắp ngày 1 lần.
    - Chảy máu cam: giã rau ngót thêm nước, ít đường để uống, bã gói vào vải để lên mũi.
    - Giải độc rượu, rượu ngâm mã tiền, dị ứng cá biển: rau ngót xay nhuyễn, pha nước uống sống.


    Bông Kim Châm Hemerocallis fulva L., họ Liliaceae tiếng tàu gọi kim châm hay hoàng hoa, tiếng Việt gọi bông Hiên.
    Kim Châm với nấm mèo dùng nấu canh, hầm thuốc bắc, tiềm vịt, gà. Vị ngọt, tính mát, làm thuốc lợi tiểu, giảm đau, chữa chảy máu cam.
    Bông Súng. Thật ra, người ta chỉ xài phần thân, cọng súng màu nâu, nhưng vẫn gọi đó là bông súng. Bông súng muốn ăn phải tước vỏ, xắt khúc, ngâm nước cho sạch. Bông súng dùng trộn gỏi; Ăn sống với mắm kho; Nấu canh chua với cá đồng; Bóp muối cho héo, ngâm giấm làm dưa.
    Bông Sen. Lá sen gói cơm, xôi, quà bánh giữ được hương vị rất lâu; Lá sen non nấu cháo trị chứng giữ nước, phù thũng. Hột sen tươi hay khô được xỏ xâu dùng nấu chè, làm bánh, làm mứt, tiềm vịt, tiềm gà,… Ngó sen làm gỏi. Củ sen làm mứt, luộc, chiên bột, hầm canh… cho đến trà ướp hương sen. Hoa sen vị ngọt, hơi đắng, không độc, có tính ấm, giúp an thần, trị xuất huyết. Có một món ăn nấu từ hoa sen của nhà văn Tản Đà, đã trở thành giai thoại: Vịt hấp hoa sen. Ông cho rằng tinh túy của sen đọng lại ở hoa, nên dùng cánh hoa sen phủ kín vịt để hấp cách thủy. Vịt ở đây là vịt tơ vừa, được làm sạch bằng rượu, khử mùi bằng gừng, ướp gia vị cho thấm trước. Khi vịt chín, bao nhiêu hương hoa ngấm hết vào thịt. Ăn cả thịt vịt mềm, không bị béo ngậy cùng hoa thơm, ngọt.
    Bông Thiên Lý Telosma cordata, họ Asclepiadaceae. Bông mọc thành chùm màu vàng chanh hay trắng ngà. Ban đêm hoa tỏa hương thơm ngát, nên còn được gọi là Dạ lan hương. Lá và bông thiên lý được hái vào mùa hè, dùng tươi. Rễ hái vào mùa thu, phơi hay sấy khô. Lá có tác dụng chữa bệnh trĩ, trị lãi kim. Rễ chữa tiểu buốt hay ra máu. Canh thiên lý mang hương vị đặc biệt của mùa hè. Nấu canh thiên lý không rườm rà. Chọn những chùm bông mới nở, ngâm nước cho hết kiến, chùm to thì tách làm 2, 3 nhánh nhỏ. Ở Sài Gòn thì nấu bông thiên lý với thịt heo bằm, giò sống. Nhưng độc đáo của bông thiên lý là cua đồng giã nhỏ là canh có hương vị đậm đà. Bông thiên lý xào với thịt bò, có ướp chút gừng và nước tương cho thấm. Ngày nay, người ta dùng bông thiên lý như một loại rau sống, nhúng với lẩu các loại.
    Gia vị, rau cải - tên tiếng Việt, tên tiếng Anh
     Bạc hà - caladium
    Bắp chuối - banana pod
    Bào ngư - abalone
    Bầu - calabash, gourd
    Bí đao - wax gourd, marrow
    Bí rợ - pumpkin
    Bìm bìm - bindweed
    Bo bo - sorghum
    dây Bồ hòn - soap berry
    Bông cải - broccolis
    Cải bắp - cabbage
    Cải bẹ dún - chinese lettuce
    Cải súp lơ - cauliflower
    Cải bẹ xanh - mustard leaves
    Cải xoang - water cress
    Cải xoắn - kale
    Cần tàu - chinese celery
    Cà pháo - eggplant
    Cà tím - augergine
    Củ ấu - water chestnut
    Củ cải đường - beet
    Củ cải trắng - radish
    Củ gừng - ginger
    Củ kiệu - white shallot
    Củ riềng - galingale
    Củ sắn - yam bean
    Củ súng - water lily roots
    Củ tỏi - garlic
    Đậu bắp - okra, lady's finger
    Đậu côve - french beans
    Đậu đủa - chickpeas, string beans
    Đậu tương - soya beans
    Giá - bean sprout
    Hành lá - green onion, chive
    Hành tây - onion
    Hẹ - sweet leek
    Húng cây - herb mint
    Húng lủi - spearmint Tên khoa học: mentha spicata; water mint - mentha aquatica
    Húng quế - hot basil
    Khoai tây - potato
    Khổ qua - bitter melon
    Lá dứa - fragrance grass
    Măng tây - asparagus
    Măng tre - bamboo shoot
    Mè - sesame
    Mộc nhĩ - black mushroom, ear wood
    Mướp - fiber melon, indian squash, loofah
    Mướp hương - cylindrical gourd
    Mướp khía - angle loofah
    Nấm rơm - straw mushroom
    Nghệ - curcuma, turmeric, saffron
    Ngò om - limnophilla gratissima
    Ngò rí - coriander
    Ngò tây - parsley
    Ngó sen - lotus thrizome
    Ngũ vị hương - all spices
    Ớt - chili
    Ớt hiểm xanh - green pepper
    Ớt hiểm đỏ - red pepper, capsicum
    Quế - cinnamon
    Rau cần - celer
    Rau dấp cá, diếp cá - houthuynia
    Rau dềnh - amaranth
    Rau mồng tơi - indian spinach
    Rau muống - water spinach
    Rau nhút - bsillies
    Rau sam - purslane
    Rau tía tô - fragrant knotweed
    Rong biển - seaweed
    Xà lách - salad
    Sả, Xả - citronella, melon grass
    Su hào - kohlrabi
    Tiêu đen - black pepper
    Trầu - betel

    Trái Cây tên tiếng Việt, tên Khoa học, tên tiếng Anh
    Anh đào - Prunus avium - cherry
    Bàng nước - Fagraea crenulata (họ Loganiaceae) - Cabbage tree; Malabera
    Bần đắng - Sonneratia alba (họ Sonneratiaceae) - Mangrove Apple
    Bần ổi - Sonneratia ovata
    Bần sẻ - Sonneratia caseolaris (họ Lythraceae) - Crabapple Mangrove
    Bí bái - Evodia lepta/Evodiae fructus - Evodia fruit
    Bình bát - Annona glabra (họ Annonaceae) - Pond Apple
    Bòn bon - Lansium domesticum - lanzones
    dây Bòng bòng - Lygodium microphyllum (họ Schizaeaceae) - Climbing maidenhair fern
    Bồn bồn - Typha angustifolia (họ Typhaceae) - Narrowleaf cattail
    Bơ - Persea - avocado
    Bớm bà - Scolopia macrophylla (họ Flacourtiaceae)
    trái Bồ quân - flacourtia
    dây Bù ốc leo - Dregea volubillis (họ Asclepiadaceae) - green Milkweed climber
    Bưởi - Citrus maxima, Citrus grandis - pomelo
    Bưởi chùm - Citrus paradisi - grapefruit
    Cam - Citrus sinensis - orange
    Cam ngọt - Citrus bergamia - bergamot
    Cam sành - rough skin orange
    dây Cám - Sarcolobus globosus (họ Thiên lý - Asclepiadaceae)
    Cau - Areca catechu - areca nut
    Chanh Ấn độ - ugly fruit
    Chanh dây, Chanh leo, Lạc Tiên - Passiflora edulis - passion fruit
    Chanh Ta (chanh vỏ xanh đậm) - Citrus aurantifolia - lime
    Chanh Tây - Citrus limon
    Chanh vàng hoặc Thanh yên - lemon
    Chà là / Chà là biển - Phoenix dactyiifera/paludosa - Mangrove date palm
    Chìa vôi; Bạch phấn đằng - Cissus modeccoides (họ Vitaceae)
    Chiếc - Barringtonia acutangula (họ Lecythidaceae) - Indian Oak
    Choại - Stenocholoena palustris (họ Blechnaceae) - Miding Fern; High climbing fern
    Chòi mòi - Antidesma ghaesembilla (họ Euphobiaceae) - Black currant tree
    dây Chùm gọng - Clerodendrum inerme (họ Verbenaceae)
    dây Chùm gởi - Dendrophtoe pentandra
    Chưn bầu; Trâm bầu - Combretum quadragulare (họ Combretaceae) - Takeo bushwillow
    Chưn chim - Scheffora octophylla (họ Araliaceae)
    Chùm ruột - Tầm ruột - Phyllanthus acidus, họ Phyllanthaceae.
    trái Chùm ruột: Otaheite Gooseberry
    Chuối - banana
    Chuối cau - finger banana
    Chuối lá - plantain
    Côi - Scyphiphora hydrophyllacea (họ Rubiaceae) - Yamstick Mangrove

    Chôm chôm, Lôm chôm - Nephelium lappaceum - rambutan
    Cơm nguội/Cơm nguội lá cà - Ardisia humilis/solanacea - Low Shoebutton
    Cỏ bấc - Sacciolepis myuros
    Cỏ bàng - Lepironia articulata
    Cỏ bắp; cỏ giày bông dài; Bán tiết bông dài; Cỏ bông đôi - Hemarthria longiflora
    Cỏ chưn vịt - Sphaeranthus africanus - East Indian globe thistle
    Cỏ lào - Eupatorium odoratumCỏ lông công - Sporolobus elongatus
    Cỏ lông vực - Echinochloa cursgalli - Watergrass
    Cỏ lưỡi đồng - Hedyotis paniculata
    Cỏ mật - Echinochloa procera
    Cỏ mồm - Ischaemum indicum - Indian murainagrass
    Cỏ mực - Eclipta alba - False Daisy
    Cỏ đưng - Scleria poaeformis
    Cỏ ống - Panicum repens - Victoria grass
    Cỏ Sài hồ; Lức cây - Pluchea pteropoda
    Cỏ the - Spilanthus acmella (họ Compositae) - Pellitory Indian

    Cỏ tranh - Imperata cylindrica - Blady grass
    Cóc - Spondias cytherea - golden apple; ambarella
    Cóc kèn - Derris trifolia - Cabbage

    Cóc đỏ - Lumnitzera littorea - red Mangrove
    Cóc trắng - Lumnitzera racemosa
    dây Cù mai - Oxystelma esculentum (họ Asclepiadaceae) - Rosy Milkweed Vine
    Cườm rắn - Adenanthera pavonina - Bead tree; Red Wood
    Cứt chuột; Côm tầng, Côm sỏi; Lôm côm; Côm bạch mã, Xương cá - Elaeocarpus griffithii (họ Elaeocarpaceae)
    Cứt quạ - Gymnopetalum cochinchinensis (họ Cucurbitaceae)
    Cui - Heritiera littoralis - Looking glass mangrove
    Củ rối; cây Mũn; Đơn gối hạc - Leea rubra (họ Gối hạc - Vitaceae) - red Leea; red tree shrub
    Dà quánh - Ceriops decandra (họ Rhizophoraceae)
    Dà vôi - Ceriops tagal
    Dái ngựa nước - Amoora cucullata (họ Meliaceae) - Amoora; Rose kamala; Pacific maple
    Dâu Tây - Fragaria - strawberry
    Dâu xanh - Vaccinium corymbosum - blueberry
    (hột) Dẻ - Corylus - chestnut hoặc hazelnut
    Dớn - Blechnum serrulantum (họ Blechnaceae) - Toothed midsorus fern
    Dưa bí (Dưa vàng)- Cucumis melo - cantaloupe
    Dưa gang - honeydew; Indian cream cobra melon
    Dưa hấu - Cucurbita citrullus - watermelon
    Dưa leo - curcumber hay gherkin
    Dưa Tây - sweet melon, honeydew melon; granadilla
    Dừa - Cocos nucifera - coconut
    Dừa khô - dried coconut
    Dừa nước - Nypa fruticans (họ Palmae) - Nipa Palm
    Dừa tươi - young coconut
    Đào - Prunus persica - peach
    Điều - Đào lộn hột - Anacardium occidentale/syn. Anacardium curatellifolium - cashew fruit
    Đấu - acorn; squash; table queen
    Đế - Saccharum spontaneum (họ Poaceae) - Wild sugercane
    Đu đủ - Carica papaya - papaya
    Đưng - Rhizophora mucronata (họ Rhizophoraceae) - True Mangrove; Asiatic Mangrove
    Đước - Rhizophora apiculata
    Đủa bếp - Philidrum lanuginosum - Woolly frogmouth
    dây Ghi - Viscum orientale (họ Viscaceae)
    Giá - Excoecaria agallocha (họ Euphorbiaceae) - Blinding tree; Milky mangrove
    dây Giác - Cayratia trifolia (họ Vitaceae) - Threeleaf cayratia
    Gõ nước - Intsia bijuga (họ Fabaceae) - Bormeo teak; Moluccan ironwood
    Gừa - Ficus microcarpa (họ Moraceae) - Mulberry
    trái Hạnh - satsuma
    Hạnh nhân - Prunus dulcis - almond
    Hồng - Diospyros virginiana - persimmon hay Sharon fruit
    Hồng Nhựt - Diospyros kaki - persimmon japanese
    Hồng Xiêm - sapote
    Kè - Livistonia saribus (họ Palmae) - Taraw Palm
    Khế - Averrhoa carambola - starfruit, carambola
    Khế tàu - Bilimbi
    dây Kiềm - Psychotria serpens (họ Rubiaceae) - Creeping ninenode
    Kiwi - Actinidia deliciosa
    củ Khoai lang - sweet potato
    củ Khoai mì - Manihot esculenta, họ Euphorbiaceae - Cassava hay Yuca hay Manioc
    củ Khoai môn - Colocasia esculenta - Taro hay Eddoes
    củ Khoai môn sọ - small taro
    củ Khoai mỡ - yam
    Khoai rạng - Dioscorea trinervia (họ Dioscoreaceae)
    Khoai từ - Dioscorea esculenta - Wild Yam Chamorro
    Kim thất - Gynura procumbens (họ Compositae) - Longevity spinach
    Kỳ nam - Hydnophytum formicarum (họ Rubiaceae) - Ant plant; Ant nest
    Lạc tiên - passion fruit
    Lác - Cyperus malaccensis (họ Cyperaceae) - Shichito matgrass
    Lá lụa - Cynometra ramiflora (họ Leguminosae)
    Lau - Saccharum arundinaceum (họ Poaceae) - Plume grass; Hardy sugar cane
    Lê - Pyrus communis - pear
    Lê Á châu - Pyrus pyrifolia - asian pear
    Lê gai - prickly pear
    trái Lê ki ma - lecume
    Lục bình - Eichlornia crassipes
    cây Lức - Pluchea indica (họ Asteraceae) - Indian camphorweed
    Lựu - Punica granatum - pomegranate
    Lý chua - (red) currant
    red currant có tên khoa học Ribes rubrum họ Lý Gai Grossulariaceae, cây cao khoảng 1 đến 1,5mét, tìm thấy đầu tiên vùng tây và nam Âu châu. Ribes triste cao khoảng 0,5mét, mọc ở bắc Mỹ. Black currant, Lý chua đen ribes nigrum.
    Lý chua chín vào ngày 24.6 hàng năm, theo truyền thuyết đây cũng là ngày sinh của Saint John người đã rửa tội cho đức Chúa hơn 2000 năm trước đây.
    Ngày nay có nhiều loại Lý chua được ghép nên đến tháng 9 vẫn còn trái mới chín.
    Tất cả các loại Lý chua rất giàu vitamin C gấp 3 lần nhiều hơn Cam và một số chất khác như vitamin A và P (vitamin P giúp vết thương mau lành, chống dị ứng, giảm chứng tăng huyết áp, trị ung nhọt), phosphor, calcium. Trái Lý chua ép lấy nước, lá làm trà dùng để tăng sức kháng thể cho người bị cảm cúm và người bịnh lao. Đặc biệt trái và lá Lý chua đen ép hoặc làm trà uống giúp giảm sưng đau cho người bị phong thấp, sưng đau khớp xương rất có hiệu quả, ngoài ra cũng giúp cho người bị căng thẳng tinh thần, giảm stress.
    Lý gai - Ribes crispa reclinatum - gooseberry
    Mà cá - Buchanania arborescens (họ Anacardiaceae) - Satinwood
    Mái chèo - Aglaodora griffithii (họ Araceae)
    Mái dầm - Cryptocoryne ciliata (họ Araceae) - Water Trumpet
    Măng cụt - Garcinia mangostana - mangosteen
    Mãng cầu Ta, trái Na - Annona cherimola, Annona reticulata - custard apple, sweetsop, cherimoya; sugar apple
    Mãng cầu Xiêm - Annona muricata - soursop; corossolier
    Mâm xôi (đỏ) - raspberry hoặc loganberry
    Mâm xôi (đen) - Rubus fruticosus - blackberry
    Mắm lưỡi đồng - Avicennia alba (họ Acanthaceae)
    Mắm đen - Avicennia officinalis - White Mangrove
    Mắm Ổi - Avicennia marina (họ Avicenniaceae) - Gray Mangrove
    Mắm quăn - Avicennia lanata
    Mận - Syzygium malaccense - Rose Apple; Water apple; Wax jampu
    Mận Tây - Prunus domestica - plum
    Mận tía - prune
    Mận trắng - Syzigium malaccense - white mountain apple
    Mây nước - Flagellaria indica (họ Flagellariaceae) - Factsheet
    Me - Tamarindus indica - tamarind
    Mét - Styrax agrestis (họ Styracaceae)
    Mít - Artocarpus heterophyllus, họ Moraceae - jackfruit
    Mít Tố nữ - Marang
    Mộc qua - Cydonia - quince
    Môn nước - Colocasia esculenta (họ Araceae) - Taro; Dasheen; Elephant ear; Cocoyam
    dây Mơ - Paederia consimilis (họ Rubiaceae) 
    Mơ - Prunus armeniaca - apricot
    dây Mộc tiền - Dischidia nummularia (họ Apocynaceae) - Button Orchid
    Móp - Alstonia spathulata (Apocynaceae) - Hard Milkwood
    dây Mõ quạ - Dischidia rafflesiana (họ Apocynaceae) - Ant plant; Rattle Sculls
    Mua - Melastoma affine (họ Melastomataceae) - Blue Tongue
    Mù u - Calophyllum inophyllum (họ Guttiferae) - Beach mahogany; Beauty leaf; Oil nut tree
    dây Mũ - Finlaysonia obovata
    Múi - Glochidion littorale (họ Euphorbiaceae) - Wild forest ginger
    Nam Việt Quất - cranberry
    Năng bộp - Eleocharis dulcis - Water chestnut
    Năng chỉ - Eleocharis ochrostachys (họ Cyperaceae) - Spikerush
    Nắp bình - Nepenthes mirabilis (họ Nepenthaceae) - East Indian Pitcher plant
    Nghể răm - Polygonum hydropiper (họ Polygonaceae) - Water pepper seeds
    Nhãn - Euphoria longana - longan
    Nhãn lồng - Passiflora foetida (họ Passifloraceae) - wild Maracuja; wild Water Lemon
    Nhum - Oncosperma tigillaria (họ Arecaceae)
    Nhàu - noni
    Nho - Vitis - grape
    Nho đen - Ribes nigrum - blackcurrant
    Nụ áo - Solanum nigrum (họ Solanaceae) - Black nightshade
    Ô rô - Acanthus ebracteatus (Acanthaceae) - Sea holly
    Ô rô gai - Acanthus ilicifolius (họ Acanthaceae)
    Ổi - Psidium guajava - guava
    Quao nước - Dolichandrone spathacea (họ Bignoniaceae) - Mangrove trumpet tree
    Quất - kumquat
    Quýt - Citrus reticulata - tangerine, mandarin
    Rau bợ - Marsilea quadrifolia (họ Marsileaceae) - Waterclover
    Rau cóc - Grangera maderaspatana
    Rau dệu - Alternanthera repens (họ Amaranthaceae) - Khaki weed
    Rau diếc - Alternanthera sessilis - Sessile Joyweed
    Rau dừa nước - Jussiaea repens (họ Onagraceae) - Creeping water primrose
    Rau heo - Sesuvium portulacastrum (họ Aizoaceae) - Seaside purslane
    dây Rau kền - Gymnanthera nitida (họ Apocynaceae)
    Rau mác - Monochoria hastata (họ Pontederiaceae) - Heartleaf false Pickerel weed
    Rau mương - Jussiaea linifolia (họ Onagraceae)
    Rau mui - Wedelia biflora (Compositae) - Beach sunflower
    Rau muống biển - Ipomaea pes-caprae (họ Convolvulaceae) - Railroad vine; Goat's foot vine
    Rau muống đồng - Ipomaea aquatica (họ Convolvulaceae) - Swamp cabbage chamorro
    Rau đắng đất - Glinus oppositifolium (họ Molluginaceae)
    Rau ngổ - Enhydra fluctuans (Compositae) - Water cress; Marsh herb
    Rau trai - Commelina diffusa (họ Commelinaceae) - Climbing dayflower; Spreading dayflower
    Ráng - Acrostichum aureum (họ Pteridaceae) - Golden leather fern; Swamp fern; Mangrove fern
    Ráng can xi; Tổ điểu dài; Thit giác; Dớn lông - Asplenium longissimum (họ Aspleniaceae) - Spleenwort
    Ráng gạc nai - Ceratopteris thalictroides (họ Pteridaceae) - Water sprite; Indian fern; Oriental waterfern; Water hornfern
    Ráng song quần - Diplazium esculentum (họ Woodsiaceae) - Vegetable fern
    Ráng u minh - Asplenum cofusum
    Sakê - breadfruit
    Sakuchê (Sa pô chê)- Pouteria sapota - sapote; sapodilla
    trái Sapô - sapodilla
    Sầu riêng - Durio zybethinus, họ Malvaceae - durian
    Sậy - Phragmites karka (họ Gramineae) - Reed chamorro
    Sê ri: Indian chery; Acerola chery; Barbados cherry; Surinam cherry
    Sộp - Ficus pisocarpa (họ Moraceae)
    Sơn trà - Eriobotrya japonica - loquat
    Sung - Ficus carica - fig
    Su ổi - Xylocarpus granatum (họ Meliaceae) - Puzzlenut tree
    Su sừng - Xylocarpus moluccensis (họ Meliaceae) - Cannonball tree Chamorro
    Sú - Aegiceras corniculatum (họ Primulaceae) - River mangrove
    Súng ma - Nymphoides indica (họ Menyanthaceae)
    Tầm ruột, Chùm ruột - gooseberry
    Tắc - kumquat
    Táo Tây - Malus domestica - apple
    Táo Đại - Malus - crape apple
    Táo gai - jujupe
    Táo ta - Ziziphus jujuba - jujube
    Táo Tàu - Chinese apple
    Thạch hộc - Dendrobium crumenatum (họ Phong lan đất - Orchidaceae) - Pigeon orchid
    Thanh long - dragon fruit
    trái Thị - Decandrous persimmon
    Thơm / Khóm - Acca sellowiana / Ananas comosus - pineapple
    Thốt nốt - Hygrophila salicifolia (họ Acanthaceae)
    Thù lù - Physalis angulata (họ Solanaceae) - Gooseberry
    Tóc tiên nước - Vallisneria gigantea (họ Hydrocharitaceae) - Freshwater eelgrass
    Tra bồ đề - Thespesia populnea (họ Malvaceae) - Portia tree; false Rosewood; Fountain tree
    Tra nhớt - Hibicus tiliaceus (họ Malvaceae) - Hibiscus tree; Beach Hibiscus
    Trâm mốc - Eugenia jambolanta - Jambul
    Trâm rộng - Eugenia oblata (họ Myrtaceae)
    Trang - Kandelia candel (họ Rhizophoraceae)
    Tràm - Melaleuca cajeputi (họ Myrtaceae) 
    cây Trứng cá - Mật sâm - Muntingia calabura, họ Côm Elaeocarpaceae.
    trái Trứng cá: Jamaica cherry hay capsulin
    dây Tơ hồng - Cuscuta hygrophilae (họ Cuscutaceae)
    Tu hú - Gmelina asiatica (họ Verbenaceae) - Asian Bushbeech
    U du - Cyperus elatus (họ Cyperaceae)
    Vải - Litchi chinensis - litchi; lychee
    Vẹt dù - Bruguiera sexangula (họ Rhizophoraceae) - Black mangrove
    Vẹt dù bông đỏ - Bruguiera gymnorriza (họ Rubiaceae)
    Vẹt tách - Bruguiera parviflora - Smallflower Bruguiera
    Vù cồn - Xyris indica (họ Xyridaceae)
    dây Vuốt chua - Uncaria acida (họ Rubiaceae) - Cat's claw
    Vú sữa - Chrysophyllum cainito - Starapple
    Việt Quất - huckle berry
    Xoài - Mangifera indica - mango
    Xuân đào - Prunus persica nectarina - nectarine
    Xương cá - Canthium glabrum (họ Rubiaceae)
    Hằng năm, vào giữa tiết lập xuân và tiết thanh minh (từ rằm tháng giêng đến rằm tháng hai âm lịch), cây bạch mai ở đình Phú Tự (xã Phú Hưng, thị xã Bến Tre) lại nở bông trắng xóa, tỏa hương thơm ngát cả một vùng (đặc biệt, chỉ nở vào ban đêm). Cây bạch mai "cổ thụ" này là một trong ba cây bạch mai có tuổi thọ cao nhất nước, còn được mệnh danh là Cổ thụ mai, Thần mai, Danh mộc bạch mai... Từ lúc có mặt ở mảnh đất Bến Tre, cây bạch mai đã sinh sôi, nảy nở, mọc thành bụi dày với khoảng 50 thân cây lớn nhỏ, cao 5 - 6m, trong đó có 16 thân cây lớn, đường kính từ 20 - 30cm. Các nhánh mai lớn đều vươn mình ra trong tư thế nằm ngang mặt đất, dài từ 7 - 8m, tỏa thành một tàn rộng, chiếm diện tích khoảng 250m2.
    Họ nhà mai đều nở bông vào tháng chạp và đầu tháng giêng, nhưng cây bạch mai này vì sao lại nở vào dịp rằm tháng giêng? Truyền thuyết kể lại rằng, ngày xưa bạch mai cũng nở bông vào dịp Tết âm lịch. Do bạch mai quý hiếm nên thường bị mọi người "hái lộc" trong ba ngày Tết. Ông từ giữ đình đã nhang khói cầu xin: "Thần Mai nếu linh thiêng, xin từ nay về sau hãy trổ bông vào rằm tháng giêng". Lời khấn nguyện ấy đã linh nghiệm, từ đó mọi người gọi cây bạch mai này là "Thần mai".
    Theo sử liệu, ở Nam Bộ hiện còn ba cây bạch mai cổ thụ. Một cây bạch mai mọc sau chùa Giác Viên (161/85/20 Lạc Long Quân, quận 11, Sài Gòn) với cành lá sum suê, thân cao khoảng 6m.
    Cây bạch mai thứ hai ở chùa Cây Mai (Mai Sơn tự), ngôi chùa đã bị phá hủy từ cuối thế kỷ 19 khi Pháp chiếm Gia Định. Hiện nay, tại số 26 Hùng Vương, quận 11 vẫn còn cây bạch mai lịch sử và một ngôi miếu nhỏ được xây cất sau này.
    Và cây bạch mai cổ thụ thứ ba chính là cây ở đình Phú Tự (Bến Tre). Đình Phú Tự dựng trên một gò đất cao nhất vùng, xưa kia gọi là Gò Xoài. Giữa thế kỷ 18, Gò Xoài thuộc thôn Phú Tự, tổng Tân An, châu Định Viễn, dinh Long Hồ, phủ Gia Định. Đến đời vua Minh Mạng, dân địa phương khi chọn đất để dựng đình Phú Tự đã chọn nơi đắc địa này, lại có sẵn cây bạch mai trồng từ lâu. Như vậy, cây bạch mai 300 tuổi có thể do lớp cư dân Việt đầu tiên đến khai hoang lập ấp tại Bến Tre trồng nên. Đầu thế kỷ 20, khi trùng tu lại, ngôi đình được đổi theo hướng đông nam nhìn ra sông Bến Tre nên cây bạch mai đứng vào giữa sân trước, bên cạnh đàn xã tắc như hiện nay, càng tôn thêm vẻ thanh nhã, trang nghiêm của ngôi đình.
    Bạch mai "cổ thụ" ở Bến Tre là loại cây quý hiếm, nhiều người chiết đem về trồng nhưng cây ra bông giống bông của cây mù u, nhụy trên cứng, không giống bông từ cây bạch mai mẹ. Điều này có lẽ cũng trùng hợp với nhận xét của Trịnh Hoài Đức về bạch mai: "Bông này tự linh khí mà sinh ra, không thể đem đi trồng nơi khác được" (Gia Định thành thông chí).
    Giữ gìn di sản của cha ông để lại, tại đình Phú Tự vào năm 1994, Bạch Mai thi hội đã được thành lập. Đúng vào dịp Nguyên tiêu năm Canh Thìn (19-2-2000) cũng là dịp kỷ niệm 300 năm châu Định Viễn và 100 năm thành lập tỉnh Bến Tre, vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi sinh ra những Phan Thanh Giản, Trương Vĩnh Ký, Phan Văn Trị, Sương Nguyệt Anh, ... Bạch Mai bi ký đã được dựng lên dưới gốc cây bạch mai. Hằng năm, cứ vào rằm tháng giêng, các bậc tao nhân mặc khách, bè bạn thơ văn vùng đồng bằng sông Cửu Long lại tựu bên cột bạch mai (được xem như một di tích lịch sử văn hóa của đất Bến Tre), uống rượu ngâm thơ, tưởng nhớ công ơn của các bậc tiền nhân đã đi mở cõi về phương Nam.
    * Mai trắng còn gọi là bạch mai, có mấy loại chính như sau: bạch mai mù u, bông có năm cánh trắng ngà hơi xanh. Loại bạch mai nhiều cánh có đến 12 cánh, trắng hơn bạch mai mù u. Bạch mai năm cánh to trắng, mịn màng rất đẹp. Bông thanh mai trắng, dáng nhỏ nhắn. Bạch mai bông chùm có bông nở thành chùm đẹp lộng lẫy. Loại bạch mai lá trắng khi còn non lá trắng ngần, giống như những bông bông tuyết nhỏ, khi về già ngả sang mầu xanh trắng tuyệt đẹp.
    Đây là đường dẫn đến trang trị một số bịnh ở HEO như tiêu chảy, lở miệng long móng, heo ho, thương hàn, viêm dạ dày, rối loạn tiêu hóa ở HEO

    Tiêu chảy ở heo thường xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng xảy ra nhiều nhứt ở tuần thứ 3 và khoảng 1 tuần sau khi heo con cai sữa. Gây bịnh do các vi khuẩn đường ruột như E. coli, Enterobacter, Klebsiella, Salmonella, ...
    Đây là phương pháp dùng thuốc tây, nếu heo con tiêu chảy re re thì chích cho mỗi con 1cc Atropin và 2cc Medoxy. Sau đó cho nó nhịn ăn một ngày, cho uống bột điện giải kèm bột vitamin C pha nước. Con nào quá yếu do mất nước thì truyền nước biển kèm B comlex+C, truyền khoảng 1/3 chai (chai 1 lít) cho mỗi con. Hiệu quả thấy ngay khi nó lanh lợi trở lại.
    Xịt rửa chuồng và sát trùng sạch sẽ, kiểm tra chế độ ăn uống, thức ăn, vệ sinh để tìm nguyên nhân mà giải quyết tại gốc.
    Heo con bị lạnh bụng do nằm đất cũng là một nguyên nhân gây tiêu chảy. Độ ấm 35-36°C sẽ giúp cho heo con kháng bịnh rất tốt, tạo một thùng kín 3 mặt hay trải một lớp rơm khô độn chuồng hoặc dùng đèn hồng ngoại vì đèn này vừa sưởi ấm cho heo con vừa có khả năng sát khuẩn tốt.
    Theo nghiệm thức, heo nái 6 đến 2 tuần trước khi sanh được chích ngừa vaccine Neocolipor thì khi sanh ra chỉ khoảng 1/4 số heo con ít bị tiêu chảy thay vì 1/2 nếu heo nái không chích ngừa. Ngoài ra khi heo con bị tiêu chảy, có thể dùng một trong các loại chế phẩm kháng sinh: Gentacolenro, Colistin.

    Coi thêm 3 bài thuốc bổ dương
    "Thốc Kê Hoàn thời Võ Tắc Thiên"
    Sưu tầm rượu thuốc Bổ Dương cổ truyền Việt Nam
    Những bài thuốc Đông y cổ truyền

    *****
    5 loại Vi trùng và Vi khuẩn nguy hiểm nhứt

    Khác Biệt Giữa Xương Rồng Cactus và Mọng Nước Succulent
    Trứng có trước hay Gà có trước? 
    Tẩy Chay Hàng Hóa Đồ Đạc của Tàu khựa
    Cuộc Thi Ca Nhạc Truyền Hình Châu Âu 2012
    Thành Phố có Mức sống mắc nhứt Thế giới
    Vi Trùng MRSA
    Máy Giúp Người Liệt Chưn Đi Được
    Thức Ăn Ngăn Ngừa Ung Thư
    YU55 và WN5
    Phân biệt các loại Bão Storms: Cyclone - Hurricane - Typhoon - Tornado
    Cholesterol là gì? HDL và LDL là gì?
    Kosher, luật lệ ăn uống cho người theo đạo Do Thái chính thống
    Bịnh Tiểu Đường
    Khi nào thì có Mưa, Mưa Đá, Tuyết, Sương, Sương Mù
    Chết Vì Sắc Đẹp
    Vì sao Đồng Hồ Kim chỉ 10 giờ 10 phút?
    Nhẫn Đính Hôn và Nhẫn Cưới
    Người đẹp toàn cầu thế kỷ 21
    Giống nhau và khác nhau giữa Trà Đen và Trà Xanh
    Truyền Thuyết Ma Cà Rồng và Bá Tước Dracula
    Sưu Tầm những câu chuyện về Thế Giới Bên Kia của Tác giả Kim Long
    Dementia - Bịnh mất trí nhớ
    Hiện tượng Rong Kinh - Rong huyết - Băng lậu
    Hành Tinh Tương Tự Trái Đất 581 g
    Ngũ Hành Mạng và màu Sắc
    Khác Biệt giữa Ngọc và Thạch
    NDM-1 Vi Trùng Nguy Hiểm Nhứt Thế Gian
    Con Đỉa
    Tất cả thông tin về Pha lê và Thủy tinh
    Tất cả thông tin về Kim Cương Hột Xoàn
    21.12.2012 Ngày Tận Thế?
    Những Món Ăn Kinh Khủng Nhứt Thế Giới
    Mắt nhìn được sau 50 năm mù lòa
    Chuột Cống tìm Mìn
    Những Sáng Kiến Kỳ Lạ
    Tẩy Uế Nước bằng Ánh Sáng Mặt Trời
    Mắm Nêm một Đặc Sản của dân tộc Việt
    Sao Sẹt hàng năm
    Nhật Thực 22.07.2009
    Sáng Kiến giúp Người Nghèo
    Vài Cây Cổ Thụ Nổi Tiếng trong Lịch Sử
    Khi Mất Ngủ nên Làm Gì?
    Làm Sao để có Làn Da Mặt Đẹp
    24 Khuôn Vàng Thước Ngọc
    Nhật Thực Khuyết ngày 15.1.2010
    Cúm Heo - Thuốc Ngừa và Thuốc Trị Vi Khuẩn H1N1
    Nhôm + Bột Ngọt và Bịnh Lãng Trí
    Bảo Vệ Mắt Bằng Mắt Kiếng Mát
    Ý nghĩa của Kim Bạch Kim - Vàng - Vàng Trắng và Bạch Kim
    Tại Sao đeo Nhẫn Cưới ở ngón Áp Út?
    Sao Sẹt hàng năm
    Nhật Thực 22.07.2009
    Danh Sách Botany

    Rendez-vous Hải Vương - Sao Mộc và Mặt Trăng trong năm 2009
    Bài Thuốc Thốc Kê Hoàn của Võ Tắc Thiên
    Thái Giám chử Tàu
    Sen và Súng - cách xếp Origami hình cánh Sen
    Đồ Tốt - Đồ Dỏm
    Nguyễn An Kiến Trúc Sư xây Tử Cấm Thành Trung Quốc
    Độ ISO - Cách Điều Chỉnh Ánh Sáng Khi Chụp Hình

    No comments:

    Post a Comment

    *********************************************************
    Cảm ơn bạn đã ghé kimlong9999.blogspot.com
    Bạn có yêu cầu hay ý kiến gì không?
    Bạn vui lòng để lại đôi lời nhận xét để trang
    ngày càng hoàn chỉnh hơn.

    NHẬN XÉT SẼ CHƯA ĐƯỢC ĐĂNG NGAY !

    Nếu không thích hiển thị TÊN
    thì hảy chọn hồ sơ Anonymous "Ẩn danh"
    rồi nhấn "Đăng nhận xét".
    Nhấn thêm lần nửa nếu có thông tin báo lỗi.
    KimLong9999 chúc bạn một ngày thật đẹp và vui vẻ.
    *********************************************************
    Thank you for your visit and welcome to our blog!
    Take a moment and look around.
    Let us know what you think about this blog by leaving a comment.
    YOUR COMMENT NEEDS TO BE APPROVED
    BEFORE IT WILL APPEAR.
    THANKS EVERYONE FOR PATIENTS.
    Have a nice day.
    * KimLong9999 *
    *********************************************************
    Vielen Dank für den Besuch!
    Sie können Ihre Kommentare und Anregungen hier hinterlassen.
    DIE KOMMENTARE WERDEN MODERIERT
    und WERDEN NICHT SOFORT ANGEZEIGT.
    Bitte haben Sie etwas Geduld!
    Einen schönen Tag noch...
    * Bạch Kim *
    *********************************************************
    Merci pour votre visite!
    Vous pouvez laisser vos commentaires et suggestions ici.
    LES COMMENTAIRE DOIT ÊTRE APPROUVÉ AVANT D'ÊTRE AFFICHÉ.
    Je vous remercie beaucoup pour votre patience!
    Bonne journée.
    * KimLong9999 *
    *********************************************************
    ご訪問ありがとうございます!
    ここにあなたはあなたのコメントや提案を残すことができます。
    コメントはすぐには表示されません。
    辛抱してくれてありがとう。
    良い一日を!
    *********************************************************

    Kim Bạch Kim 鉑 Thơ Đường Luật Chuyện ngắn sáng tác Chuyện vui Đố vui Phong Thủy Tin Tức

    Danh Mục kimlong9999.blogspot.com

    Lịch ngày Ta Phong Thủy 3 Toa Thuốc, Rượu Bổ Dương: Thốc Kê Hoàn, Thần Tiên Tửu, Thung dung Xà Sàng Tửu Trúng Số Độc Đắc Khui Luôn Jackpot Lời Than Theo Gió Nấu Ăn Kiều đoạn cuối Đố vui Video Hài Architecture Tình Sử Huyền Trân Chế Mân Tên Giang Hồ Tóm Tắt Nội Dung Một Số Phim Hay herald sun news Phim List Nhạc Việt newsweek Vị Trí Mụt Ruồi và Tướng Số Thơ Sưu Tầm Truyện Kiều đoạn đầu abc news daily mail news Tin Tức - Kiến Thức Đàn Ông Thua Chó Chuyện Vui Máy Mắt Đoán Điềm Chuyện Ngắn Kim Bạch Kim Đoạn Trường Tương Tư Anh Hùng Việt English Số Đề Korea Music Nguyễn An Kiến Trúc Sư Tài Ba Xây Tử Cấm Thành Trung Quốc Đọc và Suy Ngẫm cnn news Đồng tình luyến ái của các Hoàng đế trong lịch sử tàu Trăng thề vườn Thúy ** Phận Kiều ♥ Đường Luật Kim Bạch Kim ♥ Chung Một Mái Nhà Đoán Số Mệnh Pha Lê & Thủy Tinh Tiếng Việt Nam Bắc Con Gái Ba Miền Bắc Trung Nam Truyền Thuyết Quỳnh Hương Phụ Nữ Việt Nam Đáng Được Khâm Phục Những Món Ăn Kinh Khủng Nhứt Thế Giới Ý Nghĩa của Kim Bạch Kim - khác biệt giữa Vàng - Vàng Trắng - Bạch Kim Quang Trung Nguyễn Huệ Đại Phá Quân Thanh Cúm Heo Thuốc Ngừa và Thuốc Trị Vi Khuẩn H1N1 Tri Kỷ Chơi Cờ Uống Rượu Ý Nghĩa của Biểu tượng chính thức trang http://kimlong9999..blogspot.com Nguyệt Đùa Bạn Heo Vài Món Ăn Đặc Biệt Miền Nam - Trung - Bắc Việt Nam 21.12.2012 Ngày Tận Thế? Kim Cương & Hột Xoàn

    Popular Posts

    this is a Non-Profit non-commercial website Trang không vụ lợi không buôn bán Không Quảng Cáo